Khánh An dịch
(VNTB) – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng chiến dịch chống tham nhũng làm vũ khí chính trị.
Tác giả: Zachary Abuza
Ngày 28 tháng 11, công an Việt Nam đã bắt giữ Nguyễn Văn Trinh, trợ lý của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Nguyễn Văn Trinh là chánh văn phòng thứ hai của phó thủ tướng đã bị bắt mấy tháng trước.
Các vụ bắt giữ vì tham nhũng đều liên quan đến vụ bê bối trong Đại dịch Covid-19, nhưng ở một quốc gia tham nhũng tràn lan, và các nguồn lực điều tra/công tố bị hạn chế như Việt Nam, thì tất cả các vụ án như vậy đều mang tính chính trị cao. Những vụ bắt giữ này cho thấy chính trị chóp bu hoạt động như thế nào và họ sẽ định hình lãnh đạo về sau ra sao.
Năm 2020, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là một anh hùng dân tộc khi tham gia ứng phó đại dịch covid-19. Việt Nam đã huy động cả nước, kêu gọi chống dịch như chống giặc, đóng cửa biên giới, bắt buộc cách ly, và đưa ra những thông điệp y tế công cộng tuyệt vời và nhất quán.
Ông Đam phụ trách chống dịch toàn quốc. Và nhiều người đã ngạc nhiên khi ông Đam không được đưa từ Ủy ban Trung ương lên Bộ Chính trị gồm 19 thành viên việc luân chuyển lãnh đạo tại Đại hội Đảng lần thứ 13 được tổ chức mỗi 5 năm vào tháng 1 năm 2021. Nhiều người nhớ lại Vũ Đức Đam thất thiểu trong một video rời khỏi toà nhà Quốc hội. Ông Đam là một lãnh đạo có năng lực, góp phần làm cho Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế tích cực duy nhất ở Đông Nam Á vào năm 2020, nhưng ông Đam đã không được cất nhắc xứng đáng vì những dù có thành tích tốt, với nhiều người Việt Nam đó là điều thất vọng.
Mọi thứ nhanh chóng giảm sút với chính phủ mới lên nắm quyền vào đầu năm 2021. Số lượng người nhiễm covid thấp làm cho Việt Nam tự mãn trong việc mua vắc-xin, và bị ảnh hưởng nặng nề do các biến thể Delta và Omicron, khiến Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố đồng bằng sông Cửu Long khác bị phong tỏa. Việt Nam đã chấm dứt chiến lược “Zero Covid”.
Tại thời điểm này, Việt Á, một công ty xét nghiệm y tế đã giành được giấy phép sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm covid để bán cho tất cả nhà nước ở mọi cấp với giá cao hơn 45%, thu được 172 triệu đô la lợi nhuận.
Tổng giám đốc Việt Á thừa nhận đã hối lộ hơn 34 triệu USD. Các cuộc điều tra đã làm 90 người bị ngã ngựa, trong đó có hai ủy viên Trung ương, một là cựu Bộ trưởng Bộ Y tế, người còn lại là cựu Chủ tịch TP. Hà Nội. Hai quan chức quân đội cấp cao cũng bị khởi tố. Hơn một trăm người bị điều tra.
Chánh văn phòng của ông Đam bị cáo buộc giúp Việt Á đăng ký và nhận các hợp đồng của chính phủ.
Các chuyến bay giải cứu bê bối
Bộ Ngoại giao chịu trách nhiệm tổ chức các chuyến bay hồi hương cho công dân Việt Nam trong đại dịch, trở thành một sự việc vô cùng tai tiếng. 70.000 công dân trở về từ 60 quốc gia trong chương trình này.
Tổng cộng có khoảng 22 cán bộ ngoại giao đã bị điều tra với nhiều vụ bắt giữ. Giám đốc một công ty du lịch tham gia trong những chuyến bay giải cứu, cũng đã bị bắt. Quan chức cấp cao nhất, Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, đã bị bắt vào tháng 4 năm 2022, bị khai trừ khỏi đảng, và bị truy tố.
Ngày 27 tháng 9, Nguyễn Quang Linh, trợ lý của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng bị bắt, ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hiện đang theo dõi vụ bê bối này.
Ông Minh là ủy viên Bộ Chính trị. Và do quy định của đảng, ông là một trong sáu người đủ điều kiện để trở thành Tổng Bí thư, tuy nhiên không chắc chắn. Ông Minh cũng có khả năng trở thành chủ tịch nước, một vai trò phần lớn mang tính nghi lễ và ngoại giao.
Trong Ủy ban Trung ương 12, hai ủy viên Bộ Chính trị đã bị cách chức, một bị khai trừ đảng và đưa ra xét xử. Vì vậy, có một tiền lệ đối với các lãnh đạo cấp cao. Như đã đề cập ở trên, hai thành viên Ủy ban Trung ương đã bị tước tư cách thành viên và bị truy tố vào năm 2022.
Nhưng những vụ bắt giữ này nói lên điều gì về bản chất của chính trị Việt Nam?
Thứ nhất, chính trị Việt Nam dựa trên mối quan hệ có đi có lại.
Nếu các cá nhân như Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam quá cao cấp hoặc nếu theo đuổi họ sẽ gây ra rất nhiều bất đồng trong nội bộ đảng, việc nhắm vào các trợ lý hàng đầu của họ là một công cụ rất hiệu quả. Với việc công an thường xuyên sử dụng tra tấn, có thể dẫn đến tử vong trong trại giam, thì các trợ lý sẽ phải khai ra. Và như thế là đủ rồi.
Lấy chống tham nhũng làm vũ khí chính trị
Trường hợp cả hai đều sống sót cho đến khi Đại hội Đảng lần thứ 14 được tổ chức vào đầu năm 2026, thì đã bị cắt hết vây cánh, và sẽ không gây ra mối đe dọa nào cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang vận động để bầu người kế nhiệm.
Ông Trọng 78 tuổi, hiện đang trong nhiệm kỳ thứ ba, đã được ưu tiên về tuổi hai lần. Dự kiến ông ta sẽ từ chức trước đại hội 14 nhưng vẫn không có dấu hiệu muốn nghỉ hưu. Mặc dù đã biến chống tham nhũng thành chủ đề sự lãnh đạo của mình, liên tục cảnh báo rằng tham nhũng đang đe dọa tính hợp pháp của ĐCSVN, thực tế là Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng chống tham nhũng làm một vũ khí chính trị.
Nguyễn Phú Trọng đã vô hiệu hoá cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12 vào năm 2016, và sau đó bắt tay chây của Nguyễn Tấn Dũng như ủy viên Bộ Chính trị và người đang trên đà thăng tiến Đinh La Thăng.
Trước Đại hội 13, Nguyễn Phú Trọng đã hi sinh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng cho các đối thủ chính trị. Ở đây Nguyễn Phú Trọng có thể đã chơi quá tay.
Trần Quốc Vượng rõ ràng là người kế nhiệm Tổng thư ký. Với mối đe dọa chung, các phe phái khác nhau đã đoàn kết để ngăn chặn điều đó xảy ra, và Trần Quốc Vượng không chỉ không được bầu làm Tổng Bí thư mà còn bị miễn nhiệm hoàn toàn ra khỏi Bộ Chính trị.
Nguyễn Phú Trọng dường như đã có được bài học và kiềm chế nhắm đến các lãnh đạo cấp cao, đặc biệt là các đối thủ của ông ta. Nguyễn Phú Trọng không để cho đối thủ có thêm lý do chống đối. Vì vậy, ông ta nhắm vào trợ lý và phe cánh của đối thủ, đến đủ gần để làm họ suy yếu về mặt chính trị.
Không rõ liệu Nguyễn Phú Trọng có tại vị cho đến năm 2026 hay không, nhưng lần này, ông ta đã đặt nền móng để người của mình được bầu làm Tổng Bí thư.
Theo điều lệ đảng, để được bầu làm Tổng Bí thư sau khi có hai nhiệm kỳ trong Bộ Chính trị, hiện chỉ có sáu ứng cử viên đủ điều kiện: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trương Thị Mai, và Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh.
Phạm Bình Minh không còn tranh cử vì vụ bê bối tham nhũng, trong khi Tô Lâm cũng dính vụ bò dát vàng, và đang tranh cử chức chủ tịch nước một khi hết nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ Công an. Trương Thị Mai sai nhiễm sắc thể. Nguyễn Xuân Phúc, không trúng cử Tổng Bí Thư vào năm 2021 hiện có lẽ bị cáo buộc tham nhũng và có thể rút lui để tự cứu mình. Nguyễn Xuân Phúc chắc chắn không bản thân, gia đình, hoặc các cộng sự thân cận bị điều tra tham nhũng.
Vì thế còn lại Thủ tướng Phạm Minh Chính là người sẽ được Nguyễn Phú Trọng chấp nhận, hoặc lựa chọn ưu tiên hơn và cũng là cộng sự thân tín của ông ta là Vương Đình Huệ.
Dù bằng cách nào, Nguyễn Phú Trọng đã dùng việc điều tra tham nhũng để vô hiệu hóa các phe phái đối lập và các đối thủ riêng lẻ. Ở một mức độ nào đó, ông ta đã bị cản trở vào năm 2021; ông ta sẽ không gặp trở ngại nào năm 2026.
__________
Nguồn:
Arrests of aides highlight pre-party congress maneuvering in Vietnam
https://www.rfa.org/english/commentaries/vietnam-corruption-aides-12042022091910.html
(*) Tựa do VNTB đặt