Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dịch Covid trở lại do ‘ăn mừng lễ 30 tháng tư’?

Thới Bình

(VNTB) – 46 năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam xem ngày 30 tháng tư là một sự kiện của ngày Quốc khánh.

 

Chuyện hòa hợp – hòa giải luôn là nan đề, khi cứ đến tháng tư hàng năm là hệ thống truyền thông Nhà nước lại có các chương trình tuyên truyền chính trị tung hô sự kiện “triệu người vui – triệu người buồn” khi cuộc chiến tranh Bắc – Nam được cho là kết thúc bằng sự kiện cắm lá cờ của Hà Nội ở nóc dinh Độc Lập.

Tháng tư năm nay tiếp tục trong bối cảnh dịch Covid-19 kéo dài sang năm thứ hai, nên các hoạt động lễ hội ‘ăn chơi nhảy múa’ có phần hạn chế hơn mọi năm, nhưng trước ngày 25 tháng tư – bất chấp ổ dịch Covid Hải Dương tạm lắng, người ta vẫn thấy ‘nườm nượp’ sự kiện của ‘tập trung đông người’, từ mít-tinh trong hội trường máy lạnh tại Hà Nội, Sài Gòn, cho đến các đêm văn nghệ ‘chào mừng’ tưng bừng; rồi các lễ hội địa phương và tour du lịch được báo chí đăng là ‘kín phòng’.

Phải đến tối 29 tháng tư, khi tin tức phát hiện dồn dập các ca lây nhiễm Covid trong cộng đồng đến từ ổ dịch Hà Nam, thì… nhiều tỉnh, thành mới gấp rút ‘chữa cháy’.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Dương Thái đã yêu cầu cán bộ, công chức cũng như người dân hạn hạn chế ra khỏi địa bàn dịp nghỉ lễ; nếu đi, khi quay trở lại phải khai báo y tế.

Ông Thái cũng yêu cầu cơ quan chức năng kiểm soát chặt các trường hợp được đề nghị nhập cảnh vào Việt Nam (đến địa bàn Hải Dương); xử lý nghiêm người khai báo y tế không trung thực; trường hợp biểu hiện ho, sốt, khó thở phải đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn, lấy mẫu xét nghiệm.

“Hiện nay chưa có lệnh giãn cách xã hội, nên thành phố chưa có chủ trương hạn chế đi lại. Tuy nhiên Văn phòng Uỷ ban đã khuyến cáo 83 cán bộ, nhân viên hạn chế đi du lịch trong dịp này”, ông Nguyễn Hà Bắc, Chánh Văn phòng thành phố Đà Nẵng, nói.

Ông Võ Ngọc Đồng, Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng, cũng cho biết Sở đã yêu cầu toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức không đi du lịch dịp lễ. “Việc này vừa chung tay phòng chống dịch, vừa đảm bảo cho khối lượng công việc cho cuộc bầu cử sắp tới”, ông Đồng nói, cho biết việc khuyến cáo này sẽ do từng sở, ngành thông báo đến nhân viên.

Còn theo bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, đơn vị đã yêu cầu 2.170 nhân viên của bệnh viện không đi du lịch khỏi Đà Nẵng trong đợt nghỉ lễ. Những người có lý do đặc biệt cần xin ý kiến và phải được lãnh đạo đồng ý, khi về lại Đà Nẵng phải làm xét nghiệm Covid-19, chờ kết quả mới vào bệnh viện làm việc.

Khá muộn màng là tỉnh Thừa Thiên – Huế, địa phương giáp với Lào – nơi đang bùng dịch Covid cộng đồng, phải đến chiều ngày 29 tháng tư mới yêu cầu dừng giải chạy bộ, quy mô 4.000 người tham gia, dự kiến tổ chức sáng 30 tháng 4.

“Thật tiếc nuối vì mọi công tác chuẩn bị gần như hoàn tất thì thành phố phải chủ động dừng chương trình để tập trung cao độ nhất cho việc đảm bảo công tác phòng dịch Covid-19”, ông Phan Thiên Định, Bí thư thành phố Huế, nói.

Chính quyền huyện miền núi A Lưới cũng thông báo chương trình văn nghệ “Giai điệu tổ quốc” diễn ra vào tối 30 tháng 4 tại quảng trường trung tâm huyện phải tạm dừng để phòng chống dịch Covid-19. Dự kiến có khoảng 3.000 người dân tham gia theo dõi sự kiện này.

Tương tự, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi giáp biên giới với ổ dịch Covid xứ Chùa Tháp, phải đến chiều ngày 29 tháng tư mới đưa ra yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động… không ra khỏi địa bàn tỉnh dịp lễ 30 tháng 4 và 1 tháng 5.

Vậy là sau hơn một tháng không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam ghi nhận chuỗi lây nhiễm nội địa mới, và nguy cơ đe dọa bùng phát từ việc người dân đã ‘đi nghỉ lễ’ từ trưa ngày 29 tháng tư.


Tin bài liên quan:

VNTB – Phu nhân chính khách làm gì khi theo chồng công cán xứ người?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Bàn luận về Điều 117, Bộ luật hình sự

Phan Thanh Hung

VNTB – Người dân Bình Dương giàu nhất Việt Nam?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo