Việt Nam Thời Báo

VNTB – 2 nhân chứng nhìn thấy vụ bắt cóc Đường Văn Thái

Hiếu Bá Linh

 

(VNTB) – Nhân chứng nhìn thấy 3 chiếc xe màu trắng chặn xe của Đường Văn Thái

 

Ngày 10/5 Đài Phát thanh và Truyền hình quốc tế của Đức Deutsche Welle (Làn sóng Đức, viết tắt là DW) đưa tin về vụ bắt cóc Đường Văn Thái tại Thái Lan, đặc biệt DW đã phỏng vấn 2 nhân chứng nhìn thấy vụ bắt cóc này. 

 

———

 

Blogger bất đồng chính kiến Đường Văn ​​Thái được cho là đã bị bắt cóc giữa ban ngày khi đang sống lưu vong và bị đưa về Việt Nam, bạn bè và các nhà hoạt động nhân quyền cho biết.

Ngày thứ Năm, 13 tháng 4 tại huyện  Thanyaburi [tỉnh Pathum Thani], Thái Lan, trên con đường Lamphu trong thời gian lễ hội té nước [Tết của Thái Lan] hầu như không có ai ở nhà. Một trong số ít người vẫn còn ở đó là ông Lom Panphim, ông đang nướng thịt trước nhà thì nghe tiếng hét lớn. “Những tiếng la hét rất lớn, như thể ai đó đang bị tấn công”, Lom kể lại trong một cuộc phỏng vấn với DW.

Nhân chứng Lom Panphim.

Ông ta nhìn ra đường và thấy “3 chiếc xe màu trắng chặn đường”. Tiếng la hét ầm ĩ phía sau khúc  đường bị chặn dần dần im bặt. “‘Ai đó hãy gọi cảnh sát đi!’ một người đi đường hét lên”, một bà hàng xóm tường thuật.  Sau đó, những chiếc xe màu trắng phóng đi mà không để lại bất kỳ dấu vết nào, Lom nói.

Các nhà hoạt động nhân quyền và bạn bè của nhà bất đồng chính kiến ​​tin chắc rằng chính Đường Văn Thái đã bị mật vụ Việt Nam khống chế trên đường phố và bắt cóc đưa về Việt Nam. Blogger 41 tuổi sống ở Thái Lan từ năm 2019.  Với những bài chỉ trích Hà Nội, Đường Văn Thái gần đây đã được khoảng 120.000 người theo dõi trên YouTube.  Ông Thái thường xuyên phát trực tiếp từ huyện Thanyaburi, Thái Lan với nội dung chỉ trích  lãnh đạo cộng sản Việt Nam vốn kiểm soát tất cả các phương tiện truyền thông chính thức trong nước.

Đoạn đường nơi Đường Văn Thái bị bắt cóc, hai bên đường là vườn chuối, do đó không có camera giám sát.

Phê bình Đảng sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Nhiều blogger và nhà báo đã bị kết án tù dài hạn ở Việt Nam. Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết trong tù, một số người làm truyền thông bị “hành hạ, cô lập và không được chăm sóc y tế”.  Trong bảng xếp hạng của RSF về tự do báo chí toàn cầu được công bố gần đây, Việt Nam đứng thứ ba cuối bảng. Chỉ trên có Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.

 

Camera đường phố ghi lại hình ảnh cuối cùng của Đường Văn Thái

 

Blogger Thái Văn Đường đã phát trực tuyến lần cuối từ công viên trường đại học gần nhà vào ngày anh mất tích. Trước 18 giờ chiều một chút, ông Thái lên xe máy chạy về nhà, theo những đoạn video do bạn bè ông thu thập được.

Một camera giám sát trên đường Lamphu đã ghi được hình ảnh cuối cùng của ông Thái lúc 18:03 giờ. Máy camera kế tiếp [không bị hỏng], cách khoảng 200 mét sau đó, không còn nhìn thấy ông Thái nữa. Thay vào đó, camera an ninh này đã ghi lại những tiếng la hét kéo dài. Sau đó, không còn thấy dấu vết của ông Thái nữa.

Một ngày sau, ông Thái được cho là xuất hiện – cách đó khoảng 900 km ở vùng biên giới giữa Việt Nam và Lào. Công an địa phương cho biết một người đàn ông 41 tuổi tên Đường Văn Thái đã bị bắt trên đường mòn ở huyện biên giới Hương Sơn của Việt Nam.  Người này “nhập cảnh trái phép vào Việt Nam” và do đó đã bị bắt, theo truyền thông nhà nước Việt Nam. Từ  đó cho đến nay, Hà Nội vẫn chưa cung cấp thêm thông tin gì về vụ việc này.

Bạn bè của ông Thái loại trừ trường hợp ông đã tự ý về Việt Nam. “Không thể nào xảy ra được”, bà hàng xóm của blogger, Pi Noi, nói. Đồ đạc của anh ấy, như hộ chiếu và thẻ tị nạn của UNHCR [Cao ủy tị nạn LHQ] “tất cả vẫn còn ở đây”. Trái lại, “anh ấy hay nói về việc sớm đi định cư ở một nước phương Tây”.  Trong chương trình tái định cư của UNHCR, người tị nạn chính trị được công nhận sẽ được đưa đến một quốc gia thứ ba an toàn.  Grace Bui, một nhà hoạt động nhân quyền và là bạn của Thái, nói với DW: “Anh ấy đã có một cuộc phỏng vấn với Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc về kế hoạch tái định cư ở Úc”.

Chính quyền Thái Lan phản ứng dè dặt. Cơ quan cảnh sát có trách nhiệm ở huyện Thanyaburi đã không xác nhận cũng như phủ nhận khả năng xảy ra vụ bắt cóc. Sự biến mất của người Việt Nam này được xử lý như “trường hợp người mất tích” thông thường.  “Thật đáng xấu hổ,” Phil Robertson của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói. “Người ta có thể nghĩ rằng họ sẽ coi một vụ bắt cóc như vậy ở Thái Lan là một sự xúc phạm đến chính quyền và chủ quyền của Thái Lan, nhưng cho đến nay, có vẻ như cảnh sát địa phương không quan tâm”, phó giám đốc bộ phận châu Á của HRW nói với DW.  Chính xác những gì đã xảy ra trên đường Lamphu vào ngày 13 tháng 4 vẫn chưa được làm sáng tỏ.

Những trường hợp người Việt khác cũng bị nghi là bị bắt cóc ở nước ngoài

Rõ ràng là bằng cách bỏ tù blogger này, chính phủ Việt Nam một lần nữa đã bịt miệng thêm một người Việt Nam gây khó chịu cho họ về mặt chính trị.

Tháng Giêng năm 2019, blogger Trương Duy Nhất biến mất ở bắc Bangkok. Ông cũng được cho rằng bị bắt cóc đưa về Việt Nam theo lệnh của Hà Nội và sau đó bị kết án 10 năm tù vì tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn” với tư cách là một phóng viên. Cũng giống như Đường Văn  Thái, ông trốn sang Thái Lan để xin tị nạn chính trị.

Và đầu năm 2017, một toán mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Trịnh Xuân Thanh trên đường phố ở Tiergarten, Berlin. Họ đưa  nguyên giám đốc công ty dầu khí nhà nước Petrovietnam về Việt Nam qua ngả Slovakia. Hà Nội sau đó tuyên bố ông tự nguyện trở về nước.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Ông Đường Văn Thái vi phạm điều luật gì của nhà nước Việt Nam?

Do Van Tien

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ: Những đảng viên Cộng hòa đầu tiên chúc mừng Biden, Thượng nghị sĩ Graham kêu gọi điều tra

Phan Thanh Hung

VNTB – Công ty Đức đình chỉ cung cấp nguyên liệu in tiền cho chế độ quân phiệt Miến Điện

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo