Việt Nam Thời Báo

Kỳ III: VNTB – Bốn mươi năm Sài Gòn sụp đổ: kết thúc nhưng không thể khá hơn

Trần Hồng Tâm (VNTB) Sự kiện Mayaguez là chỉ dấu đầu tiên cho thấy bạn có thể lấy nước Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng bạn không thể lấy Việt Nam ra khỏi Mỹ. Từ đó, trong vài thập kỷ tiếp theo, Mỹ không bao giờ ngừng tham chiến. Rõ ràng nhất, Mỹ đã cô lập cả chính trị và kinh tế Việt Nam để trả đũa. Sau đó, nó đã trở nên cực đoan tàn bạo bằng cách bênh đỡ tàn quân Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam.

Hoa Kỳ và nỗi ám ảnh – “sa lầy”

Giờ đây hai nước thân thiện như Hồ Chí Minh đã từng hy vọng vào năm 1945. Khi ông thỉnh cầu Mỹ giúp đỡ để giành độc lập từ tay Pháp đã không được trả lời. Nhưng nếu như Mỹ không trừng phạt Việt Nam, tự thân cuộc chiến vẫn xảy ra theo ngả khác. Từ đó, mọi thứ Mỹ làm trên thế giới đã được đặt điều kiện, bởi nỗi sợ của nó về kết qủa theo quan điểm quân sự. Nỗi sợ về một Việt Nam nữa, một cuộc sa lầy nữa, một thất bại nữa. Lòng khát vọng liên tục tìm kiếm những nơi chốn khác giống như Việt Nam để vào cuộc lần nữa, nhưng lần này thắng, một cách trọn vẹn và trong sạch. Mỹ đã từng tìm thấy chiến thắng bồi thường sau đó, gần đây nhất là ở Afghanistan và Iraq. Việt Nam, tựa như bóng ma Hamlet, luôn đeo bám. Chiến tranh thì không bao giờ rời bỏ nước Mỹ, tại nền tảng căn bản nhất, bởi vì nó đã trở thành một phép thử để người Mỹ nhìn nhận đất nước họ thế nào.

Những sỹ quan Mỹ trẻ người đã từng tham chiến tại Việt Nam trở về quyết định xây dựng lên một đạo quân mới. Nó phải là một quân nhân chuyên nghiệp và tự nguyện, và ít chịu áp lực chi phối của dư luận về thương vong. Nó phải là kỹ thuật để thay thế những đôi giầy trên mặt đất. Nhưng nếu phải đặt chân trên đất, đội quân mới vẫn có đủ kỹ xảo phản công mà nó đã thiếu tại Việt Nam. Cuối cùng nó cũng không tham chiến nếu không bảo đảm rằng mọi nguồn lực được cung cấp đầy đủ. Giới hạn nguồn lực, dưới mắt những người lính, là phản bội lại chiến thắng của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Dư luận Mỹ đều nhạy cảm về thương vong của tình nguyện viên giống như người làm quân dịch. Kỹ thuật mới đã phát sinh nhiều rắc rối như nó đã giải quyết. Những chiến lược phản công vẫn còn chưa hiệu qủa. Và một sự bảo đảm rằng việc sử dụng lực lượng không bị hạn chế, một cách đơn giản không xảy ra nữa.

Bức tường đầy chữ và tên của những người lính Hoa Kỳ chết trong cuộc chiến Việt Nam. Ảnh: Todd Gipstein

Ít nhất có ba cuộc chiến Việt Nam khác đang tranh giành sự chú ý của người Mỹ, và trong giới nghiên cứu. Cuộc chiến thứ nhất, Mỹ đã có tất cả, nhưng bị thua. Nó đã vứt bỏ chiến thắng bởi thiếu quyết tâm, nền truyền thông tự do của đối lập và một quốc hội ngu xuẩn. Cuộc chiến thứ hai, nó đã thắng bởi vì mục tiêu là ngăn Trung Quốc và Liên Xô tràn xuống đông nam Á, bảo vệ những quốc gia này không rơi vào qũy đạo cộng sản, nó đã thành công. Cuộc chiến thứ ba, sứ mạng đã được thực hiện sơ sài, khá hung hăng, chủ quan cho rằng dựng lên Nam Việt, tương đương như Nam Hàn khá dễ dàng, nên đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Cuộc chiến nào đã thực sự diễn ra? Chiến tranh “làm chúng ta khôn ngoan,” Tổng thống George HW Bush nói vào 1988, nhưng “một cách chắc chắn, quy định của giới hạn được đạt tới. Bài học cuối cùng là không có quốc gia vĩ đại nào có khả năng đập vỡ một ký ức.”

Đã một thời, cuộc chiến đã đụng đến gần như mỗi gia đình trên nước Mỹ, coi nó như thứ buffy. Những buffies chỉ là những con voi đất, cao khoảng 2.5 feet, lưng của nó phẳng, dùng để đặt ly nước uống, hay chậu cây cảnh. Chúng nó đã sống trên khắp nước Mỹ như là một nhân chứng câm mà một thế hệ của những người trai tráng bước vào cuộc chiến tại Việt Nam. Được sản xuất tại Việt Nam với số lượng khổng lồ, rồi được gởi trở lại với tốc độ vài ngàn một ngày, tại điểm đỉnh của cuộc xung đột. Hugh Mulligan phóng viên của tờ the Associated Press đã viết vào 1983: “Họ đứng trang nghiêm ngớ ngẩn trên vòng cổng West Point” và “bên hồ bơi ở sân sau của vùng ngoại ô.” Họ có thể mua nó với vài dollars và gởi nó về nhà còn rẻ hơn, cảm ơn Bưu điện Quân lực Mỹ đã miễn phí. Cái tên được viết tắt từ chữ đầu của “Bloody Useless Fucking Elephant” (Con voi khốn kiếp vô dụng khát máu). Nó được chế ra bởi một viên quân bưu khó chịu. Hắn thấy thùng hàng đang bị chiếm bởi lòng thèm muốn những tặng vật này.

Sài Gòn sụp đổ và tương lai không khá hơn

Phần lớn những buffies rất lòe loẹt. Nhưng nguyên ủy, nó được làm tại Lái Thiêu, phía bắc Sài Gòn. Nó là những tác phẩm tuyệt đẹp được phối bằng màu xanh nước biển và xanh lá cây nhạt. Giờ đây, Linh Anh Moreau, người con gái của Ron Mareau, một phóng viên lỗi lạc của Newsweek tại Việt Nam, đã viết vào năm 2012 trên blogpost, Lái Thiêu xưa giờ đã mất rồi: “Phần lớn những nghệ nhân người Việt gốc Hoa đã chết hay bỏ đi, mang theo những bí quyết của nghề. Những trai trẻ phải học lấy những bí quyết này, thì họ bị cuốn vào quân đội Nam Việt hay Việt Công, tự nguyện hoăc ép buộc. Bởi vậy câu chuyện về buffies, thoạt đầu thoáng nhìn thấy sáng sủa hơn, sự thực là thêm một câu chuyện nữa về tổn thất thương đau.

Gloria Emerson không thấy sáng sủa hơn. “Mỗi mùa đông đi bộ trên đường phố tại những thành phố khác nhau trên đất Mỹ,” bà viết trong cuốn sách về chiến tranh, Kẻ thắng và Người thua, “Tôi thường nhìn vào những người trai tráng mặc chiếc áo khoác quân đội, vài người còn gắn thêm dòng chữ mà tôi đã biết rõ: Đại bàng tung móng, Tia sét Nhiệt đới. Từ lâu, tôi không thể chịu nổi những loại áo khoác này. Tôi luôn nghi rằng thiên hạ đã moi lên từ những tử sỹ người Mỹ ở Việt Nam, giặt sạch, là ủi, rồi đem bán kiếm lời.

Môt pano chào mừng 40 năm thống nhất Việt Nam.

Tội lỗi của những người tham chiến tương ứng với tội lỗi của những người không tham dự. Trong lời thú tội nổi tiếng, James Fallows đã viết về anh và người bạn sinh viên tại Harvard vờ ốm để tránh bị tuyển mộ. Khi những người thanh niên Harvard rời phòng thi, họ thấy “những cậu trai đến từ Chelsea, những thanh niên có tóc đen dầy, thuộc dân lao động đến từ Boston… Họ bước qua từng hàng kiểm tra, như bao nhiêu những con bò mang đi làm thịt…..Trong khi, có lẽ cứ bốn trong năm người bạn của tôi từ Harvard đã được hoãn, ngược lại đã xảy ra với cậu trai của Chelsea. Chúng tôi trở lại Cambridge chiều đó… Cuộc nói chuyện đầy phấn chấn, nhưng có cái gì đó mà không một ai trong chúng tôi muốn nói tới. Chúng tôi hiểu ai sẽ bị giết bây giờ.”

Bách bộ trong vườn bách thảo lần nữa, ngay trước khi Sài Gòn qụy ngã, Peter Kann phóng viên của tờ Wall Street Journal và tôi đi bên một cậu bé khoảng tuổi 13. Em lôi ra từ trong túi một vật trông kỳ lạ. Đó là chiếc trực thăng quân sự Mỹ tý hon được làm ra rất tài tình từ những vật dụng bỏ đi, hộp nhựa đựng bút bi, mẩu kim loại từ vỏ lon bia. Em còn vài cái nữa trong túi. Bé trai bán hàng đầy thuyết phục khi em giải thích bằng tiếng Anh khá mạch lạc đã làm ra nó thế nào. Chúng tôi đã mua hai chiếc. Đặc biệt đối với tờ Wall Street Journal, đây là một thí dụ giáo khoa về tài năng kinh doanh, một loại tài năng không được ưa chuộng ở tân Việt Nam. Tôi cảm thấy mắt mình nhòa đi khi nhìn em bé bỏ tiền vào túi, và tôi nghĩ Kann cũng vậy. Chúng tôi không có lý do gì để giả định rằng bé trai kia có một tương lai đen tối, nhưng Việt Nam từng chịu đựng cuộc chiến khủng khiếp, gần như chắc chắn rằng có một con đường gập ghềnh trước nó. Nói cách khác, Mỹ cũng vậy. Bao nhiêu thương đau, tang tóc đã thuộc về quá khứ, nhưng có một linh cảm, dù mọi chuyện đã kết thúc ở Sài Gòn, tương lai không thể khá hơn.

Phỏng dịch từ: Forty years on from the fall of Saigon: witnessing the end of the Vietnam war by Martin Woollacott; Last modified on Wednesday 22 April 2015, The Guardian.

Tin bài liên quan:

​Nguy cơ sụp đổ công nghiệp ôtô Việt Nam

Phan Thanh Hung

Nền kinh tế Trung Quốc trước nguy cơ sụp đổ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tương lai của Đảng không tốt, Thưởng ơi!

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo