Những người khởi xướng rất mong được bạn đọc hưởng ứng. Nếu tán đồng Yêu cầu này, xin anh/chị gửi thư về địa chỉ bolap2014@gmail.com và cho biết đầy đủ thông tin (viết có dấu): tên họ, nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), địa chỉ cư trú (tên tỉnh/thành phố Việt Nam hoặc tên quốc gia ngoài Việt Nam).
(cập nhật đến đợt 11, tổng cộng 1215 người ký, có bản tiếng Đức và tiếng Anh)
Kính gửi:
– Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước CHXHCNVN
– Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước CHXHCNVN
– Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Công an nước CHXHCNVN
Chúng tôi ký tên dưới đây, những đồng nghiệp văn bút, những bạn đọc của nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa, những người hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, những người quan tâm đến quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân và những quyền con người căn bản được Hiến pháp nước CHXHCNVN bảo vệ và được quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết và tham gia,
Hết sức bất bình và lo lắng trước việc nhà văn Nguyễn Quang Lập tức blogger Quê Choa, một nhà văn và nhà biên kịch sân khấu, điện ảnh có nhiều cống hiến xuất sắc cho văn nghệ nước nhà được đông đảo bạn đọc người Việt trong và ngoài nước hâm mộ, một chủ blog thông tin đa chiều có uy tín cao đối với cộng đồng mạng tiếng Việt trên khắp thế giới, đã bị An ninh TPHCM bắt đi vào ngày 6/12 theo điều 258 Bộ Luật Hình sự về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Trong mấy ngày qua, vụ bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập đã gây xúc động mạnh mẽ trong nhiều giới quần chúng, từ trí thức văn nghệ sĩ đến cán bộ công chức, thanh niên, đồng nghiệp và bạn đọc yêu mến ông.
Tính chính đáng của việc bắt giữ đã bị nhiều người lên tiếng hoài nghi, xét từ nội dung trang blog Quê Choa vốn chỉ đưa những bài viết và tin tức có cách nhìn đa chiều, với mong muốn tiếp cận Sự Thật như chủ blog đã tuyên bố, nhìn chung mang tính phản biện ôn hoà đối với các chủ trương chính sách và việc làm của Nhà nước Việt Nam, có mục đích đóng góp vào quá trình cải thiện tình hình mọi mặt của đất nước; xét từ việc đột nhập một cách phi pháp vào nhà riêng của đương sự và sau đó tuyên bố “bắt quả tang” đương sự một cách mơ hồ, phi lý trong khi nhà văn Nguyễn Quang Lập đang viết tiểu thuyết trên máy tính của ông.
Việc giam giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập còn gây xúc động hơn nữa vì tình trạng sức khoẻ của ông: liệt nửa người do di chứng chấn thương sọ não, đi lại, nằm ngồi cho đến vệ sinh cá nhân đều hết sức khó khăn phải có người giúp đỡ, cùng nhiều bệnh nặng khác. Đó là việc làm trái với tinh thần nhân đạo của luật pháp của bất cứ quốc gia văn minh nào.
Với những dữ kiện trên, việc bắt giữ nhà văn Nguyễn Quang Lập hoàn toàn không có sức thuyết phục, ngược lại chỉ gây ra phản ứng tiêu cực trong đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế, phá hoại nghiêm trọng lòng tin vào sự công minh của luật pháp Việt Nam, sự tôn trọng quyền công dân và quyền con người của Nhà nước Việt Nam, phá hoại đường lối tranh thủ sự trợ giúp của các nước dân chủ trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Vì thế, chúng tôi yêu cầu:
1/ Trả tự do tức khắc cho nhà văn Nguyễn Quang Lập.
2/ Việc điều tra nếu tiếp tục thì phải tiến hành một cách công minh, đúng luật, có sự tham gia từ đầu của luật sư do nhà văn yêu cầu.
3/ Nhanh chóng trả tự do cho các blogger Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và những blogger khác bị bắt với tội danh tương tự và chịu nhiều quy kết phi lý tương tự.
4/ Vụ bắt nhà văn Nguyễn Quang Lập và những vụ bắt bớ các blogger gần đây cho thấy cần gấp rút sửa các bộ Luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự theo hướng minh bạch, dân chủ; bãi bỏ các điều 258, 88 chứa đựng nhiều sự mơ hồ và phi lý dễ bị lợi dụng để triệt bỏ quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận của công dân.
Để đất nước mau thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng về mọi mặt, đối diện những nguy cơ chưa từng có, Nhà nước cần chân thành lắng nghe tiếng nói phản biện của trí thức văn nghệ sĩ và các giới quần chúng như các ông Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ nhiều lần khẳng định, thay thế cho việc đàn áp những ý kiến khác hoặc trái chiều.
Kính gửi các ông lời chào trân trọng.
Ngày Nhân quyền thế giới 10/12/2014
Bản tiếng Đức:
Appell zur Freilassung des Schriftstellers und Bloggers Nguyễn Quang Lập
Sehr geehrter Herr Trương Tấn Sang, Präsident der Sozialistischen Republik Vietnam,
Sehr geehrter Herr Nguyễn Tấn Dũng, Premierminister der Sozialistischen Republik Vietnam,
Sehr geehrter Herr Nguyễn Tấn Dũng, Premierminister der Sozialistischen Republik Vietnam,
Sehr geehrter Herr Trần Đại Quang, Minister für Staatssicherheit der Sozialistischen Republik Vietnam,
Wir, die Unterzeichnenden, sind Schriftsteller, Leser sowie Kultur- und Kunstschaffende. Uns sind die Meinungs- und Redefreiheit der Bürger sowie die anderen Grundrechte, die von der Verfassung der Sozialistischen Republik Vietnam geschützt werden sollen, sehr wichtig. Diese Rechte sind verbrieft in der „Allgemeinen Erklärung der Menschenrechte“ und im „Internationalen Pakt über bürgerliche und politische Rechte“, die auch von der Sozialistischen Republik Vietnam ratifiziert worden sind.
Herr Nguyễn Quang Lập, alias Blogger Quê Choa, ist nicht nur ein Schriftsteller, sondern auch ein Theater- und Drehbuchautor, der viele herausragende Beiträge für das Land auf den Gebieten der Literatur und Kultur geleistet hat. Seine Werke, nicht zuletzt sein Blog „Quê Choa“, haben ihm viel Anerkennung bei den vietnamesisch sprechenden Lesern im In- und Ausland eingebracht.
Wir sind deshalb empört und besorgt über seine Festnahme am 6. Dezember 2014 durch die Beamten der Staatssicherheit in Ho-Chi-Minh-Stadt aufgrund des angeblichen Verdachts auf „Missbrauch der demokratischen Freiheit zur Verletzung der staatlichen und legitimen Rechte und Interessen der Bürger“ gemäß Paragraph 258 des Strafgesetzbuches.
Die Festnahme des Schriftstellers Nguyễn Quang Lập hat eine starke Welle der Empörung bei unterschiedlichen Gesellschaftsschichten, von den Intellektuellen, Beamten, Funktionären, Schriftstellerkollegen bis hin zu den Jugendlichen, ausgelöst.
Die Rechtmäßigkeit der Festnahme wurde von vielen Menschen bezweifelt. Nach den Inhalten des Blogs „Quê Choa“ sind die Beiträge nur eine friedliche Kritik der Politik und der Handlungen der vietnamesischen Regierung mit dem Ziel, den Zustand des Landes zu verbessern. Die Beiträge und Nachrichten haben nur einen Zweck, nämlich, sich der Wahrheit anzunähern, wie es der Blog-Inhaber selbst auf seiner Seite definiert hat. Die illegal in seinem Privathaus durchgeführte Festnahme war jedoch eine Nacht-und-Nebel-Aktion, die von der Staatssicherheit als „auf frischer Tat ertappte Strafhandlung“ deklariert wurde, obwohl er zu dem Zeitpunkt der Verhaftung gerade mit dem PC an seinem neuen Roman arbeitete.
Seine Verhaftung erregt wegen seiner Krankheit noch mehr Entrüstung. Er ist infolge traumatischer Verletzungen halbseitig gelähmt, hat große Schwierigkeiten beim Gehen und Sitzen und kann ohne Hilfe Dritter alle persönlichen Bedürfnisse kaum bewältigen. Die Inhaftnahme einer schwerkranken Person verstößt gegen jeglichen humanen Geist der zivilisierten Welt.
Die Festnahme und Inhaftierung des Schriftstellers Nguyễn Quang Lập sind damit von zweifelhafter Begründung und haben bisher lediglich negative Reaktionen bei den Vietnamesen sowie aus dem Ausland verursacht. Schlimmer noch, sie zerstören das Vertrauen in die Rechtmäßigkeit des vietnamesischen Gesetzes und den Glauben an die Glaubwürdigkeit der vietnamesischen Regierung bei der Einhaltung der Bürger- und Menschenrechte. Sie können außerdem zu dem Solidaritätsverlust bei den demokratischen Ländern im Kampf für die Souveränität und territoriale Integrität des Landes führen.
Deshalb richten wir an Sie folgenden Appell:
-
den Schriftsteller Nguyễn Quang Lập unverzüglich freizulassen;
-
die Ermittlung der angeblichen Straftat transparent und entsprechend dem gültigen Gesetz durchzuführen, wobei der Verdächtigte von einem von ihm genannten Rechtsanwalt begleitet wird;
-
die zu Unrecht mit den ähnlichen „Straftaten“ verhafteten Blogger wie Trương Duy Nhất, Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ und andere freizulassen;
-
das Strafgesetzbuch und die Strafprozessordnung dringend mit mehr Klarheit zu ändern. Die unklar und unsinnig formulierten Paragraphen 88 und 258 aus dem Strafgesetzbuch sind zu streichen; denn sie animieren den Missbrauch, die Bürger ihrer Meinungs- und Redefreiheit zu berauben.
Damit das Land in allen Bereichen die Krise überwinden kann, sollte die Regierung die Kritik seiner Bürger aufrichtig annehmen, anstatt Andersdenkende zu unterdrücken, so wie auch Sie, Herr Präsident und Herr Premierminister, es mehrfach versprochen haben.
Mit respektvollen Grüßen
Die Unterzeichner
Am Tag der Internationalen Menschenrechte 10. Dezember 2014
***
Request to Free Writer Nguyen Quang Lap Aka Blogger Que Choa Immediately
(Total 1062 signatures as of December 19, 2014)
Please sign this petition by sending an email to bolap2014@gmail.com,
with: Name, Occupation, Title, and Address. Please use Vietnamese accents if possible.
To:
– H.E. Truong Tan Sang, President of the Socialist Republic of Vietnam
– H.E. Nguyen Tan Dung, Prime Minister of the Socialist Republic of Vietnam
-Mr. Tran Dai Quang, Minister of Public Security of the Socialist Republic of Vietnam
Your Excellency:
We, the undersigned, are colleagues and readers of writer Nguyen Quang Lap (also known as Blogger Que Choa), who advocates for culture and the arts, who cares about freedom of thoughts, freedom of speech, and basic human rights as defined in the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, as well as in the United Nations Universal Human Rights Declaration, of which Vietnam is a signatory.
We are deeply concerned that Nguyen Quang Lap was detained by the Security Police of Ho Chi Minh City on December 6, citing Article 258 of Vietnam’s penal code: “Abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens.”Nguyen Quang Lap is a popular play writer and blogger who is well respected by the public of Vietnam and the international netizens.
The imprisonment of writer Nguyen Quang Lap has strongly moved the public, from intellectuals, writers, artists to officials, youth, colleagues and readers who love him.
The legitimacy of this imprisonment was raised:
- The content of blog Que Choa only provides news from different sources, to reach the truth, as stated by Bo Lap; peacefully questions the policy and actions of the Vietnamese Government, to contribute to the reforms of the nation.
- The Security Police entered a private home without warrant, then announced to have caught the writer “red handed” while he was writing his novel on his own computer.
The imprisonment of Nguyen Quang Lap was inhumane since he has been in poor health: he suffershemiplegia due to traumatic brain injury, therefore walking, sitting to personal hygiene are very difficult.
The imprisonment of Nguyen Quang Lap, therefore, is not convincing. It only creates negative reactions in the people of Vietnam and the international community. This damages the public trust in the justice system of Vietnam. It raises doubts if the Vietnamese Government truly honors human rights and civil rights. Most importantly, it impedes Vietnam’s efforts to gain supports from other democratic countries.
We therefore request:
- Free writer Nguyen Quang Lap immediately
- Further investigation should be legitimate and transparent, with the participation of a lawyer selected by the writer.
- Free Truong Duy Nhat, Nguyen Huu Vinh, Hong Le Tho, and other bloggers who were imprisoned with similar illegal and false convictions.
- Revise or repeal articles 258, 88 of the penal code. These articles are vague, thus easily be abused to suppress freedom of speech and of expression.
To lift our nation out of the current deep crisis, the government needs to listen to the voices of intellectuals, artists, and the Vietnamese people, instead of brutally oppress them, as the President and Prime Minister have affirmed many times.
Very Respectfully Yours,
International Human Rights Day – December 10, 2014