Thái Thịnh (VNTB) Viêc đầu tiên của tàu ngầm lớp kilo mà Việt Nam đang sở hữu, là tuần tra vùng tranh chấp biển đông, răn đe hoạt động của hải quân Trung Quốc, The Sydney Morning Herald dần nguồn tin từ quan chức Việt Nam và nguồn tin ngoại giao cho biết.
Trang này cho hay, Việt Nam cũng đang mở rộng việc sử dụng chiến lược các bến cảng nước sâu thuộc vịnh Cam Ranh, nơi là vùng cứ vào 6 tàu ngầm lớp kilo vào năm 2017.
Các tàu ngầm lớp Kilo được coi là một trong những tàu ngầm êm nhất và đã được nâng cấp liên tục kể từ năm 1980. Các nhà phân tích nói rằng công nghệ tàu ngầm lớp kilo mà Việt Nam nhận được từ Nga tiên tiến hơn so với các tàu ngầm Nga trong hạm đội của Trung Quốc.
Tàu ngầm lớp kilo. Ảnh: Handout |
Sự xuất hiện của những chiếc tàu ngầm tiên tiến từ Nga là một phần quan trọng trong việc xây dựng khí tài quân sự của Hà Nội kể từ đỉnh cao của chiến tranh Việt Nam, trong đó có thể thay đổi đáng kể cán cân quyền lực tại các điểm nóng ở Biển Đông, các nhà phân tích nói.
Những tuyên bố hiếu chiến của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp đã thúc đẩy Việt Nam chi hàng tỷ USD để phát triển hạm đội tàu ngầm, pháo, tên lửa, máy bay chiến đấu, tàu tấn công nhanh có nguồn gốc hầu hết ở Nga và Ấn Độ.
Việt Nam cũng đang đàm phán với các nhà sản xuất vũ khí của châu Âu và Mỹ để mua máy bay chiến đấu và máy bay tuần tra hàng hải, máy bay không người lái, The Sydney Morning Herald dẫn tin từ Reuters cho biết, trích dẫn nguồn tin giấu tên.
Gần đây, Việt Nam cũng đã nâng cấp và mở rộng hệ thống phòng không, bao gồm cả radar giám sát cảnh báo sớm từ Israel và tổ hợp tên lửa S-300 từ Nga.
Chi tiêu quân sự của Việt Nam đã vượt xa các nước láng giềng Đông Nam Á trong thập kỷ qua, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết.
Cam Ranh Việt Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: Google Maps |
Carlyle Thayer, một giáo sư từ Học viện Quốc phòng của Úc ở Canberra cho hay, khi tất cả sáu tàu ngầm của Việt Nam hoạt động, nó sẽ cung cấp khả năng tấn công mạnh với tên lửa hành trình chống tàu và tấn công mặt đất.
” Các hệ thống vũ khí này sẽ cho phép Việt Nam khiến việc tiến hành các hoạt động hải quân của Trung Quốc trở nên cực kỳ tốn kém trong một dải biển 200-300 hải lý dọc theo bờ biển của Việt Nam – từ biên giới Việt-Trung ở phía Đông Bắc tới Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, nếu như không tiếp tục tiến xa hơn về phía Nam, “Giáo sư Thayer cho biết trong một cuộc họp báo giấy nền Thayer Consultancy.
Giáo sư Thayer, một chuyên gia về quân sự và tranh chấp Biển Đông cũng đề cập đến khả năng, Việt Nam sẽ ngầm triển khai hỏa lực nếu Trung Quốc đóng quân và sử dụng máy bay tác chiến trên đảo Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng 3000 mét đường băng và một số cơ sở hạ tầng cơ bản.
Trung Quốc đã hạ cánh một máy bay dân sự trên đường băng này vào ngày 02.01.2016, gây ra một phản ứng giận dữ từ Việt Nam, khi Hà Nội cho đó là “hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.
Các nhà phân tích cho biết, rất khó để đánh giá khả năng quân sự thực tế của Việt Nam và làm thế nào để họ tác chiến tích hợp với hệ thống vũ khí mới.
Nhưng Giáo sư Thayer nói, khi mua vũ khí ở hiện tại và tương lai, ” rõ ràng Việt Nam đã có những bước tiến lớn để phát triển một năng lực mạnh mẽ nhằm chống lại sự can thiệp hải quân của một cường quốc thù địch “.
Điều này đã hình thành dưới dạng phát triển một chiến lược chống can thiệp tích hợp các hệ thống pháo và tên lửa trên bờ; các máy bay chiến đấu đa năng Su-30; các tàu tấn công nhanh, các tàu hộ tống và khinh hạm trang bị tên lửa chống hạm; và các tàu ngầm lớp Varshavyanka.
Cam Ranh là con át chủ bài của Việt Nam. Ảnh: Google Maps |
Và những vũ khí mà Việt Nam đang sở hữu, có thể hoạt động tốt, ngay cả ở vùng nước nông tại Biển Đông.
Các nhà phân tích cho biết Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là “át chủ bài” cho lực lượng hải quân, không quân Việt Nam để chống lại sức ép quân sự từ Trung Quốc. Hà Nội cũng ra tín hiệu, sẽ thực hiện dịch vụ hậu cần cho các lực lượng hải quân – không quân các nước như Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Cam Ranh cũng là trung tâm hoạt động hải quân của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, nơi mà các tàu chiến dễ dàng ra vào, ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
The Sydney Morning Herald cũng cho hay, một nhóm phân tích khủng hoảng quốc tế đã cảnh báo rằng Biển Đông đang có nguy cơ trở thành một điểm phô diễn chạy đua vũ trang vào năm 2016, khi Mỹ thách thức lớn việc xây dựng và cải tạo của Trung Quốc trên các rạn san hô đang tranh chấp.
Một tòa án ở The Hague cũng công bố phán quyết liên quan đến vụ kiện của Philippines cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông, sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng.