Khánh An dịch
(VNTB) – Doanh nghiệp nhỏ và người dân Việt Nam đang phải chật vật vì các biện pháp phong toả khắc nghiệt. Hiện chỉ có 3,9% dân số đã được chủng ngừa [đầy đủ].
Trong bốn tháng đầu năm nay, Diep Nguyen được tận hưởng khả năng ngăn chặn COVID-19 ấn tượng của Việt Nam. Quán cà phê của cô nằm ở một khu vực cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên nổi tiếng và cô đã bắt đầu thử nghiệm với việc phục vụ cocktail.
Ngày 31 tháng 5, cô ấy đã ngừng phụ vụ trực tiếp vì một số nhân viên sống trong các khu vực trở thành điểm nóng dịch bệnh.
“Chúng tôi chuyển sang chỉ bán giao hàng và tôi chuyển buôn bán về nhà để hạn chế phương tiện đi lại và dễ quản lý thực đơn giao hàng hạn chế giờ chỉ còn có cà phê nguội”, Diep nói với DW.
Ngày 9 tháng 7, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã đình chỉ tất cả các hoạt động giao hàng thực phẩm và đồ uống do phong toả vì làn sóng lây nhiễm COVID-19. Quán cà phê của Điệp vẫn đóng cửa cùng hầu hết các cơ sở kinh doanh khác.
Cho đến tháng 5 này, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất thế giới trong việc kiểm soát đại dịch. Từ tháng 1 năm 2020 đến ngày 27 tháng 4 năm nay, ngày bùng phát dịch dữ dội do biến thể Delta bắt đầu, Bộ Y tế đã ghi nhận dưới 4.000 ca nhiễm, phần lớn trong số đó là từ nhập cảnh và chỉ có 35 trường hợp tử vong liên quan đến COVID.
Biến thể Delta phá vỡ sự tạm lắng của dịch bệnh
Kể từ đó, có 559.347 ca lây nhiễm trong nước đã được phát hiện, với 14.125 người chết vì COVID-19, làm kinh ngạc một quốc gia đã trải qua 18 tháng trước đó trong tình trạng tương đối bình thường mà hầu như không nơi nào khác có được.
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 80% số ca tử vong và khoảng 275.000 ca. Biến thể delta đã đưa hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ, tàn phá kinh tế ở nơi từng là một cường quốc năng động và đóng cửa gần hết một thành phố nổi tiếng với những con phố sôi động.
Theo quy định giới phong toả có hiệu lực đến ngày 15 tháng 9, người dân không thể ra khỏi nhà trừ trường hợp khẩn cấp, trong khi các đơn hàng mua hộ của hệ thống chính phủ bị quá tải trước của nhu cầu lớn của 10 triệu người.
Ở những nơi khác trên cả nước, mặc dù hầu hết các tỉnh của Việt Nam đều có ca nhiễm thấp, nhưng cho đến nay chỉ có 3,9% trong tổng số 97 triệu dân của cả nước đã được tiêm chủng đầy đủ. Chính phủ đã phải vật lộn để đảm bảo nhập khẩu vắc xin nhờ tình trạng cung vượt quá cầu ở các nước giàu có và nhu cầu cao trên toàn thế giới.
Đi lại trong nước bị ngừng do nguy cơ lây lan vi-rút trong cộng đồng lớn chưa được tiêm chủng.
Hầu hết người lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được ít nhất một liều vắc-xin nhờ nỗ lực phối hợp của chính phủ trong việc chuyển nguồn cung vắc xin đến các trung tâm dân cư và kinh tế lớn.
‘Tìm sự cân bằng’
“Tôi nghĩ thách thức lớn nhất là làm sao tìm được sự cân bằng giữa việc làm chậm tăng các ca nhiễm mới và tử vong, đồng thời duy trì các hoạt động kinh tế xã hội cốt lõi trong bối cảnh thiếu vắc xin cho toàn dân”, bà Nguyễn Thu Anh, chuyên gia y tế công cộng và giám đốc quốc gia của Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Hà Nội, cho biết.
Sau một thời gian dài theo đuổi phương pháp “không COVID”, lãnh đạo Việt Nam gần đây đã chuyển sang thảo luận về thực tế “sống chung với virus”.
“Chúng ta không thể sử dụng biện pháp cách ly, phong tỏa mãi được vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn“, Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu vào đầu tháng này.
Sự bùng phát và những hạn chế đối phó dịch bệnh đã khiến hàng triệu người mất việc làm hoặc bị giảm lương, trong khi nhiều doanh nghiệp sẽ không tồn tại được khi phải đóng cửa trong nhiều tháng. Mặc dù còn quá sớm để xác định tác động của đợt bùng phát này đối với nền kinh tế nói chung, nhưng Ngân hàng Thế giới đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam hai điểm phần trăm, từ 6,8% xuống 4,8%.
Thiếu thốn do phong toả
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh bị dịch bệnh nặng khác hiện đang cố tìm ra lộ trình mới để tiến lên phía trước, nhưng cuộc sống hàng ngày với nhiều người vẫn là một thách thức.
Bà Nguyễn Thị Ngân, hiện đang làm việc cho một công ty nội thất và sống ở tỉnh Bình Dương, một trung tâm sản xuất lớn lân cận Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi không được ra ngoài kể từ ngày 22 tháng 8. Tôi không đi làm từ cuối tháng Bảy và đặt mua hàng trực tuyến hiện đắt hơn và mất nhiều thời gian để.”
Bà đã nhận được chích liều vắc-xin Moderna đầu tiên vào ngày 19 tháng 8 và đang chờ đợi mũi thứ hai, trong khi tương lai trước mắt vẫn chưa biết ra sao.
“Chúng tôi chưa có thông tin chính thức, nhưng tôi nghĩ rằng tất cả những công nhân đã bắn được chích ít nhất một liều sẽ đi làm trở lại vào cuối tháng này.”
Trong khi đó, Diệp đang phải cố duy trì kinh doanh .
“Tôi đã nộp đơn xin chính phủ hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp nhỏ trả tiền thuê nhà, nhưng đó chỉ được một lần 132 đô la (112 €) và chúng tôi vẫn chưa được nhận”, cô nói. “Chủ nhà đã giảm 50% tiền thuê nhà bắt đầu từ tháng thứ hai đóng cửa. Tôi mừng vì được giảm tiền thuê nhà nhưng mà cũng phải trả tiếp cho một hai tháng nữa và khoản tiền đó cũng lớn. Tôi vẫn phải hỗ trợ nhân viên dù là họ không thể đi làm.
Quy tắc khó hiểu
Đầu tuần này, chính quyền thành phố đã thông báo cho dịch vụ bán đồ ăn và thức uống sẽ được phép hoạt động trở lại, nhưng với các quy định nghiêm ngặt được đưa ra: doanh nghiệp chỉ được hoạt động từ 6 giờ sáng đến 6 giờ chiều, chỉ có thể giao hàng trong cùng khu vực, nhân viên phải có tiêm ít nhất một mũi vắc xin, và họ phải thực hiện theo mô hình “ba tại chỗ” được triển khai tại nhiều nhà máy.
Điều này có nghĩa là người lao động phải ăn, ngủ và làm việc tại nơi kinh doanh.
“Quy định khó hiểu như vậy nhưng bạn vẫn phải đưa ra quyết định dựa trên thông tin khó hiểu đó”, Diệp nói. “Đó có lẽ là thách thức lớn nhất.”
Tuy nhiên, điều tích cực là khu phố của cô ấy đã xích lại gần nhau trong thời gian bị phong toả: “Họ đã phát gạo và rau cho mọi người một vài lần và họ có một nhóm trên Zalo [ứng dụng nhắn tin trong nước chính của Việt Nam] để cập nhật về tiêm chủng , các gói hỗ trợ và cách mua hàng. Bây giờ tôi biết hết mọi người và ai cũng biết tôi. “
Nguồn: DW