Việt Nam Thời Báo

Quy trình Xét xử công minh- Ân xá Quốc Tế (Bài 25)

(Tái bản lần 2)

Người dịch: Vũ Quốc Ngữ
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB



Nguồn: http://vietnamhumanrightsdefenders.net/wp-content/uploads/2014/04/FAIR-TRIAL-MANUAL-second-edition.pdf

Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa

Chương 26- Quyền khiếu nại và xét xử lại

Mọi người sau khi bị kết án về một tội hình sự có quyền yêu cầu một tòa án cấp cao hơn xem xét lại lời buộc tội và bản án.

26.1 Quyền kháng án
26.2 Sự xem xét bởi tòa án cấp cao hơn
26.3 Liệu quyền kháng án có thể được thực hiện trong thực tế?
26.4 Xem xét lại từ ban đầu của vụ án
26.5 Đảm bảo xét xử công bằng trong quá trình kháng án
26.6 Xét xử lại trên cơ sở các bằng chứng mới được phát hiện
26.7 Những trường hợp xét xử lại sau những phát hiện của các cơ quan nhân quyền quốc tế

—————-

26. Quyền kháng án

Mọi người sau khi bị kết án về một tội hình sự có quyền yêu cầu một tòa án cấp cao hơn xem xét lại lời buộc tội và bản án.

Điều 2 của Nghị định thư 7 của Công ước châu Âu cho phép một quyền hạn chế để kháng án.

Quyền kháng án là một yếu tố thiết yếu của một phiên tòa công bằng, nhằm tránh lời kết tội được xây dựng bởi lỗi của pháp luật hoặc một thực tế khách quan, hoặc do vi phạm các quyền của bị cáo.

Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp quốc kêu gọi các quốc gia với tòa án quân sự hoặc tòa án hình sự đặc biệt phải đảm bảo rằng những tòa án như vậy có những biện pháp để bảo đảm xét xử công bằng, trong đó có quyền kháng cáo. (Xem Chương 29 về tòa án đặc biệt và tòa án quân sự)

Ủy ban châu Phi tìm thấy sự vi phạm Hiến chương châu Phi trong nhiều vụ án ở Mauritania, Nigeria, Sierra Leone và Sudan, nơi mọi người, bao gồm cả dân thường, đã bị kết án trước tòa án quân sự đặc biệt mà không có quyền kháng cáo.

Ủy ban chống tra tấn dấy lên lo ngại về một luật của Trung Quốc, theo đó người bị buộc tội tiết lộ bí mật nhà nước không có quyền kháng cáo lên một tòa án độc lập.

Quyền được một tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản luận tội và bản án, theo hầu hết các tiêu chuẩn, được áp dụng mà không phụ thuộc vào mức độ của cáo buộc cũng như đặc tính của nó theo pháp luật của quốc gia.

Việc bảo lãnh theo ICCPR không giới hạn vào hành vi phạm tội nghiêm trọng. Ủy ban Nhân quyền quan ngại rằng ở Iceland, người bị kết án về những cáo buộc nhẹ không được kháng án lên một tòa án cao hơn khi nó được ủy quyền của Tòa án Tối cao trong những trường hợp đặc biệt.

Theo hầu hết các tiêu chuẩn, người bị kết án trong bất kỳ một tòa án, kể cả các tòa án phong tục, theo một hành vi có thể bị coi là “cáo buộc hành sự” theo luật nhân quyền quốc tế, phải có quyền kháng cáo. (Xem định nghĩa từ ngữ: hành vi phạm tội hình sự)

Tuy nhiên, theo Điều 2 của Nghị định thư 7 của Công ước châu Âu, quyền kháng cáo có thể bị hạn chế theo pháp luật nếu cáo buộc thuộc dạng nhẹ, nếu người bị xử sơ thẩm bởi tòa án cao nhất của một nhà nước, hoặc nếu người đó đã bị kết án sau khi kháng cáo chống lại một tuyên bố trắng án. Chìa khóa để xác định liệu một hành vi phạm tội không phải thuộc dạng nhẹ là hình phạt cao nhất, bao gồm tước quyền tự do, đã được áp dụng.

26.2 Sự xem xét lại của tòa án cấp cao hơn

Việc xem xét lại rà soát bản luận tội và bản án phải được tiến hành bởi một tòa án cấp cao hơn. Điều này đảm bảo rằng sẽ có ít nhất hai mức độ giám sát tư pháp.

Ủy ban Nhân quyền đã giải thích rằng nhà nước có toàn quyền quyết định tòa án cấp cao hơn nào sẽ tiến hành xem xét và theo phương thức nào. Nhà nước không, tuy nhiên, nhà nước không có quyền quyết định liệu luật pháp quốc gia sẽ có những xem xét như vậy.

Ở một số nước, đại biểu quốc hội hoặc quan chức chính phủ được xét xử bởi tòa án cấp cao nhất. Quyền khiếu nại bị vi phạm, trừ trường hợp theo Nghị định thư 7 của Công ước châu Âu, khi một cá nhân bị kết án bởi một tòa án cao nhất và không có tòa án cấp cao hơn để kháng án. Quyền kháng cáo lên một tòa án cấp cao hơn được áp dụng ngay cả khi lời kết tội đã được giảm bởi tòa án phúc thẩm.

Những hệ thống hoặc những luật đòi hỏi một người đã bị kết án yêu cầu được kháng cáo từ tòa án vẫn có thể phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Các yếu tố bao gồm việc có một thủ tục xác định rõ ràng để giải quyết các yêu cầu đó ở một tòa án cấp cao hơn, có thể tiếp cận trực tiếp đến một cá nhân bị kết án và không phụ thuộc vào sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Trong khi quyền kháng án theo luật quốc tế không yêu cầu các quốc gia cho phép nhiều hơn một lần kháng cáo, nếu pháp luật trong nước có thể cho phép thêm, thì người bị kết án phải được tiếp cận một cách hiệu quả trong mỗi lần kháng án.

26.3 Liệu quyền khán án có được thực thi trong thực tế?

Nghĩa vụ của một quốc gia để đảm bảo quyền kháng cáo đòi hỏi không chỉ pháp luật cho phép xem xét bởi một tòa án cấp cao hơn mà còn phải có những biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền đó một cách hiệu quả.

Điều này đòi hỏi, trong số những thứ khác, thời gian hợp lý để nộp đơn kháng án, tiếp cận biên bản của phiên xử trước đó, bản luận án (của phiên sơ thẩm và các phiên phúc thẩm sau đó) và các quy định về kháng án trong một thời gian hợp lý.

Quy định một thời gian ngắn quá mức cho việc nộp đơn kháng cáo cản trở việc thực hiện có hiệu quả các quyền kháng cáo.

Việc tiếp cận với bản luận án và biên bản phiên tòa trong một thơi gian hợp lý đóng vai trò quan trọng để chuẩn bị và trình bày kháng án. Ngoài ra, nếu luật pháp cho phép kháng cáo tại nhiều tòa án, thì bên biện hộ phải được tiếp cận với bản luận án về mỗi một kháng cáo trong một thời gian hợp lý. (Xem Chương 24 phần 2- Quyền được biết lý do bị kết án)

Quyền kháng án bị vi phạm khi phiên tòa phúc thẩm hoặc kết luận về kháng án bị trì hoãn quá mức.

Thủ tục tố tụng trì hoãn không chỉ ảnh ​​hưởng đến quyền của bị cáo, mà cũng ảnh hưởng đến quyền của các nạn nhân, bao gồm cả quyền được khắc phục hậu quả. Trong trường hợp bạo lực gia đình, trong đó một người đàn ông bị kết tội giết chết mẹ vợ, Tòa án châu Âu chỉ trích sự chậm trễ trong phúc thẩm, có nghĩa là thủ tục tố tụng đã không kết luận sau hơn sáu năm mặc dù bị cáo đã nhận tội. (Xem Chương 22 phần 4- Quyền của nạn nhân và nhân chứng)

26.4 Xem xét lại từ ban đầu

Việc xem xét lại bản luận án và bản án bởi một tòa án cấp cao hơn là sự rà soát lại những vấn đề của vụ án.

Tòa án cấp cao hơn phải có thẩm quyền để xem xét cả tính đầy đủ của các bằng chứng và pháp luật. Tòa án cấp cao hơn cần phải xem xét chi tiết các cáo buộc chống lại một cá nhân, đánh giá những những bằng chứng đưa ra tại phiên tòa trước đó và được sử dụng trong phiên tòa tới, và đưa ra một phán quyết về tính đầy đủ của các bằng chứng buộc tội. Sự xem xét lại bị giới hạn câu hỏi của pháp luật, mà xảy ra ở một số tòa án giám đốc thẩm, có thể không đáp ứng bảo lãnh này.

Ủy ban Nhân quyền kết luận rằng việc xem xét lại bị giới hạn bởi những vấn đề của pháp luật không đáp ứng được yêu cầu của ICCPR cho việc đánh giá đầy đủ các bằng chứng và trình tự phiên tòa trước đó.

Trong trường hợp tòa án cấp cao hơn xác nhận rằng các bằng chứng đánh giá của thẩm phán phiên xét xử trước đó là hợp pháp, nhưng đã không xem xét tính đầy đủ của các bằng chứng (và nói rằng nó đã không được trao quyền để đánh giá lại các bằng chứng), Ủy ban Nhân quyền kết luận rằng việc xem xét lại không đáp ứng các yêu cầu của ICCPR.

Khi tìm thấy một hành vi vi phạm trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm khẳng định bản án của toàn án trước đó mà không xem xét các yếu tố thực tế và pháp luật, Ủy ban châu Phi nói rằng tòa án phúc thẩm cần phải khách quan và không thiên vị, phải xem xét các yếu tố dựa trên thực tế và luật pháp.

Ủy ban liên Mỹ cho rằng tòa án phúc thẩm, được coi là người bảo vệ công lý, phải xem xét không chỉ là căn cứ để kháng nghị mà còn xem xét thủ tục tố tụng tư pháp của phiên tòa trước đó.

Ủy ban Nhân quyền phát hiện vi phạm trong một vụ án mà tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo của một cá nhân đối với bản án mà không đưa ra lý do hoặc một phán quyết bằng văn bản.
(Xem Chương 24 phần 2- Quyền được biết những lý docủa bản án)

26.5 Những đảm bảo công bằng trong quá trình kháng cáo

Quyền xét ​​xử công bằng phải được tôn trọng trong quá trình kháng án; chúng là một phần của thủ tục tố tụng hình sự. Quyền này bao gồm quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị kháng cáo, quyền có luật sư, quyền bình đẳng của các bên (trong đó có quyền được thông báo về nộp đơn của phía bên kia), quyền có một buổi điều trần trước một tòa án thẩm quyền, độc lập và không thiên vị được thành lập theo pháp luật một cách không chậm trễ, và quyền được phán xét công khai và được kết án có cơ sở trong một thời gian hợp lý.

Tòa án cấp cao hơn cho phiên phúc thẩm phải là một tòa án có thẩm quyên, được thành lập theo pháp luật, độc lập và vô tư.

Theo các nguyên tắc về xét xử công bằng ở châu Phi, sự công bằng trong các tòa phúc thẩm có thể bị ảnh hưởng nếu nó bao gồm một thẩm phán đã tham gia hoặc quyết định phiên tòa xử trước đó.

Quyền khiếu nại bị vi phạm nếu việc xem xét kháng cáo được tiến hành bởi cơ quan hành pháp, chứ không phải bởi một tòa án.

Nguyên tắc chung là thủ tục phúc thẩm phải được tổ chức công khai, với sự có mặt của các bên. Đây là một bảo đảm thêm cho sự công bằng cho bị cáo và quan trọng để duy trì niềm tin của công chúng đối với hệ thống tư pháp. Tuy nhiên, tổ chức một buổi xét xử phúc thẩm hạn chế công chúng hoặc trong sự vắng mặt của bị cáo không phải lúc nào cũng làm cho thủ tục tố tụng bị coi là không công bằng.

Theo Tòa án châu Âu, việc thiếu một buổi điều trần kháng cáo công khai không nhất thiết bị coi là một sự vi phạm, nếu, ví dụ, phiên xét xử đầu tiên được tiến hành công khai. Khi xem xét kháng cáo trong sự vắng mặt của bị cáo, tòa án xem xét vai trò của bên công tố, các vấn đề xem xét, tác động đến trình bày và bảo vệ quyền lợi của bên bào chữa, và tầm quan trọng của các vấn đề liên quan. Trong trường hợp đơn kháng cáo xem xét các vấn đề của cả pháp luật và các sự kiện, một điều trần công khai trong sự hiện diện của bị cáo thường là cần thiết, đặc biệt là nếu phiên phúc thẩm sẽ đưa ra quyết định có tội hay vô tội. (Xem Chương 14- Quyền được xét xử công khai.)

Quyền có luật sư chỉ định để đại diện cho bị cáo trong phiên phúc thẩm tương tự như quyền có luật sư chỉ định tại phiên tòa trước đó . (Xem Chương 20 phần 3 về quyền có luật sư chỉ định). Các yếu tố có liên quan trong việc xác định lợi ích của công lý đòi hỏi việc bổ nhiệm tư vấn pháp lý trong phiên phúc thẩm bao gồm bản án cao nhất và sự phức tạp của vụ án, thủ tục hoặc các vấn đề của pháp luật.

Các nguyên tắc về trợ giúp pháp lý mà bất cứ ai bị phạt tù hoặc tử hình được hưởng trợ giúp pháp lý ở tất cả các giai đoạn của quá trình tư pháp hình sự, trong đó có phiên phúc thẩm. Ngoài ra, bất kể phương tiện, tư vấn pháp lý nên được chỉ định khi cần thiết vì lợi ích của công lý.

Tòa án châu Âu đã phán quyết rằng việc không chỉ định cố vấn pháp lý cho phiên phúc thẩm cuối cùng (giám đốc thẩm) của người phạm tội bị kết án năm năm tù giam, là sự vi phạm các quyền của người này, khi mà bị cáo đã không thể trình bày mạch lạc các vấn đề pháp lý tại tòa vì không có sự trợ giúp của luật sư.

Trong trường hợp trong đó người bị kết án đã không được thông báo về ngày tiến hành phiên phúc thẩm, hoăc luật sư được chỉ định để đại diện cho anh ta trong phiên thẩm, đã không có mặt tại phiên phúc thẩm, Ủy ban Nhân quyền cho rằng quyền lợi của bị cáo bị vi phạm.

Nếu một luật sư có ý định chịu thua trong phiên phúc thẩm, hoặc không có ý định tranh tụng tại phiên phúc thẩm, bị cáo phải được thông báo và cho phép tìm kiếm đại diện thay thế.

Tòa án châu Âu cho rằng quyền kháng cáo của một của bị cáo đã bị vi phạm khi đơn kháng án của người này lên tòa án cấp giám đốc thẩm bị từ chối vì bị cáo đã bỏ trốn. Trong trường hợp này Tòa án châu Âu cũng chỉ ra sự vi phạm quyền được trợ giúp pháp lý khi Tòa án cấp phúc thẩm từ chối cho phép các luật sư của bị cáo đại diện cho anh ta khi bị cáo đã chọn phương thức không xuất hiện. (Xem Chương 20 phần 3

Quyền có luật sư chỉ định được áp dụng, đặc biệt là trong các trường hợp án tử hình, ở tất cả các giai đoạn kháng cáo. Nó cũng áp dụng cho các yêu cầu xem xét trên cơ sở hiến pháp, mặc dù các thủ tục tố tụng đó không được coi là một phần của quá trình kháng cáo. (Xem Chương 20 phần 3 mục 2- Quyền có luật sư biện hộ chỉ định, quyền được nhận trợ giúp pháp lý miễn phí. Xem thêm Chương 28- Những trường hợp bị kết án tử hình)

26.6 Xét xử lại dựa trên các căn cứ mới

Thủ tục để mở lại một vụ án hình sự sau một phán quyết cuối cùng, trên cơ sở các căn cứ mới được phát hiện, có sẵn ở nhiều nước và trước tòa án hình sự quốc tế. Nó không được coi là một phần của quá trình kháng cáo.

Nói chung trong các thủ tục đó, hoặc là bị can, hoặc bên công tố có thể yêu cầu mở lại vụ án vì phát hiện ra thông tin có khả năng quyết định trước đây không được biết đến mặc dù có sự tích cực của các bên.

Các tòa án phúc thẩm ở Rwanda và Nam Tư thẩm Chambers đã phân biệt giữa bằng chứng bổ sung về một bằng chứng đã được xem xét tại phiên tòa trước đó và các thông tin mới mà chưa được xem xét tại phiên tòa (hay không tồn tại trước đó). Theo các tòa án này thì cần làm rõ liệu các bằng chứng đó có chứa thông tin mới có thể là yếu tố quyết định đến kết quả của vụ án.

Mục đích của một thủ tục như vậy là để bảo vệ lợi ích của công lý và tránh sự sự sai sót trong việc thực thi công lý. Những thủ tục này không vi phạm lệnh cấm chống lại nguy cơ kép. (Xem Chương 18 phần 2- Cấm nguy cơ kép)

Trợ giúp pháp lý nên có sẵn cho các cá nhân tìm kiếm một phiên tòa phúc thẩm trên những cơ sở như vậy. (Xem thêm Chương 30- Về những sai sót của công lý.)

26.7 Những trường hợp xét xử lại sau những phát hiện của các cơ quan nhân quyền quốc tế

Để đảm bảo một biện pháp khắc phục hiệu quả và đền bù cho hành vi vi phạm quyền xét ​​xử công bằng, theo yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế, các thủ tục cần được đưa ra ở cấp quốc gia để đảm bảo rằng thủ tục tố tụng hình sự có thể được mở trở lại trong trường hợp một tòa án hoặc một cơ quan nhân quyền quốc tế đã kết luận rằng các quyền của bị cáo đã bị vi phạm.

Một trường hợp cần được mở trở lại khi mà sự phán xét của tòa án quốc gia tự nó nhận thấy đã vi phạm nhân quyền quốc tế, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tôn giáo. Một trường hợp cũng nên được mở trở lại, khi có một nguy cơ là sự công bằng của quá trình tố tụng đã bị ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm các quyền của bị cáo. Trường hợp này bao gồm các vi phạm về quyền được xét xử bởi một tòa án độc lập; quyền có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa; và quyền nhận trợ giúp pháp lý. Chúng cũng bao gồm các trường hợp, trong đó bằng chứng là các lời khai thu được từ sự tra tấn hay ngược đãi.

Hết Chương 26
Đón đọc Chương 27- Những trường hợp đặc biệt

 Xem lại bài 24

Xem lại bài 23


nguồn:http://www.amnesty.org/fr/library/asset/POL30/002/2014/en/7aa5c5d1-921b-422e-8ca4-944db1024150/pol300022014en.pdf 
 

Tin bài liên quan:

VNTB- Kitô giáo đang gặp nguy hiểm ở VN trong bối cảnh hạn chế tự do tôn giáo

Phan Thanh Hung

Chuyên chế độc tài & Dân chủ đa nguyên: Mô hình nào tốt nhất cho Việt Nam? – Phần 1: Thực chất mô hình XHCN

Phan Thanh Hung

Điếu Cày đã được phóng thích để xuất cảnh sang Hoa Kỳ?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo