Việt Nam Thời Báo

VNTB – Bãi Ba Đầu … đời con cháu chúng ta sẽ đòi lại?

Nguyễn Thị Sen 

 

(VNTB) – “Hoạt động của các nước cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của quốc gia ven biển, đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông.”

 

Mỹ ủng hộ Phillipines

Hôm thứ Ba (23/03), Hoa Kỳ cho biết họ đang ủng hộ Philippines ở Biển Đông trong việc trong yêu cầu một đội tàu đánh cá gồm 220 tàu của Trung Quốc rời khỏi bãi Đá Ba Đầu.

Đại sứ quán Mỹ cho biết họ chia sẻ mối quan ngại của Philippines và cáo buộc Trung Quốc sử dụng “lực lượng dân quân hàng hải để đe dọa, khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, làm suy yếu hòa bình và an ninh trong khu vực”, và tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ luôn sát cánh với đồng minh Châu Á lâu đời nhất.

Bắc Kinh phủ nhận các tàu này là tàu dân quân hàng hải và cho biết bất kỳ suy đoán nào như vậy chỉ gây ra những khó chịu không cần thiết và phớt lờ lời kêu gọi rút đội tàu dân quân đi ra khỏi khu vực tranh chấp.

Trung Quốc cho biết họ tập trung ở khu vực này để tránh biển động cũng như tiếp tục khẳng định họ sở hữu vùng lãnh hải này. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố: “Đá Ba Đầu là một phần của quần đảo Trường Sa, một trong những quần đảo chính ở Biển Đông, mà Trung Quốc hầu như tuyên bố chủ quyền”.

Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết: “Các tàu thuyền của Trung Quốc đã neo đậu ở khu vực này trong nhiều tháng với số lượng ngày càng tăng, bất kể thời tiết như thế nào”.

Việt Nam không biết gì?

Bãi Ba Đầu nằm trong khu vực đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Việc tàu cá thường xuyên tập trung trong khu vực này bất kể thời tiết tốt hay xấu theo như khẳng định của Đại sứ quán Hoa Kỳ không có gì là mới lạ.

Trong loạt bài phóng sự trên báo Thanh Niên của nhà báo Mai Thanh Hải có viết: “ Có nhiều tảu Trung Quốc giả dạng tàu cá, cũng treo đèn và lưới, nhưng không thấy đánh bắt bao giờ, chỉ nhăm nhe vào sát mép xanh các đảo ở Trường Sa.”

Đây là loạt phóng sự đã được thực hiện vào năm tháng 7 năm 2019.

Khi ấy, Thượng tá Trần Như Hải, nguyên chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh A (Trường Sa) đã cho biết: “Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại khu vực Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt là cụm đảo Sinh Tồn, có thời điểm xung quanh đá Huy Gơ (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ cuối tháng 2.1988) có hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung, ban đêm bật đèn như thành phố nổi.”

Tháng 5 năm 2020, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã tuyên bố Chúng tôi luôn theo dõi sát các hoạt động trên Biển Đông và cho rằng hoạt động của các nước cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của quốc gia ven biển, đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định tại Biển Đông”, khi được chất vấn về việc tàu dân binh và tàu cá Trung Quốc tụ tập ở Bãi Ba Đầu, Én Đất.

Việt Nam khẳng định Bãi Ba Đầu vì nằm trong vùng 12 hải lý của đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quyền quản lý và chủ quyền của Việt Nam, nhưng việc trên 200 tàu cá hiện diện ở đó chỉ được đề cập đến như bên thứ 3.

Việt Nam sẽ vẫn im lặng vì trên chưa có lệnh?

Lực lượng hải cảnh Philippines đã phát hiện khoảng 220 tàu Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm mà Bắc Kinh và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền vào ngày 7/3 những mãi đến gần cuối tháng 3 mới lên tiếng.

Hôm thứ Hai, một máy bay giám sát của Philippines đã phát hiện vẫn còn 183 tàu Trung Quốc ở Bãi Ba Đầu.

Với dã tâm muốn chiếm gần như toàn bộ Biển Đông của Bắc Kinh, thì có thể thấy họ sẽ không từ bỏ việc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn này theo “ Mô hình Scarborough” hoặc có thể sẽ tìm cách xây dựng bồi đắp bãi đá cạn thành đảo nhân tạo như họ đã làm trong thời gian qua ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Philippines đã không thể bảo vệ bãi Scarborough gần chục năm về trước dù đã có sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ trong các đối thoại, đàm phán với Trung Quốc. Việt Nam cũng không thể ngăn cản được các hành động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, trước đó cũng đã để mất Gạc Ma vào tay Trung Quốc năm 1988 cùng với hàng chục người lính hải quân bị thảm sát khi không được phép nổ súng vào quân xâm lược. 

Philippines ít ra đã thắng vụ kiện năm 2016 trước Trung Quốc và nay lại tiếp tục ra công hàm ngoại giao phản đối. Trong khí đó Việt Nam, chưa từng một lần lên tiếng phản đối chính thức hay kiện cáo thì có thể làm gì để bảo vệ khu vực mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền trước một kẻ bành trướng bất chấp luật lệ quốc tế?

Nay mai, báo giới có chất vấn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ lại lặp lại câu trả lời đã học thuộc. Chủ quyền lãnh hải của mình, mà phải để người ngoài lên tiếng thì e rằng có lẽ… đến đời con cháu chúng ta chưa chắc đòi lại.

 

*****

[ads_color_box color_background=”#f0e6e6″ color_text=”#444″]

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc – Kỳ 6: Lần mò xuống Trường Sa

Có nhiều tàu Trung Quốc giả dạng tàu cá, cũng treo đèn và lưới, nhưng không thấy đánh bắt bao giờ, chỉ nhăm nhe vào sát mép xanh các đảo ở Trường Sa…

Đi công tác Trường Sa và khu vực nhà giàn DK1, rất dễ gặp các tàu cá Trung Quốc.

Thượng tá Trần Như Hải, nguyên chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh A (Trường Sa) là một trong những chỉ huy đảo có thâm niên nhất ở Trường Sa nên có rất nhiều chuyện kể về các cuộc đấu tranh với tàu cá Trung Quốc.

Ông Hải cho biết: Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại khu vực Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt là cụm đảo Sinh Tồn, có thời điểm xung quanh đá Huy Gơ (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ cuối tháng 2.1988) có hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung, ban đêm bật đèn như thành phố nổi.

Có khi các tàu cá Trung Quốc kéo dài đến gần đảo Sinh Tồn Đông (do bộ đội lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đang đóng quân), bởi Sinh Tồn Đông chỉ cách Huy Gơ 4 hải lý (7,5 km), khiến xuồng CQ của đảo và tàu trực phải liên tục xua đuổi.

Các tàu cá Trung Quốc thường bật giàn đèn dùng lưới đánh bắt cá ban đêm. Có khi đi vào sát mép xanh của đảo và nối nhau vây xung quanh. Buổi sáng, các tàu cá kéo nhau ra xa, neo đậu thành cặp hoặc cụm vài chục chiếc, nghỉ ngơi. 

Ban ngày, chỉ một số tàu làm nghề câu hoạt động ở bãi cạn không người, hạ thuyền nhỏ cho ngư dân (1 – 2 người/ xuồng), chạy vào bãi san hô để câu cá hoặc lặn bắt mò tìm san hô, hải sâm…

Bên cạnh các tàu cá, có rất nhiều tàu giả dạng tàu cá, cũng treo đèn và lưới nhưng không bao giờ đánh bắt, chỉ nhăm nhe vào sát mép xanh các đảo để… nghe ngóng. 

Một số tàu cá còn thường trực bảo vệ các bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam, xây dựng thành căn cứ quân sự hiện đại (Chữ Thập, Xu Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven). 

Cứ phát hiện tàu thuyền  phương tiện nổi của nước khác đi vào gần 12 hải lý, là tàu cá bảo vệ sẽ lao ra ngăn cản, xua đuổi, thậm chí húc ủi đâm va không cho vào sâu hơn và gọi các tàu hải cảnh, tàu quân sự từ khu vực khác đến can thiệp.

Cuối 2012 đến đầu 2013, khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép trên các bãi đã cưỡng chiếm của Việt Nam, các tàu cá Trung Quốc tham gia áp tải, dẫn đường các tàu công trình, chở máy móc vật liệu. Nhiều tàu vận tải Việt Nam chở hàng hóa ra các đảo cho bộ đội, bị các tàu cá dân binh Trung Quốc áp sát, thậm chí cản mũi ép chuyển hướng”, thiếu tá Vũ Đức Vinh, nguyên chính trị phó đảo Sinh Tồn Đông (Trường Sa) kể lại.

Ở khu vực DK1, thềm lục địa phía Nam, cũng có nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm, nhất là các bãi Ba Kè, Tư Chính, Phúc Tần, Huyền Trân… 

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính B (DK1/5) kể: Từ trước 2008, các tàu cá Trung Quốc có khi vào đánh bắt cách nhà giàn chỉ 1 hải lý. 

Từ năm 2009 trở đi, do ta tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền, nên các tàu Trung Quốc rút ra ngoài xa 5 – 6 hải lý.

Mấy năm gần đây, lượng tàu dân binh Trung Quốc đến các bãi ngầm thuộc DK1 tăng đột biến. Nhiều tàu chỉ thả trôi hoặc neo đậu quan sát hoạt động của bộ đội, công nhân trên các nhà giàn.

Tuy tàu cá Trung Quốc có nhiều phương thức hoạt động, nhưng ở các vùng biển Trường Sa và DK1, Bộ Quốc phòng đã tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền của hải quân, cảnh sát biển và số lượng lớn các tàu kiểm ngư của Bộ NN – PTNT cùng tham gia bảo vệ ngư trường, tuần tra kiểm soát các hoạt động trên vùng biển Trường Sa, DK1.

Đại tá Nguyễn Công Sơn, nguyên phó chính ủy Vùng 4 hải quân cho biết: “Những năm về trước, việc tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta rất nghiêm trọng, nhất là khu vực quần đảo Trường Sa, bằng số lượng đông, trang bị hiện đại… tàu thuyền Trung Quốc luôn tỏ thái độ ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế, co cụm, thách thức các lực lượng của ta. Với tinh thần kiên quyết tuyên truyền, xua đuổi, giữ vững đối sách, các lực lượng của Vùng 4 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh, làm sạch vùng biển, đẩy lực lượng tàu thuyền Trung Quốc ra xa đảo”.

Đại tá Sơn khẳng định: “Đến nay, tỉ lệ tàu thuyền đánh cá của ngư dân và các lực lượng của ta đã chiếm ưu thế trên các khu vực biển, đảo Trường Sa, vừa làm nhiệm vụ đánh bắt, vừa tham gia đấu tranh, vừa khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”…

[/ads_color_box]


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Thượng viện Hoa Kỳ nên phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhật Bản kêu gọi các quốc gia châu Âu hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn ở châu Á để đối phó với Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – Tô Lâm sẽ đảm nhiệm mọi nhiệm vụ của Nguyễn Phú Trọng

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo