Nguyễn Huỳnh
(VNTB) – “Đến nay, dịch bệnh tuy còn diễn biến phức tạp song cơ bản được kiểm soát, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia phòng, chống dịch hiệu quả trên thế giới”.
Một lần nữa, Ban Bí thư của Trung ương Đảng đã tái nhìn nhận như trên trong nội dung được gọi là Điện khẩn về phòng chống dịch Covid-19.
Ngày 21-7, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng đã thừa lệnh Thường trực Ban Bí thư ký Điện của Thường trực Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 gửi: Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Các tỉnh uỷ, thành uỷ; Các ban đảng, ban cán sự đảng; đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương; Các đảng uỷ đơn vị sự nghiệp Trung ương.
“Thường trực Ban Bí thư yêu cầu: Toàn hệ thống chính trị tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch. Các cấp uỷ, tổ chức đảng tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch trong tình hình mới, đặc biệt là Kết luận số 07-KL/TW, ngày 11-6-2021 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế – xã hội; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác” – trích Điện khẩn do Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng ký ban hành.
Kết luận số 07-KL/TW có nhận định như sau:
“Đến nay, dịch bệnh tuy còn diễn biến phức tạp song cơ bản được kiểm soát, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia phòng, chống dịch hiệu quả trên thế giới. Kinh tế – xã hội tiếp tục đạt kết quả tích cực, an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững, quan hệ đối ngoại tiếp tục được tăng cường trên các lĩnh vực, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh”.
Một số điều được ghi nhận xin được gửi đến Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Minh Hưng, mong rằng Ban Bí thư cần tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật, tránh chuyện tiếp tục ‘tự ru ngủ’ nhau rằng Việt Nam là một hình mẫu phòng, chống dịch hiệu quả trên thế giới.
Thứ nhất, chúng ta không thể tiêu diệt Covid-19 được! Đại dịch sẽ ở với chúng ta cho đến khi công chúng có miễn dịch tự nhiên hay do tiêm chủng với vài tử vong hàng năm.
Chìa khoá là làm sao giảm thiểu tử vong cho đến lúc đó. Chỉ thị 16 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và sau đó là cách mà các tỉnh, thành được thực hiện, đó là hình thức mà phương Tây gọi là “lockdown”.
Hệ lụy của “lockdown” kiểu như Việt Nam phải chăng chỉ làm dân chúng kéo dài quá trình nhiễm bệnh và gây khó khăn cho nhóm cao tuổi và nhóm có nhiều nguy cơ trong việc tự bảo vệ họ?.
Không khó để nhận ra vì tập trung cho hàng loạt bệnh viện dã chiến, các hình thức giãn cách với những mức độ khác nhau đã khiến các chương trình tiêm chủng bị giảm thiểu, bệnh tim mạch cũng trầm trọng hơn, các chương trình truy tìm ung thư và điều trị bị bỏ dỡ, giải phẫu trì hoãn, và rối loạn tâm thần sẽ xuất hiện nhiều hơn…
Bệnh nhân không đến khám bác sĩ được sẽ gặp nhiều khó khăn. Học hành online kéo dài sẽ làm tổn thương các lứa tuổi về thể chất, tinh thần và cả về mặt phát triển xã hội. Những tổn hại này sẽ không hiện lên trên tỷ lệ tử vong trong năm này hay năm tới mà là nhiều năm sau…
Thứ hai, phải chăng Đảng và nhà nước với các mệnh lệnh hành chính như các kiểu của ‘vận dụng Chỉ thị 16’ ở những tỉnh, thành đã đẩy những người lớn tuổi có nguy cơ cao thuộc tầng lớp lao động có thu nhập thấp ở trong các thành phố vốn mưu sinh độ nhật nơi hè phố, sẽ bị những tổn thất gấp đôi do ‘lockdown’?.
Nhiều bề trên ở Bộ Chính trị, ở Ban Bí thư chuộng ‘lockdown’ vì họ được cung cấp dữ liệu của mây đen phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng ở Việt Nam, để rồi không bận tâm nghĩ đến tầng lớp nghèo khổ.
***
[ads_custom_box title=”Trích nhật ký phóng viên” color_border=”#050ce8″]
Đêm muộn, một người đàn ông hớt hải ôm bé trai hai tuổi vào Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM cấp cứu. Cậu bé thở hổn hển, ho khan liên tục… Bác sĩ lập tức thăm khám, cho bé thở máy, song song đó làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho hai cha con để tầm soát COVID-19.
Người đàn ông đó là anh Trần Văn Kh., 35 tuổi, ở tỉnh Đắk Lắk. Anh cho biết, bé trai T.V.K. là con đầu lòng, bị viêm phổi mạn tính, suy dinh dưỡng, cao huyết áp… thường xuyên vào bệnh viện ở TPHCM khám định kỳ và tập vật lý trị liệu.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, xe khách dừng hoạt động, nếu chở con trai bằng xe máy sẽ nguy hiểm nên anh nấn ná. Anh kể: “Mấy hôm nay, bé cứ thở hắt… nên tôi đưa đi khám bệnh viện gần nhà. Sau đó, bác sĩ kêu chuyển viện, chuyển lên tới đây con đã phải thở máy”.
Bác sĩ chẩn đoán, bé K. bị viêm phổi cấp, nhập viện trong tình trạng ngất lịm, suy dinh dưỡng, huyết áp, mạch không ổn định, phải hồi sức tích cực, dùng thuốc đặc trị và tiêm kháng sinh ngay mới cứu được bé.
Còn bé N.H.N. (bốn tuổi, ở tỉnh Bình Phước) nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, da nhợt nhạt, quấy khóc nhiều. Trong khi chờ xét nghiệm sàng lọc COVID-19, bé N. bất ngờ thở mệt, tím tái. Sau đó bé được chuyển đến Khoa Cấp cứu. Ê-kíp bác sĩ phải truyền kháng thể, các chế phẩm miễn dịch, bé mới dần hồi tỉnh.
Mẹ của N. cho hay, bé bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh nên định kỳ hằng tháng phải đến bệnh viện để khám và truyền thuốc. Tuy nhiên, thời gian qua, TP.HCM giãn cách xã hội, xe khách ở địa phương gần như không chạy tuyến TP.HCM…
Chị nghẹn ngào kể: “Tôi thường đi xe khách quen bởi bé rất dễ bị nhiễm trùng, chủ xe thông cảm cho hai mẹ con ngồi ghế trước. Do dịch, xe quen không chạy, các nhà xe khác nói đến TP.HCM sẽ quay đầu về Bình Phước ngay chứ không cách ngày như trước.
Xe chạy ít, sợ không có xe về nên tôi nhờ bác sĩ khám qua điện thoại. Tuy nhiên, con tôi phải truyền chế phẩm, bệnh viện chỗ tôi không có loại chế phẩm miễn dịch này. Một mình đi TP.HCM với con thì tôi không chở được, vả lại có trạm chốt họ cần giấy xét nghiệm COVID-19, mà chỗ tôi ở không có xét nghiệm này…”.
Để qua chốt, mẹ con chị phải nhờ bác sĩ nói chuyện với người xét giấy tờ xin cho chị qua. May mắn, bác sĩ của bệnh viện kịp cấp cứu cho bé…
[/ads_custom_box]