Việt Nam Thời Báo

VNTB – Các nước đang chơi ván cờ nảy lửa tại Biển Đông

Thái Thịnh (VNTB) Các cuộc xung đột ở Biển Đông sẽ gia tăng nếu như mỗi quốc gia vẫn tìm cách để khẳng định chủ quyền của họ. Nhưng một số quốc gia lại có quyền lực hơn, và họ đang làm tốt điều đó.


Những tiếp cận mới trong yêu sách chủ quyền 
Với Đài Loan, vùng lãnh thổ thiếu nguồn lực tài chính, quân sự và ảnh hưởng ngoại giao trước trò chơi đối đầu với Trung Quốc, do đó, chính phủ Đài Loan đã đưa ra một tiếp cận mới để hiện diện trong trò chơi tranh chấp chủ quyền. Tất nhiên, Đài Loan chỉ là một trong số sáu quốc gia tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, nơi đột nhiên trở nên căn thẳng khi Trung Quốc xây dựng, mở rộng đảo nhân tạo. 
Sự tiếp cận của Đài Loan là tìm cách hỗ trợ nhân đạo và thực hiện cắt giảm lượng khí thải carbon trên đảo Ba Bình – nơi chính quyền Đài Loan đang kiểm soát, với 1,2 triệu USD đầu tư cho các tấm pin mặt trời. Một cách sử dụng sức mạnh mềm để tìm kiếm sự ủng hộ đối với lập trường chủ quyền Đài Loan.
“Đài Bắc cố gắng sử dụng một vấn đề thời thượng như môi trường để tạo sự ủng hộ có lợi của quốc tế đối với tư thế Biển Đông của mình,” Sean King, phó chủ tịch cao cấp trong tư vấn viên chiến lược Đài Bắc ở New York cho biết.
Ngoài ra, đảo Ba Bình còn có bệnh viện năm giường ,nhà ở, và cảng biển nhằm hỗ trợ nhân đạo cho người gặp nạn trên biển, hoặc di trú tàu thuyền các nước vào mùa mưa bão. Chủ yếu là Trung Quốc và Việt Nam.
Đài Loan không phải là quốc gia duy nhất tìm kiếm các tiếp cận mới trong yêu sách chủ quyền, mà nó chỉ là một động thái mà chính phủ các nước tranh chấp sử dụng trong nhiều năm qua. 
Philiphines sử dụng tàu cũ nát nhằm trấn giữ vùng tranh chấp bãi Cỏ Mây (Trường Sa), như là một cách tiếp cận mới trong yêu sách chủ quyền?
Năm 1995, Philippines cố tình đưa một con tàu đổ nát từ thời chiến tranh thế giới II đến bãi Cỏ Mây (Trường Sa) trong một động thái tuyệt vọng để ngăn cản sự chiếm đóng của Trung Quốc. 
Tám người lính thủy quân lục chiến Philippines vẫn duy trì sự phục vụ trên con tàu “chủ quyền” này, tất cả là nhằm củng cố yêu sách của Philippines trên rạn san hô và vùng nước khu vực bãi Cỏ Mây (Trường Sa).
Philippines cũng như các nước khác trong khu vực, cũng đang có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Với con số 748 triệu USD, nghĩa là tăng 25% ngân sách trong năm tới, quốc gia này dự định sẽ mua tàu khu trục, máy bay tuần tra cho mục đích củng cố tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp, quan chức Philiphines cho AFP biết. Tuy nhiên, dù tăng đáng kể, nhưng con số này vẫn rất nhỏ so ngân sách quân sự của Trung Quốc là 194 tỉ USD.
Philippines cũng mở cửa trở lại căn cứ hải quân Subic Bay vào năm nay và tổ chức diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và Nhật Bản, nhằm chống lại mọi mối đe dọa từ Trung Quốc.
Các quốc gia khác trong khu vực đã cố gắng để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo bằng cách xây dựng nhà ở, trường học và các trung tâm y tế.
Cảnh sát biển Việt Nam đấu vòng rồng với tàu Hải Giám Trung Quốc vào năm 2014. 
Chính phủ của Việt Nam còn đưa hẳn chương trình du lịch sáu ngày cho 180 người dân đến thăm các đảo ở khu vực Trường Sa. Trong đó bao gồm câu cá đêm, tham quan ngọn hải đăng và thưởng thức hải sản.
Đây là chương trình nhằm làm ” sống lại niềm tự hào quốc gia và nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền biển thiêng liêng của đất nước.”
Năm ngoái, Bắc Kinh – Hà Nội cũng đã xảy đụng độ xoay quanh giàn khoan HD981, gây ra cuộc bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam.
Thủ đoạn và xung đột vũ trang
Giáo sư Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Sydney, xung đột ở Biển Đông đã diễn ra trong nhiều năm, nhưng đã trở nên dữ dội hơn thời gian gần đây.
“Đó là một đại lộ thương mại lớn và có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như thủy sản và dầu và khí đốt,” Giáo sư Brown cho biết.
“Nó giống như một trò chơi cờ vua, các quốc gia đẩy con tốt xung quanh để tìm kiếm ảnh hưởng các khu vực xung quanh họ, chiến lược của họ là để kiểm soát không gian, để di chuyển vùng ảnh hưởng của họ ra ngoài.”
Giáo sư Brown cho biết ông không nghĩ rằng tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể sẽ leo thang thành chiến tranh.
“Mọi người đang theo dõi rất cẩn thận và có tất cả các loại chiến thuật ngoại giao được sử dụng trước khi nó đạt đến một cuộc xung đột.”
Nhưng Giáo sư Brown cho biết, vấn đề là với những thủ đoạn mà các nước đang dùng, có thể là nguyên nhân tiềm năng dẫn đến một sự “hiểu lầm”, kích hoạt xung đột vũ trang có giới hạn.
“Đó là cái mà thế giới lo lắng.”
Điều này sau đó có thể rút ra ngay trong các đồng minh của Hoa Kỳ, trong đó có một hiệp ước với Philippines, dẫn đến chiến tranh trong chiến tranh thế giới I.
Trong khi đó, Philippines đang tìm kiếm một giải pháp pháp lý, nhưng Giáo sư Brown cho biết ông không nghĩ rằng nó sẽ giải quyết tốt vấn đề. Philippines đã nộp đơn khiếu nại lên tòa án quốc tế ở The Hague, điều thách thức tính hợp lệ của yêu sách chủ quyền Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đã từ chối hợp tác trong quá trình tố tụng trọng tài.
“Điều này sẽ không được giải quyết bởi tòa án; đó là một vấn đề chính trị,” Giáo sư Brown cho biết thêm.
Từ tăng cường an ninh đến mở rộng vai trò quân đội
Hoa Kỳ và các đồng minh, trong đó có Philippines, đã yêu cầu Trung Quốc ngưng các công trình xây dựng ngoài khơi lớn, vì lo ngại các đảo nhân tạo có thể được sử dụng để kiểm soát tự do hàng hải và đe dọa các bên tranh chấp.
Trung Quốc đã bổ sung thêm khoảng 800 ha đất trong chuỗi quần đảo Trường Sa từ năm ngoái, các quan chức Mỹ cho biết. Chính phủ Mỹ nói rằng Trung Quốc đã không minh bạch cơ sở pháp lý cho tuyên bố chủ quyền của mình.
Lá cờ Trung Quốc (màu đỏ) bay trên một nóc nhà kết cấu betong, nằm trên đảo Đá Vành Khăn (Trường Sa) vào năm 1999.
Trung Quốc đã bác bỏ những lo ngại, nói rằng nước này đã sở hữu các vùng đảo từ thời cổ đại và có quyền xây dựng ở đó.
Washington, vốn đang tìm kiếm các mối quan hệ ổn định với Trung Quốc, cũng đã kêu gọi các bên tranh chấp hợp tác hơn là đối đầu.
Chỉ huy Hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift, cho biết nước này đã không đứng về phía nào nhưng Mỹ cũng sẵn sàng ứng phó mọi tình huống ở Biển Đông, bởi “Quan điểm rõ ràng của Hoa Kỳ là không hỗ trợ sử dụng cưỡng chế và vũ lực.” 
Bắc Kinh đã yêu cầu Hoa Kỳ đứng ngoài tranh chấp, nhưng Washington cho biết rằng việc đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp và giải quyết hòa bình các xung đột cũng chính là đảm bảo lợi ích quốc gia của Mỹ.
Nhật Bản cũng đã được kéo vào cuộc xung đột tiềm năng vì nước này đang tranh chấp với Trung Quốc đối với quần đảo Điếu Ngư ở biển Hoa Đông
Hạ viện Nhật Bản thông qua luật gây tranh cãi hôm thứ Năm, trong đó sẽ mở rộng vai trò của quân đội và cho phép quân đội nước này chiến đấu ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ Thế chiến II.
Một cuộc biểu tình của người dân Nhật Bản chống lại dự luật an ninh gây tranh cãi, trong đó sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng vũ trang của nước này. 
Thủ tướng Nhật Bản Abe cũng nhấn mạnh sự gia tăng quân sự của Trung Quốc trong khu vực. 
“Luật là điều cần thiết để bảo vệ cuộc sống của những người dân Nhật Bản và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh,” ông Abe nói với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu. “Môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên khắc nghiệt.”
Ông Abe cho biết vai trò của quân đội cần được tăng cường để chống lại sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, góp phần gìn giữ hòa bình quốc tế, và chuẩn bị cho các mối đe dọa như các cuộc tấn công khủng bố IS.
Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đặt câu hỏi liệu có phải Nhật đang “từ bỏ chính sách hòa bình” hay không, và thúc giục Nhật hãy “giữ con đường phát triển hòa bình” và tránh gây bất ổn cho khu vực.

Tin bài liên quan:

VNTB- Biển Đông, Trung Quốc và tàu tuần tra Mỹ: Việt Nam nên làm gì?

Phan Thanh Hung

VNTB – Giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đã quay trở lại, gần khu vực tranh chấp ở biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam liên quan đến chuyến bay trên đảo tranh chấp

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo