Thiền Lâm
(VNTB) – Một điều lạ lùng và tráo trở là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tương đương nhau, tức là hệ số Gini đều khoảng 0.4%. Nhưng thực ra mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Người ta ước tính hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam khoảng từ 0,6 tới 0,7%.
Ảnh: Bloomberg
Theo Báo cáo Thịnh vượng 2017 (Wealth Report) vừa được Knight Frank công bố, Việt Nam có 200 người siêu giàu (sở hữu từ 30 triệu USD trở lên) trong năm 2016, tăng 30 người so với năm trước đó. Trong một thập kỷ tới, Việt Nam cũng được dự báo là quốc gia có tốc độ tăng người siêu giàu nhanh nhất thế giới với 170%, lên 540 người. Theo sau là Ấn Độ với 150% và Trung Quốc (140%). Báo cáo này cũng ghi nhận Việt Nam hiện có một tỷ phú đôla. Con số này sẽ tăng lên 3 vào năm 2026.
Những tờ báo kinh tế và tài chính theo chủ nghĩa kim tiền ở Việt Nam ngay lập tức lao vào ca ngợi các đại gia lắm của, xem như một thành tích của Việt Nam sau vài chục năm “mở cửa”.
Có khoảng 70% số đại gia “trưởng thành” từ những chiến dịch đầu cơ bất động sản và chứng khoán với mặt bằng giá vọt lên gấp từ 3 đến hàng chục lần.
Nhưng ngược lại, phân hóa xã hội ở Việt Nam là cực lớn.
Một phần trong số đối tượng có thu nhập thấp chắc chắn là những người dân có đất đã bị doanh nghiệp kinh doanh bất động sản “lấy cắp” khi chỉ đền bù cho họ 1/10 hay 1/20 cái giá trị mà lẽ ra chính họ phải được hưởng theo giá thị trường.
Hiện thực “hố đen” không chỉ tồn tại trong quan hệ cung – cầu bất động sản mà đã từ lâu tồn tại bởi mức chênh lệch giàu-nghèo có thể lên đến hàng trăm lần giữa 10% dân số có thu nhập cao nhất và 10% công dân có thu nhập thấp nhất.
Trước khi con sóng phục hồi bất động sản hình thành vào giữa năm 2009, đa số người dân nước này đã phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền mua nhà. Song khi con sóng ấy bất thần dâng cao, nó thật giống với một cơn đại hồng thủy lừng lững đổ ập xuống đầu người tiêu dùng – tầng lớp thấp cổ bé họng còn chưa kịp hoàn hồn sau cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài đến nay.
Trước khi con sóng phục hồi bất động sản hình thành vào giữa năm 2009, đa số người dân nước này đã phải thắt lưng buộc bụng để dành tiền mua nhà. Song khi con sóng ấy bất thần dâng cao, nó thật giống với một cơn đại hồng thủy lừng lững đổ ập xuống đầu người tiêu dùng – tầng lớp thấp cổ bé họng còn chưa kịp hoàn hồn sau cơn địa chấn khủng hoảng kinh tế năm 2008 kéo dài đến nay.
Cho đến nay, giới có thu nhập thấp vẫn không thể mơ tưởng đến một căn hộ dù là giá bình dân, vì sau đợt tăng bất động sản năm 2009-2010, sự xì hơi chậm chạp của bong bóng bất động sản đã làm dấy lên sự công phẫn từ tầng lớp bình dân đối với giới đại gia địa ốc của nước này.
Ở Việt Nam có một kiểu tư bản đặc thù – có nghĩa là đang trong suy thoái và khủng hoảng, nhưng phân hóa xã hội vẫn lớn. Người giàu vẫn càng giàu, và độ phân cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn, hệ số Gini của Việt Nam càng cao. Nhưng chính quyền lại “ấn định” chỉ số Gini, tức là hệ số bất bình đẳng xã hội, chỉ khoảng 0,4% – mà theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc, dưới 0,5% là an toàn.
Một điều lạ lùng và tráo trở là cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tương đương nhau, tức là hệ số Gini đều khoảng 0.4%. Nhưng thực ra mọi chuyện còn tồi tệ hơn nhiều. Người ta ước tính hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam khoảng từ 0,6 tới 0,7%.
Những vụ việc phản ứng của người dân, đều xuất phát từ bất công xã hội được tích tụ theo thời gian và được đẩy lên quá ngưỡng chịu đựng của những nạn nhân bị trắng tay mà không nhìn thấy một tia sáng nào từ công lý.
Sự bức xúc và bất mãn của dân chúng cũng căn cứ vào vấn nạn ngày càng nhiều quan chức nhà nước tìm cách tuồn nguồn tiền có được từ tham nhũng ra tài khoản ngân hàng nước ngoài, gửi vợ con ra nước ngoài và đến lượt mình có thể sẽ “biến” ra nước ngoài một khi có điều kiện thuận lợi.
Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng đậm đà như thế, hiển nhiên cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hướng di cư của giới giàu có ra nước ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nước.