Việt Nam Thời Báo

VNTB- Từ Thiên An Môn đến Việt Nam: “Giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định”

Đào Đức Thông
(VNTB) – Trước ngày xảy ra thảm sát Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh: phải giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định…
26 năm trước vào ngày 4/6/1989, ở Trung Quốc, tại quảng trường Thiên An Môn, đã xảy ra một vụ thảm sát lịch sử đến tột cùng man rợ đối với người Trung Hoa nói riêng và cả nhân loại nói chung.
Năm 1989, kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, người dân đói khổ trong khi tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ các quan chức ĐCS Trung Quốc. ĐCSTQ vẫn luôn đánh bóng mình với ngôn từ “Đảng là quang vinh vĩ đại”, là “không bao giờ sai” và dập tắt tất cả các tiếng nói hay nguyện vọng của giới trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Điều này gây ra nhiều bất bình trong dân chúng.
Do đó vào tháng 4/1989, khi cố Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang qua đời, người dân Trung Quốc xuống đường dự lễ tang và thương tiếc cho một người luôn có xu hướng cải cách, đồng thời cũng biểu tình phản đối nạn tham nhũng và độc đoán không dân chủ của chính quyền.
“Giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định”
Trước ngày xảy ra sự kiện thảm sát, Đặng Tiểu Bình đã ra lệnh: phải giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định. Vì một mệnh lệnh máu lạnh ngắn gọn đó mà có đến 2.500 người bị bắn hoặc nghiền nát, khoảng 7.000 đến 10.000 người bị thương. Những con người của tuổi trẻ, chủ yếu là sinh viên, trí thức yêu nước, muốn đóng góp chính kiến của mình đến ĐCS Trung Quốc để phản đối sự cai trị độc đoán, thay đổi nền kinh tế vì lạm phát quá cao, lương công nhân giảm, tham nhũng tràn lan. Cuộc biểu tình kéo dài hơn một tháng, có lúc số người tham gia lên đến hơn một triệu người. Và đỉnh điểm của nó chính là bức tượng mô phỏng theo Nữ thần tự do cao khoảng 10m được dựng lên giữa quảng trường Thiên An Môn như là một sự thách thức và khiêu khích đối với ĐCSTQ.
Ngay lập tức, ĐCSTQ đã huy động nhiều sư đoàn, binh lính, vũ khí, xe tăng áp sát vây chặt quảng trường nhằm thực hiện ý đồ tàn sát toàn bộ những người tham gia biểu tình mà Vương Đan làm thủ lĩnh cùng 6 sinh viên trẻ khác. Dùng xe tăng giải tán biểu tình  chắc chỉ ở Trung Quốc mới có.
Đoàn xe tăng trước khi tiến vào quảng trường đã gặp phải “người hùng của thế kỷ 20” – Vương Duy Lâm, một mình đứng chặn không cho đoàn xe tiếp cận đoàn người để thực hiện việc đàn áp đã được ban lệnh từ những người lãnh đạo độc tài lúc bấy giờ. Nhưng mọi việc vẫn diễn ra theo đúng kịch bản đã được định sẵn và “phải xong trong 2 ngày” đúng như mệnh lệnh tối cao không thể thay đổi với bất kỳ lý do nào.
Lịch sử dối trá
Sau gần 30 năm kể từ khi xảy ra sự việc thảm sát man rợ nhất trong lịch sử, ĐCSTQ chưa có can đảm dám thừa nhận sự kiện này. Nhưng ngày nay nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu rõ, ngay cả những binh lính đã từng xả súng và dùng xe tăng nghiền nát những sinh viên ngày đó sau này đã luôn phải sống trong dằn vặt vì tội ác suốt đời.
Sự thật, sẽ luôn có những nhân chứng và không thể che giấu hay phủ nhận bằng những sự giả tạo, dối trá từ và bởi những kẻ tàn ác, bởi những sự xuyên tạc hoặc cố tình làm sai lệch chỉ để cho mục đích đảm bảo sự “ổn định” trong cai trị của mình.
Chỉ nghĩ về những cảnh tượng của hàng ngàn con người bị cô lập trong vòng vây của súng đạn, xe tăng với nhiệm vụ phải làm nhanh gọn và sạch sẽ không để lại dấu vết nào cho đến trước bình minh, thấy nó quả thật dã man và khiếp đảm với cái cách mà chúng đã hành xử với những người trí thức yêu nước.
Dù có tính toán kỹ lưỡng đến mức nào đi nữa, nhưng cuối cùng sẽ không bao giờ có tội ác nào hoàn hảo cả, mà sẽ luôn có chỗ cho những sự thật ẩn mình để một lúc nào đó chúng sẽ được phơi bày ra ánh sáng công lý.
Thảm sát Thiên An Môn là một minh chứng cho thấy sự tàn khốc đến tận cùng của sự man rợ từ những kẻ được mạo danh là những nhà lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Trung Quốc.
Thiên An Môn hay Chiến tranh Biên Giới năm 1979, đảo Gạc Ma ở  Việt Nam…, tất cả đều là để “bảo tồn” sự thống trị tuyệt đối của chính quyền trung ương Trung Quốc vốn đã có từ hàng ngàn năm nay. Không nên quy nó là ĐCS hay bất cứ chế độ nào, Quốc Dân Đảng cũng thế, Mãn Thanh cũng thế, Tần Hán như nhau cả. Cái mọi người cần hiểu rõ là chính quyền TW Trung quốc sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để giữ vũng được địa vị bá chủ của mình.
Ngưỡng mộ mùi máu tanh?

Hiện nay, khi Trung Quốc triển khai rầm rộ kế hoạch quân sự hóa các chuỗi đảo đã chiếm được của Việt Nam, đe dọa tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, hàng loạt nước tỏ thái độ kiên quyết phản đối, tìm mọi cách ngăn chặn, thì Việt Nam – nước trực tiếp bị uy hiếp và ảnh hưởng lớn nhất, lại gần như im lặng làm ngơ. Chẳng kì họp nào của Quốc hội đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự. Khi có đại biểu lên tiếng đề nghị thì mới họp kín nghe báo cáo. Cho mấy nhà sư, nhà sử học, lên tiếng thay cho Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao.

Bàn tay của Trung Quốc luôn thích mùi máu tanh. Những người làm việc cho Cộng Sản là những con quỷ bất nhân tính. Vì đồng bạc lẻ hôi tanh, dơ bẩn của ĐCS mà không tính người đàn áp nhân dân. Vụ án Thiên An Môn đã khép lại với bao linh hồn không siêu thoát, nhưng dòng máu tanh chưa thỏa chí người Tàu.


Phải chăng VN rất ngưỡng mộ sự tàn bạo của TQ mùi máu tanh ấy và họ đang cố gắng làm giống Trung Quốc, hay là sợ Trung Quốc nên im lặng? Sự nhu nhược của ĐSCS Việt Nam với chủ trương “im lặng là vàng” đã hơn 40 năm qua, không cho người dân được phép lên tiếng, kể cả việc nhắc tới cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam cách đây 36 năm của Trung Quốc, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc khẳng định: Đây là vấn đề “tồn tại do lịch sử để lại”, miễn bàn; nên gác lại tranh chấp, cùng khai thác phần biển còn lại của Việt Nam.

Tin bài liên quan:

VNTB- Mong ước của những cựu binh Việt Nam đầu xuân Đinh Dậu 2017

Phan Thanh Hung

VNTB – Một nền văn học “định hướng”

Phan Thanh Hung

VNTB- Một góc nhìn của Hội nhà báo độc lập VN về Donald Trump

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo