Việt Nam Thời Báo

VNTB – 2 cây sưa cổ thụ, 2 công văn trái pháp luật của quan chức thành phố Hà Nội

Thế Hiền (VNTB) – Trách nhiệm trong ký duyệt công văn trong phòng máy lạnh của ông chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (*) đến đâu, khi mà nó trái về mặt nguyên tắc pháp luật đề ra, dân thôn Phụ Chính phản ứng lại quyết liệt, và có khả năng sẽ kiện đích danh cá nhân ông về việc “ký công văn chỉ đạo có dấu hiệu sai quy định, vi phạm quyền và lợi ích của công dân và cộng đồng dân cư đã được luật pháp quy định…”.

Cây sưa và việc ăn chặn của quan chức

Cây sưa của thôn Phụ Chính (Chương Mỹ – Hà Nội) được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký công văn 86 giao chuyển cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá và nộp ngân sách vào trước ngày 25/04, mặc kệ điều đó là trái về mặt quy định pháp luật, cũng như mặc kệ người dân thôn Phụ Chính có đồng ý hay không đồng ý.

Công văn cũng gạt bỏ luôn cả công sức giữ gìn, chăm sóc của những người già cao tuổi thôn Phụ Chính trong bảo vệ hai gốc sưa cổ.

Vì sao việc bán cành xưa của thôn Phụ Chính là đúng luật nhưng công an huyện Chương Mỹ vẫn tịch thu? Ảnh: IJAVN

Trước đó, vào tháng 9/2010, nhân một cành sưa bị gãy do bão, người dân đã cắt bán, giá trị lên đến 20,5 tỉ đồng, số tiền này dự định dùng để xây dựng công trình phúc lợi của thôn, căn cứ vào thông tư 3419 của Bộ NN-PTNT về việc khai thác, vận chuyển cất giữ gỗ rừng trồng nhóm 1A. Theo đó, “Trường hợp tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư cây trồng trong vườn, trồng phân tán thì chủ lâm sản tự quyết định việc khai thác”.

Nhưng cuối cùng vẫn bị phía công an huyện Chương Mỹ chặn lạ, phong tỏa số tiền và không hẹn ngày trả lại, dù cho việc làm của người dân thôn Phụ Chính hoàn toàn đúng luật.

Văn bản trái luật và những kẻ giang hồ

Công văn ngày 31/03 tiếp tục gặp phải sự khiếu nại của người dân thôn Phụ Chính. Bởi căn cứ vào văn bản khẳng định của ông Hà Công Tuấn – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Lâm nghiệp vào ngày 25/5/2011 thì số gỗ sưa này là cây trồng phân tán, do cộng đồng thôn Phụ Chính quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì việc khai thác, sử dụng do cộng đồng thôn tự quyết định.

Trong khi đó, lại vừa phải làm nhiệm vụ bảo vệ gốc sưa già ngày đêm trước “sưa tặc” – những kẻ đầu trọc, giang hồ.

Liệu có sự liên quan giữa giang hồ và chính quyền? Liệu lần này chính quyền có thực hiện hành vi trái pháp luật (cướp) tài sản của người dân thôn Phụ Chính bằng giang hồ, thay vì công huyện Chương Mỹ như lần trước?

Điều này không hề là võ đoán, bởi theo đại diện ban lãnh đạo thôn, ông Vũ Viết Binh cho trang nguoiduatin biết thì: “Người dân hỏi chính quyền huyện thì vẫn là câu trả lời chúng tôi thực hiện theo công văn chỉ đạo của chính quyền thành phố. Khi người dân và cán bộ thôn đến để làm việc luôn có sự trốn tránh bỏ mặc của chính quyền”.

Như vậy, đây là lần thứ 2, UBND Tp. Hà Nội ban hành công văn trái luật, nhằm cưỡng đoạt tài sản của người dân thôn Phụ Chính.

Cầu thị lòng dân hay lòng tham quan chức

Câu chuyện hai cây sưa cổ và công văn 86 của Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội làm liên tưởng đến câu chuyện ký duyệt đề án 6.700 cây xanh. Trong buổi họp báo ngày 21/03, đại diện UBND Tp. Hà Nội là ông Phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, mọi sự thành bại của các chủ trương, chính sách đều do dân, nếu không được lòng dân mọi chính sách sẽ thất bại và ngược lại. Từ nay, những việc có liên quan đến đông đảo người dân, xã hội thành phố sẽ thận trọng, cùng với đó là xin ý kiến và cầu thị lắng nghe, nhằm thực hiện cho đúng mọi chủ trương, nhưng ông cũng không quên đá quả bóng trách nhiệm sang VPBank và Vingroup, “chặt cây do áp lực từ nhà tài trợ”.

Ông phó chủ tịch nói rất hay, nhưng có lẽ sẽ hay hơn nếu người ký duyệt đề án thay thế 6.700 cây xanh không phải là chính ông – Phó chủ tịch thành phố.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội từng ký 2 công văn sai phạm liên quan đến sưa thôn Phụ Chính?

Trở lại với câu chuyện lòng dân, liệu rằng khi ký công văn 86 giao chuyển cho UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá hai cây sưa cổ, ông Chủ tịch UBND, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội có thực sự “cầu thị lắng nghe” ý dân thôn Phụ Chính? Hay việc ăn chia trong chặn bắt cây sưa khiến cho ông chủ tịch tiếp tục muốn thử xem người dân thôn Phụ Chính bị dồn đến bước đường cùng như thế nào? Và nếu làm quá, thì ông mới chịu dừng lại? Như đã từng xảy ra với đề án 6.700 cây xanh.

Trách nhiệm trong ký duyệt công văn trong phòng máy lạnh của ông chủ tịch Tp. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo (*) đến đâu, khi mà nó trái về mặt nguyên tắc pháp luật đề ra, dân thôn Phụ Chính phản ứng lại quyết liệt, và có khả năng sẽ kiện đích danh cá nhân ông về việc “ký công văn chỉ đạo có dấu hiệu sai quy định, vi phạm quyền và lợi ích của công dân và cộng đồng dân cư đã được luật pháp quy định…”.

Chưa kể, các sai phạm của UBND huyện Chương Mỹ trước đó trong việc giẫm đạp lên thông tư 3419 của Bộ NN-PTNT, tự ý tịch thu tài sản của dân thôn Phụ Chính, dù đã khiếu nại thời gian dài nhưng không không đến được tai thành phố? Lý do là vì sao?

(*) Từ tháng 8/2007 đến nay, ông Nguyễn Thế Thảo giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đến tháng 01/2011 là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.

Tin bài liên quan:

Đừng để vọoc chà vá phải đu dây điện tại bán đảo Sơn Trà

Phan Thanh Hung

Khi chủ đầu tư bắt tay cơ quan quản lý làm giá, và đầu cơ chung cư*

Phan Thanh Hung

“Lợi ích nhóm” có phải là tội danh mới?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo