Việt Nam Thời Báo

Thuyết tương đối: ‘Cấp tiến’ hay ‘bảo thủ’? *

Quan niệm bảo thủ hay cấp tiến đều là tương đối, vì nội hàm có thể thay đổi. Vấn đề là bảo thủ (hay cấp tiến) để làm gì ?
Một lãnh đạo được cho là “bảo thủ”, trường hợp các xứ Anh và Mỹ, nhưng thái độ (hay đường lối chính trị) “bảo thủ” của vị này chưa chắc đã làm cho đất nước “tụt hậu”. Điều cần phải làm rõ (trong trường hợp này) khái niệm thế nào là “bảo thủ” và thế nào là “cấp tiến”?
Thực tế cho thấy rằng, phe “cấp tiến” thiên về “xã hội”, có khuynh hướng can thiệp, hay hạn chế bớt những tự do của kinh tế thị trường. Trong khi phe “bảo thủ” nghiêng về việc thả lỏng mọi tự do có liên quan đến kinh tế thị trường. Đối với họ, ngay cả nhân công cũng là một “thị trường”, thị trường lao động”.
Phe “cấp tiến” đứng về số dân nghèo, trong khi phe “bảo thủ” ủng hộ phía dân giàu. Quyết định thắng thua của hai phe là khối trung lưu đứng giữa. Ở các xã hội tiên tiến Âu-Mỹ, phe trung lưu luôn chiếm đa số.
Trường hợp Việt Nam, theo tôi, gán cho người này (trong đảng CSVN) có tư tưởng “cấp tiến”, người kia có khuynh hướng “bảo thủ” thì lại càng tương đối hơn.
Trong chừng mực lại là võ đoán. Bởi vì nguyên tắc “tập trung dân chủ” của đảng CSVN đã khiến tất cả mọi đảng viên phải phục tùng ý kiến của số đông. Một vấn đề, hay một chính sách nào đó, khi đa số trong đảng đã quyết định, tất cả đều phải nghe theo.
Một thí dụ: Vấn đề “công bằng xã hội”. Đây là một trong những tiêu chí của đảng viên CSVN, được ghi trong bản nội qui của đảng.
Ta thấy, lịch sử là bằng chứng, những người cộng sản trên thế giới đã làm cho trên 100 triệu người chết để mưu đồ thực hiện “công bằng xã hội” nhưng không thành công. Công bằng xã hội trở thành một “ảo tưởng”. Tất cả những đảng viên CSVN cho dầu đã thấy thực tế “ảo tưởng” này, nhưng họ không thể (hay không dám) nói khác.
Những người không dám nói khác ta có thể xếp vào loại “bảo thủ” trong đảng CSVN.
Image copyrightGettyImage captionDàn lãnh đạo khóa 11 của Đảng CSVN
Trường hợp người “cấp tiến”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là một thí dụ. Mới đây trong bài phát biểu ở Đại hội 12, ông này đã không còn nói đến “công bằng xã hội” nữa. Thay vào đó là “công bằng trong hội nhập xã hội” hay “bình đẳng cho mọi người”.
“Công bằng trong hội nhập” là gì, nếu không phải là “công bằng về quyền”? Nếu trong xã hội mọi người không có “quyền” giống nhau (như trong xã hội VN hiện nay), thì làm sao có việc công bằng trong “hội nhập”? Nếu anh không ở trong đảng, anh không phải là con ông cháu cha, thì anh làm cách nào để trở thành một “lãnh đạo” (ở huyện, hay tỉnh nào đó)? Vì vậy ý kiến về “công bằng trong hội nhập xã hội” hay “bình đẳng cho mọi người” của ông Vinh là một tư tưởng “cấp tiến”, lấy từ điều đầu tiên của bản Tuyên ngôn Phổ cập về Nhân quyền 1948.
‘Cấp tiến’ và ‘bảo thủ’
Thí dụ khác: “nhà nước pháp quyền”.
Cũng vậy, những ai đã là đảng viên đảng CSVN thì đều sử dụng cụm từ “nhà nước pháp quyền”, mặc dầu (có lẽ) ai cũng thấy việc sử dụng này đã sai từ phương diện ý nghĩa cho đến phương diện ngữ học. Nguyên tắc “tập trung dân chủ” đã khiến mọi đảng viên trở thành con robot chấp hành nghị quyết của đảng. Từ “pháp quyền” đưa vào nghị quyết từ thập niên 90 (của Đỗ Mười lấy lại từ ý kiến ông Hồ Chí Minh).
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng có tư tưởng “cấp tiến” khi nói rằng : “xây dựng nhà nước pháp quyền hiện đại với kinh tế thị trường đầy đủ và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao”.
Một quốc gia có nền “kinh tế thị trường đầy đủ” và “dân chủ phát triển ở trình độ cao” thì phải là các quốc tiên tiến Âu Mỹ. Mà nhà nước ở đây là “nhà nước pháp trị – Etat de droit hay Rule of law”
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh vừa có nhiều phát biểu cấp tiến .
Ông Vinh không nói đến “nhà nước pháp trị” nhưng nói là “nhà nước pháp quyền hiện đại”. Đó là cách nói cho thấy cái gọi là “nhà nước pháp quyền” hiện nay ở Việt Nam là lạc hậu, có vấn đề.
Về ông Nguyễn Phú Trọng, có người nói ông này “bảo thủ”. Đúng vậy, nghe những phát biểu của ông này ta phải khẳng định ông này bảo thủ hơn cả những người bảo thủ khác.
Về ông Nguyễn Tấn Dũng, có người nói ông này có tư tưởng “cấp tiến”. Theo tôi, ông Dũng có một số hành vi thể hiện tư tưởng cấp tiến (về cá nhân), nhưng trên phương diện quốc gia, ở cương vị vừa là thủ tướng vừa là đảng viên CS, ông lại là một đảng viên gương mẫu. Ông đã chấp hành tuyệt đối nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong đảng.
Đại hội đảng CSVN đang đến hồi gay cấn. Vô số các tiên đoán, khẳng định… trên báo chí, ông này ở, ông kia về. Hết rút ra rồi lại được đề cử đưa vào lại.
Rối rắm như vậy, tất cả chỉ do một nhóm nhỏ người. Tuyển chọn người lãnh đạo một đất nước 90 triệu dân mà tưởng như là việc nội bộ của một băng đảng mafia.
Dầu vậy, giữa hai bên, một : ông Trọng “bảo thủ” và ông Dũng (nghe nói) là “cấp tiến”. Ai lên lãnh đạo thì đât nước sẽ khá hơn?
Dân chủ hóa
Trên thế giới, những nước độc tài và tham nhũng đều là những nước chậm phát triển. Một số nước ở Trung Đông, Bắc Phi… khi mà quyền hạn của những kẻ độc tài bị thách thức (và bị hạ bệ), chủ quyền quốc gia bị soi mòn vì tham nhũng, như ở Iraq, Libya, Syria, Ai Cập, Tunisia… hậu quả cho người dân và các quốc gia này thật là khốc liệt.
Khu vực Châu Á, những nước như Philippines, Thái Lan và Miến Điện đáng lẽ là những nước phát triển hàng đầu.
Hệ quả độc tài và tham nhũng của Marcos (và gia đình) đã làm cho nước Philippines trở thành một nước nghèo đói và chậm tiến, mặc dầu nước này được sự chống lưng của Mỹ, tương tự như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan và Singapore. Sau khi Marcos bị lật đổ, đáng lẽ Philippines thoát khỏi sự tàn phá của nạn tham nhũng để phát triển, thì các đời tổng thống sau này đã không nhìn thấy đâu là vấn nạn của quốc gia. Philippines vì vậy vẫn còn ì ạch.
Các đại biểu sẽ bầu cho ai?
Thái Lan, hệ quả độc tài (nửa quân phiệt, nửa phong kiến) và tham nhũng đã làm cho nước này trở thành một nước phát triển vào loại “trung bình thấp”, mà đáng lẽ phải thuộc vào hàng giàu mạnh nhất Châu Á. Thái Lan không bị nạn thuộc địa cũng như không bị cuốn vào cơn lốc tàn phá của Thế giới Đại chiến 1939-1945. Nước Thái bao la, giàu tài nguyên thiên nhiên, lại được sự chống lưng của Mỹ. Vậy mà không phát triển hơn được Đài Loan, Nam Hàn (còn đối với Nhật thì bị bỏ quá xa), dĩ nhiên là do nạn tham nhũng.
Miến Điện cũng vậy, tương tự Thái Lan, đáng lẽ là một nước hùng mạnh. Cũng vì độc tài quân phiệt và nạn tham nhũng tràn lan khiến cho đất nước này trở thành một nước nghèo.
Trong khi đó, những nước phát triển thần kỳ, đã trở thành rồng, hổ hiện nay ở Châu Á, như Nam Hàn, Đài Loan, Singapore… cũng là những nước, vào thời đầu phát triển, là những nước độc tài. Nhưng họ phát triển được là nhờ có chính sách diệt trừ tham nhũng.
Từ thập niên 60, Nam Hàn đã có bộ luật riêng để trừng trị kẻ tham nhũng. Đài Loan, Singapore cũng vậy. Ở đây họ xem tham nhũng là kẻ thù của đất nước.
Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai. Nhưng để phát triển bền vững (như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan…) Việt Nam bắt buộc phải dân chủ hóa chế độ.
Trần Thủy Biển, nguyên là tổng thống Đài Loan, cũng bị vào tù vì tham nhũng. Một vị tổng thống của Nam Hàn cũng phải tự vẫn để bảo toàn danh dự, lý do gia đình có người tham nhũng. Còn ở Singapore, tuyệt đối không hề nghe đến một vụ quan chức nhà nước tham nhũng.
Nếu tính luôn cả Nhật Bản, thì nước này phát triển thần kỳ cũng là do không có tham nhũng.
Ta có thể kết luận mà không sợ bị kết vào võ đoán là yếu tố quan trọng hàng đầu để một quốc gia phát triển là quốc gia đó không có tham nhũng.
Nhìn lại Việt Nam, nước ta đã bỏ qua quá nhiều dịp để có thể cất cánh thành rồng. Dịp lựa chọn Tổng bí thư và nhân sự lãnh đạo trong những ngày tới cũng là khúc quanh để Việt Nam có phát triển bền vững hay không.
Ông Trọng hay ông Dũng, ai lên thì tốt ?
Những nhận thức bảo thủ có thể thay đổi trong một sớm một chiều. Nhưng một con người hủ bại do tham nhũng, do chuyên quyền… thì không thể thay đổi được. Nếu lãnh đạo sắp tới có quyết tâm diệt tham nhũng, Việt Nam đã hội đủ điều kiện ban đầu để phát triển.
Nếu các đảng viên hiện đang tham dự Đại hội 12 đặt quyền lợi và tương lai đất nước lên trên thì sẽ phải biết mình bầu cho ai.
Nhưng để phát triển bền vững (như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan…) Việt Nam bắt buộc phải dân chủ hóa chế độ.
Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả, nhà nghiên cứu sống tại Pháp.
Theo BBC

Tin bài liên quan:

Lại có điều hầu chuyện với anh Trọng

Phan Thanh Hung

Tại sao Thủ tướng muốn “siêu quyền lực”?

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam hậu ĐH XII: hỗ trợ tư nhân, thoái vốn nhà nước, khuyến khích FDI

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.