Ngụy Hữu Tâm
(VNTB) – Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.
Tôi viết bài này vào những ngày cuối tháng tám, đầu tháng chín. Ngày 23.08. chúng tôi họp lớp Lý ĐHTHHN khóa 9, báo đến chỉ có 13 , kém hơn cả trước đây 3 năm có 15 bạn dự, trước dịch covid, mà cuối cùng chốt lại chỉ còn là 9. Con số trùng một cách kỳ lạ. không biết năm sau sẽ còn bao nhiêu, liệu trong đó có tôi nữa hay không? Hai người là NĐD và NP bị cúm, hy vọng không phải bệnh đậu mùa khỉ châu Phi chứ không thì khá gay go đấy. Người thứ 3 là ĐTH, anh này vốn cao to, lại sắm dủ thứ dụng cụ thể thao, thế mà bây giờ nhắn tin vợ không cho đi lại vào những giờ buổi trưa thì có Trời mới hiểu nổi, nhất là sau khi thủ quỹ tuyên bố đi dự phải mang theo 500k, lẽ ra là chuyện bình thường cho bữa ăn thời hậu covid! Và last not least, người thứ 4 là NĐT, gốc Phố Cổ vì vốn ở 17 Lương Văn Can, nhưng không thắng chỉ thua, chuyển hết từ phố này sang ngõ kia, càng ngày càng vào hẻm nhỏ, thì LPT từ Sóc Sơn đi taxi về Hà Nội khá sớm nên có ghé thăm, rất khó nhưng may cũng tìm ra thì chỉ có vợ chồng già, con cái ra ở riêng, bà vợ ốm, T phải gọi tắc-xi đưa đi bệnh viện. LPT là người rất nhiệt tình với bạn bè vì gốc ở Nghệ An, nhà giàu nên vốn bị kỳ thị từ sau CCRĐ, ngay chúng tôi được đi học quân sự ở E400 thì anh cỉ được học làm…y tá, nhưng lại như thủ tướng NTDz, anh về hưu mà bằng TS cũng không có, dù dạy ở ĐHGTVT cho đến khi về hưu. Nhưng con, 2 gái 1 trai lại thành đạt, anh lại có khiếu trong làm ăn, nên tuy không giàu có nhưng cũng rủng riểng để làm từ thiện, tuy không nhiều nhưng vẫn là có, và với bạn bè thì hết phải nói. Ngài Bắc không có chứ trong Nam năm qua có 3 bạn ra đi là BN, TKH và HLV. Lớp trưởng VTH con gái làm ăn thất bát nên phải bán nhà ở ngay sân bay TSN để cứu con. Cũng phải chúc mừng NP, con trai vừa ra tù mấy tháng nay sau hàng năm ngồi bóc lịch, mà lại chỉ vì ngồi thay cho ông cậu. Sự đời oái ăm thay, ngay ở 1 tập thể nhỏ như lớp tôi, vốn chỉ có 56 người, ra trường chỉ có 54, vì may thay 1 anh là ĐBL được lên lớp trên (vốn đang học triết ở ĐHTH Lomossov, Moscow) và NPhương Anh đi không quân, sau có thời chỉ huy sân bay Nha Trang tôi sẽ kể sau, mà đã như thế rồi.
Về nhà ngủ kỹ, sáng mở máy tính ra đã thấy có bài nói của CHHV trên youtube nhân dịp Tổng khởi nghĩa, cũng là một góc nhìn mới về mặt lịch sử. Và nhận thức về anh thì mỗi người mỗi khác, chỉ có điều, những người đã nằm tù thì không phải là nhiều, và đã ở đó ra thì tiếng nói cũng đáng để ý đấy! Dẫu cho không còn ở trong nước và ở tuổi này, chắc chắn ai ai cũng mong muốn về quê hương đất tổ. Đấy là một sự hy sinh mà nhiều người muốn tránh.
Buổi chiều ghé thăm bạn QV ở Phố Hàm Long nói chuyện cả hai tiếng đồng hồ mới rõ ra nhiều thứ, nào vụ nhân văn giai phẩm những ai dính líu và thực ra các nhà văn chúng ta quá ngây thơ và xét cho cùng, giới trí thức chúng ta không thể so sánh với giới trí thức các cường quốc mà chúng ta dễ đếm trên đầu ngón tay, và may quá, QV và tôi không hề thuộc về loại người luôn thần thánh hóa các „lãnh tụ“ chứ đừng nói tới các nhân vật tên tuổi. QV biết rất nhiều tên tuổi thuộc giới văn nghệ sĩ đã từng tham gia ‚Nhân văn Giai Phẩm’ như Trần Dần, Lê Đạt, Nguyễn Tuân, Nguyễn Hữu Đang – mà ai quên được Phùng Quán, tác giả „Vượt Côn Đảo“ cháu Tố Hữu, ôi lịch sử trí thức Việt Nam quá ư phức tạp, tôi từng đọc truyện ngắn về ông bị đi tù trên tờ Văn Nghệ mà rớt nước mắt – để bổ sung cho tôi về giới trí thức Việt Nam những năm 60, 70 đến nay. Có nên nhắc lại nhà văn Nguyễn Đình Thi, cùng với mối tình lãng mạn của ông với nữ văn sĩ Pháp Madeleine Riffaut? Anh nói làm tôi cười ra nước mắt khi kể bố HV được MR giao cho làm Công An nên đã vứt thuốc phiện vào nhà những người tình nghi là „phản động“ để mang đi thủ tiêu, cho nên bây giờ gia đình phải trả giá đắt đến thế. Tôi tin vào chuyện đó vì càng ngày tôi càng tin có Chúa, dù đó không phải là con người cụ thể. Có Chúa thì mới có số phận chứ không thì chẳng có khoa học nào giải thích nổi quá nhiều vấn đề nan giải, nhất là trong đời thường, và cái chuyện là ở đời, ‚gieo gió thì gặt bão’. Và nói cho rộng hơn là kh ta làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả lâu dài của nó, dù có lâu đến đâu. Chuyện đúng dĩ nhiên không chỉ đúng cho từng cá nhân và gia đình, mà là cả cho quốc gia và…vũ trụ nên mới nói tới chuyện Chúa, để nói tới không chỉ sinh, hủy của từng người mà cả một dân tộc, một đất nước và… một hành tinh, một Mặt Trời và… một lỗ đen. Là chuyện vũ trụ mà ở Việt Nam còn ít người, ít báo nói đến chứ ở các nước phát triển thì đó là chuyện…hàng ngày ở huyện. Nhưng đó phải chăng cũng là bệnh của tuổi già, khi đã trải nghiệm quá nhiều để này ra quá nhiều chuyện nên quá ư khó giải thích? Và vì với tư cách nhà khoa học, thôi không giải thích bằng tư duy khoa học được thì mang niềm tin Chúa ra đối chứng vậy. Nghĩa là nhắc lại câu của A. Einstein „Chúa cũng biết chơi xúc xắc à?“. Hay đem học thuyết ra phán xét thì… nhà khoa học mà còn mê tín dị đoan ư?
Lại sa đà vào các vấn đề của triết học rồi, thôi trở lại đời thường với hồi ký đi.
Con gái trở lại Séc chưa đầy 2 tuần thì ông em NHC và vợ từ Munich hẹn về, phải ra sân bay đón vì 8 năm nay mới về được do nhiều nguyên nhân, chứ lý do không phải chỉ vì covid. Cậu con trai, suýt soát 40 rồi, nhưng đã mang quốc tịch Đức (CHLB Đức không cho mang 2 quốc tịch) nên đã có họ tên Đức: Michael Neu, vì đọc na ná tiếng Việt Ngụy Hữu Minh, nhưng nay tên này chỉ còn tồn tại trong gia đình chúng tôi mà thôi, về sau 5 hôm vì bận, còn cô út thậm chí không về được vì đang bận học. Ông em sang hơn đi máy bay của hãng Quatar 5 sao của Tiểu Vương Quốc, qua Dubai, nên về sau một tiếng. Nhưng cô em NTN và tôi cẩn thận nên ra sân bay sớm cả một tiếng, chờ mãi. Nhưng lại may là máy bay đến đúng giờ, và lại làm thủ tục ra cực nhanh. Và báo máy bay tới một lúc đã thấy các cô tiếp viên, đẹp như tiên, váy hồng lướt thướt ra. Rồi theo sau là khách Tây, ta lố nhố tay xách, nách mang, vội vã đẩy xe ra. Cô em rất tỉnh nhắc tôi ngay: „Anh hỏi xem có phải khách hãng Quatar không?“. Đúng! Thế thì phải căng mắt mà nhìn xem, sau gần chục năm sợ 2 em thay đổi nhiều, sợ lạc. Tôi đã hơi ngờ ngợ, có ông Tây nào cao to, da nâu chuyển ngăm đen khỏe mạnh, tóc bạc trắng, không có lý lại là cậu NHC em mình ư. Ông ta không thấy ai ra đón đã đẩy xe ra ngoài sảnh thì cô em Nh rất tỉnh nhắc tôi ngay: „Sợ đó đúng là C nhà mình đấy“. Tôi bèn gọi với theo: „C. à!“ Thế là ông ta quay lại, đúng là cậu em tôi rồi, ban nãy nhìn từ xa mà hơi loáng thoáng nên không nhận ra, cũng là chuyện hình thường. Anh chị em gặp nhau sau 8 năm, vui như Tết. Còn cô em dâu H. thì trông như bà Tây, béo trắng. C kể ngay, em về hưu thế là xuýt xoát một năm rồi (Đức đang kéo tuổi hưu lên 67 ngang GS VN, thế nên C cũng đến 66 mới về hưu). Nghỉ suốt ngày nên chạy, đi bộ hàng tiếng nên mới rắn chắc thế này, tôi trông mà mê, mà cũng từng u ác như tôi đấy? N đã thuê xe ra đón, chở hơn nửa tiếng rồi nên chúng tôi về thành phố ngay. Hai vợ chồng thuê căn hộ ngoài đê từ Viện 108 ra, xuống dốc Vạn Kiếp sát đường Bạc Đằng. Căn hộ khá đẹp, vốn cho khách Đức làm việc ở Việt Nam thuê, C tra mạng tìm ra, khách vừa đi mà gia đình C cũng chỉ thuê ít ngày, chỉ đêm rồi lại đi Đà Nẵng, Nha Trang chơi, 14.09. mới ra Hà Nội trở lại, rồi hai mẹ con lại về Munich, C ở lại đầu tháng 10 mới về lại Munich. Thế là 2 vợ chồng tranh thủ nghỉ một ngày ở Hà Nội rồi đi Đà Nẵng ngay hôm sau, sau 15 giờ bay vất vả..
Còn 2 vợ chồng cũng tranh thủ nghỉ một ngày trước ‚đại lễ dân tộc’ là đi tắm nước khoáng ở khu nghỉ dưỡng Khoa Niệm, nơi mà chúng tôi đã đến từ trước Tết, trước khi tôi phát hiện và trị ung thư, đi bằng xe 29 chỗ vì ghép chung với đoàn 18 người đến một địa điểm khác gần đó, nhưng họ đi có nghỉ đêm, chiều hôm sau mới về. Hai vợ chồng chúng tôi cùng cậu Dz em vợ thoải mái tắm 2 buổi ở đó, buổi sáng cùng 5 khách khác, buổi chiều cùng…2 khách. Tiếc cho ông con GN phải ở nhà vì chú H. ở công ty Du lịch gọi đi cùng đoàn khảo sát trước cho đoàn lớn sắp tới chuẩn bị đến. Mọi người bảo hôm qua chật ních khách nên hôm nay mới vắng thế, chúng tôi được dịp thoải mái vùng vẫy. Ăn trưa mới hay, cá trắm và tôm sông Đà luộc và rán, rau vườn nhà đượm chất quê. Thực sự hết ý! Chỉ chuyến về 5 người chúng tôi, kể cả lái xe và bà H. chủ công ty Du lịch là có trục trặc. Định 15h30 về, nhưng bà H. bận với đoàn 18 khách vì những lý do bất khả kháng nên đến gần 17h mới về được, lên được đường Láng Hòa Lạc lúc 18h, xen chạy như bay để về cho sớm, nào ngờ cách trung tâm Hà Nội chỉ 5km thì tắc đường, mất đúng nửa tiếng, cùng còn là may. Vào được thành phố bắt taxi lại rất khó vì vào giờ ăn tối rồi và ngay gần các cửa ngõ như bùng binh và chân các cầu đều kẹt xe, chúng tôi vừa chứng kiến mà. Cuối cùng thì 20h cũng về được tới nhà, còn kịp dặn dò vợ chồng C&H sáng mai phải bắt taxi sang sân bay sớm để kịp đi Đà Nẵng đúng giờ, chứ hãng máy bay nó làm gì biết… chờ mình!…
Sáng ngày 2/9 hai vợ chồng ra phố kỷ niệm Quốc khánh, đường phố vắng hẳn vì công nhân và sinh viên ngoại tỉnh đã về quê nghỉ lễ hết. Ra phố đi bộ quanh Hồ Gươm và phố cổ thì đầy khách du lịch, Tây, ta lẫn lộn, hy vọng đây sẽ là một trong những bước khởi đầu tốt đẹp cho ngành du lịch Việt Nam hậu covid. Trưa mệt ghé quầy nước đối diện Cầu Thê Húc ăn lót dạ chiếc kem rồi về Phố Cầu Gỗ ăn bữa chính là bát bún thang, cũng đầy khách. Nhưng mùi vị cà cuống xưa đâu còn. Thời đại 4.0 rồi mà.
Trưa 4/9 lại ra sân bay quốc tế đón cháu Minh về bằng hãng Quatar như bố mẹ rồi chuyển sang sân bay nội địa đi Đà Nẵng vào đó nghỉ cùng bố mẹ đến 14/9 mới ra lại Hà Nội và 17/9 về lại Munich. May có tôi vốn có kinh nghiệm tourguide nên mọi chuyện diễn ra êm đẹp, dẫu cho các hãng bay Việt Nam hiện nay hay gặp sự cố kỹ thuật. Lại còn có thời gian bàn chuyện tìm vợ người Hà Nội cho cháu, 38 tuổi rồi còn gì, nhưng mang hộ chiếu CHLB Đức thì chắc chắn sẽ nhanh chóng thôi. Hơn nữa vợ chồng tôi vốn ‚mát tay’ về chuyện này…
Báo Đức kỳ này về 4 số Spiegel. Tạm giới thiệu số đầu là 26 với chủ đề „Der Kaltmacher-Kẻ gây lạnh“, với chân dung Putin và nền màu xanh đậm lạnh lẽo, trên đầu Putin phụt ra 2 tia lửa xanh lét, đầy vẻ chết chóc. Và dòng giới thiệu „Chúng ta phụ thuộc Putin đến thế nào: Tái tạo lại một khối liên minh tai hại. Bộ trưởng kinh tế Habeck-Đảng Xanh thảo luận về việc hiện nay Đức đang phụ thuộc Nga ở đường dẫn khí ra sao và liệu Đức có đứng vững trước mùa đông với những khắc phục từ nguồn năng lượng từ Trung Đông hay không. Hay Đảng FDP vẫn muốn tiếp tục với năng lượng nguyên tử. Cũng đề tài kinh tế là việc các hãng thịt lớn lừa người tiêu dùng bao nhiêu năm nay bằng thịt chất lượng kém. Vậy chúng ta cứ hay trách thịt tiểu thương ở chợ cũng…hơi tội cho họ đấy.
Số thứ hai là 27 với chủ đề „Wohlstandskiller Inflation-Kẻ giết sự thịnh vượng Lạm phát“, với chân dung cựu Thủ tướng Erhard đang hút thuốc với thay vì điếu thuốc lá, lại là những tờ 100 Euro được cuộn lại, đang hừng hực cháy. Nền kinh tế hàng đầu châu Âu, viên đá tảng cho EU cũng đang đứng trước khủng hoảng. Cũng có bài đáng đọc là: 25 năm sau khi Hongkong được trao trả về lại cho Trung Quốc thì dân ở đây lại tìm đường tỵ nạn sang Anh. Đến bây giờ họ mới biết rằng mình bị Tập lừa.
Cũng xin phá lệ đôi chút ở việc không điểm báo tiếng Việt để nhắc bài „Thăm gia đình Phạm Chí Dũng” mà bạn đọc không nên bỏ qua.
Và nhân sự ra đi của Gorbatchov ở tuổi 91, có bài rất hay của Trần Thái Tĩnh để tưởng nhớ Trần Xuân Bách và cú thụt lùi ngoạn mục của ĐCSVN với TBT Nguyễn Văn Linh trong sự nghiệp đổi mới để quay trở lại vào vòng tay Trung Quốc, và đất nước thụt hậu mọi mặt, khủng hoảng trầm trọng như hiện nay. NVL và ĐCSVN có tội với dân tộc Việt Nam.
Bài: “Người Việt hải ngoại và nạn kỳ thị, miệt thị nhau vì khác quan điểm”:Ở Việt Nam lâu nay có chuyện bất kỳ ai không cùng giọng với Đảng Cộng Sản, với chính quyền là bị các cơ quan nhà nước, đài báo và một phần cộng đồng mạng dán cho cái nhãn “phản động”.Nhưng ở hải ngoại, trong cộng đồng người Việt cũng không thiếu chuyện chụp mũ nhau “đồ cộng sản”, “cộng sản nằm vùng”, chỉ vì một cá nhân có suy nghĩ, hành động hoặc phát ngôn không giống họ. Bị chụp mũ “đồ cộng sản” vì không ủng hộ Donald Trump“… cũng rất đáng đọc, vì vấn đề này không chỉ đúng ở Mỹ, với ‚Việt kiều’, mà cũng đúng cả cho… Việt Nam, những người Việt đang ở trong nước và chưa tìm ra cách thoát khỏi chế độ ‚cộng sản giả cầy’.
‚Last not least’ là bài ở BBC: Việt Nam: Năm câu chuyện về Hồ Chủ tịch mà bạn có thể chưa biết. Có rất nhiều câu chuyện về Hồ Chí Minh, nhân vật lịch sử lớn của Việt Nam, mà năm góc độ bên dưới mới là một phần nhỏ. Với tôi chẳng có gì mới nhưng nhiều người khác không vậy. Cho nên đáng tiếc là ĐCSVN đã và vẫn luôn, hay mãi mãi phong thánh cho y…
NNHy, bạn học Phổ thông Ba, anh 5H, tôi 5G, nhưng có ông anh NNHâ đi học Liên Xô, nên học trong nước, đọc tiếp trường Phổ thông Ba cho đến khi tốt nghiệp, không đi Moritzburg, Dresden, như tôi. Cũng vì thế mà anh vào học vật lý ĐHTHHN trước tôi 3 năm, nhưng cùng theo trường sơ tán trên Đại Từ, Thái Nguyên cũng 3 năm, dù ở cương vị khác nhau. Sau cuối cùng là cùng về Viện vật lý VKHVN suốt nhiều năm nên biết nhau rất kỹ. Nghe nói tôi viết Hồi ký, anh cho tôi mượn cuốn sách sau, thấy cũng khá lý thú, nên xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:
TRƯƠNG CÔNG DŨNG
trong cuộc đời này
SÀI GÒN 2022
Lời giới thiệu
Những ngày cuối của năm 2021 đầy biến động, tôi may mắn được đọc không ngưng nghỉ cuốn sách dày 675 trang TRONG CUỘC ĐỜI NÀY của tác giả Trương Công Dũng.
Cũng như nhiều bạn cùng thời, tôi có thú đam mê đọc sách từ lâu. Năm chín, mười tuổi tôi đã học và nhớ tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, của Tự lực Văn đoàn v.v…Và sau này giữa mênh mông biển sách với mọi đề tài, tôi được tha hồ lựa chọn và đọc thỏa thích. Nhưng rồi tuổi đã cao, cho dù sự đam mê đọc không hề giảm bớt nhưng mắt đã mờ, thường chỉ đọc những bài viết ngắn, những cuốn sách đôi ba trăm trang được lựa chọn kỹ.
Kể ra như vậy để nói rằng, cuốn sách dày gần 700 trang của tác giả Trương Công Dũng là một ngoại lệ. Tôi đã đón cảm nhận và đọc một mạch đến dòng cuối cùng với cặp mắt tuổi 85 sau đoi kính lão „bốn chấm năm“.
Lý do không chỉ vì đây là cuốn sách hay, đáng đọc mà hơn thế, tôi thấy cần đọc vì nhận ra mình có mối lương duyên gì đó với con người của tác giả. Tôi chưa hề có dịp được gặp tác giả. Tôi nhìn ra con người tác giả không phải qua những tấm ảnh in kèm một số bài viết mà tôi „nhìn thấy“ mà quen biết tác giả qua những trang viết của anh và sau đó là qua tin nhắn chia sẻ với nhau hàng ngày, về công việc, về bạn bè và về… mọi chuyện.
Cuốn sách có dáng dấp hồi ký, vì qua đó thấy được từng chặng đường đi của tác giả, những sự kiện và những con người mà tác giả đã gặp. Nhưng hơn cả hồi ký vì luôn đi kèm những bài viết là tâm trạng, suy nghĩ và những kết luận sắc nét của tác giả về từng việc xảy ra. Không chỉ có thế, nhiều câu chuyện ly kỳ của bản thân tác giả có thể dựng thành phim. Sẽ không hề lạ nếu mai kia có những cuốn phim mà kịch bản là những câu chuyện trong cuốn sách này. Và nếu chọn để dựng phim thì đạo diễn rất khôn, vì những câu chuyện ấy vốn „hay hơn cả hư cấu“.
Cũng phải nói thêm rằng, những người yêu tiếng Việt sẽ thích văn phong của anh. Vốn là một nhà khoa học – tác giả của nhiều công trình nghiên cứu – anh có cách viết gọn gàng, chính xác, không màu mè, dài dòng. Vốn là người từng xông pha traanjmacj, va đập với nhiều số phận, nhiều cảnh đời, câu chữ của anh đầy ắp tình người, dẫn người đọc đi theo mạch truyện chân thật đã xảy ra trong cuộc đời. Vốn là người đọc nhiều, chiêm nghiệm nhiều, cộng với nhãn quan độc lập sắc bén, anh diễn đạt tư duy của mình một cách thẳng thắn, tự tin nhưng đầy ắp sự chân thành.
Rải rác trong các mẩu hồi ức và các bài viết, nhưng đậm nét nhất là trong phần Chính luận, anh mổ xẻ những vấn đề quan trọng trong lý luận, anh phê phán chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa duy vật biện chứng; cùng những quan điểm chính trị và lịch sử thường ‚được’ coi là những vấn đề nhạy cảm, kiêng kỵ. Nhưng cho đến giờ phút này được ai kết luận anh là phản động (ít nhất là trên văn bản chính thức). Đó là vì anh phê phán nghiêm túc (anh phê phán cả những người tự hại mình, làm chính cuộc đời mình tăm tối u mê bằng cách chửi bới mọi chuyện). Anh diễn giải tư duy của mình một cách có lý lẽ, có thực tế chứng minh, một cách ngay thẳng, công khai. Chính luận này của anh được gửi trước hết đến những người lãnh đạo cao nhất của đất nước và những người có trách nhiệm quản lý xã hội để góp ý và đối thoại, đồng thời cũng để nhận được các phản biện đối với quan điểm của mình – trước khi „giải mật“.
Một trong những bài viết đặc sắc của cuốn sách này là mối tình đầu (vào tuổi học trò của chàng trai ‚trôi dạt’ từ Bình Thuận đến tận Hưng Yên để ‚gieo sầu’ cho một cô bạn học vì sự học giỏi, tốt bụng và nhất là vì tính cách đàn ông đích thực của mình). Câu chuyện tình quá đẹp chắc sẽ làm người bạn đời của tác giả chạnh lòng đôi chút, nhưng rồi vốn là người hiểu chồng nhất và thương chồng nhất, chị sẽ cho anh ‚ điểm cộng’ về nghị lực và sự sáng suốt của anh khi anh chấm dứt mối tình đầu sâu nặng và trong sáng.
Xin trân trọng giới thiệu với các bạn còn trẻ và các bạn không còn trẻ nhưng tràn đầy sức sống, yêu chân lý, yêu khoa học – các bạn hãy đọc cuốn sách này! Các bạn có thể sẽ nhận được điều gì đó gợi mở và động viên mình đi trên con đường của riêng mình từ cuốn sách của một tác giả – mà theo cảm nhận của tôi – có năng lực tốt trên nhiều lĩnh vực, có tư duy độc lập trước mọi vấn đề và trên hết là sự chân thành với bạn bè, đồng nghiệp, hết mình với mọi việc được giao hoặc tự mình tạo ra.
Và cuối cùng, quan trọng nhất: tác giả cuốn sách là một người thành đạt – thành đạt theo tiêu chí duy nhất, đó là đã cống hiến rất nhiều TRONG CUỘC ĐỜI NÀY.
Hà Nội, 28/12/2021
LÊ THANH DŨNG
Lời tựa
Cuốn sách này tập hợp các bài viết của tôi trong nhiều năm. Đó là những gì tôi chứng kiến, suy nghĩ và hành động trong cuộc đời này.
Tôi tập hợp các bài viết của mình vào lúc cuối đời, ốm đau bệnh tật, sống dựa vào sự thương yêu chăm sóc hết lòng của vợ tôi và nhờ vào sự giúp đỡ chân thành của những người bạn của tôi. Có thể tôi đã không bù đắp được hết những gì mà vợ tôi đã dành cho tôi nhưng ở đời mấy ai trước lúc ra đi mà trả được hết nợ cho đời.
Tôi để lại những kỷ niệm mà tôi đã trải qua, hy vọng thế hệ sau có thể sẽ rút ra từ đó chút ít gì có ích. Các bạn hãy tham khảo chúng khi nếm trải cuộc đời của chính mình. Hãy sống theo cách của bạn, bởi vì có bao nhiêu cuộc đời thì có bấy nhiêu cuộc sống khác nhau.
Sài Gòn 01/01/2022
Với lòng thành!
TRƯƠNG CÔNG DŨNG
Cuốn sách dành 364 trang đầu để giới thiệu nó và những „Chuyện trong đời“ của tác giả, sinh 1948 ở Phan Thiết, miền Nam, nhưng rồi lại lớn lên ở Hà Nội, học trường ĐHBKHN, rồi tham gia chiến trường „giải phóng miền Nam“, để dần lấy lại được cái nhìn trong sáng của người miền Nam về thế sự, dẫu vốn được tiêm nhiễm tư tưởng CS từ nhỏ. TCD kể lại đời mình chủ yếu ở những trang này.
Còn tiếp từ trang 371 đến 488 là „Văn thơ“, và từ đến 556 là các Bài viết ngắn“.
Phần cuối cùng, hay nhất, từ trang 559 đến 669 là „Chính luận“, với bài „Động lực nội sinh và các bước thăng trầm của một dân tộc“. Kết hợp giữa lịch sử dân tộc và suy nghĩ triết học để tìm ra tương lai cho dân tộc.
Một cuốn sách rất đáng đọc, đọc kỹ để … suy ngẫm…
Nhắc lại thời gian làm TS ở ZOS, trước hết xin mở ngoặc để bổ sung cho bài trước, HK (04). Hỏi anh CĐT thì trí nhớ anh tuyệt quá, địa chỉ ĐSQ Việt Nam ở Berlin những năm giữa 70-80 khi bọn chúng tôi làm TS là Phố Hermann Dunker Straße, xin lỗi bạn đọc là tôi đã quên khấy mất. Bây giờ mở google map ra thì không thấy nữa, có đến mấy phố Hermann Dunker Straße, nhưng ở các khu phố khác, còn địa điểm mình định tìm thì không ra, thôi đành an ủi, thời gian trôi đi nhanh quá, nửa thế kỷ rồi còn gì, nhất là thủ đô nước Đức thống nhất, trụ cột EU thì phải thay đổi nhiều chứ! Cũng chẳng quan trọng đến thế!
Nói chuyện nhóm laser màu chúng tôi có 2 nghiên cứu sinh là anh Menzel, do TS Leupold hướng dẫn và tôi, ‚đến hẹn lại lên’, đến thời điểm phải kết thúc. Anh Menzel này giỏi, hay vì giỏi nên kín tiếng. Lúc ấy là vậy. Đến mãi sau này tôi mới hiểu ra. Cũng như GS Falk của Phòng Hấp thụ nguyên tử (tôi kể sau vì còn sang thăm Việt Nam trước khi, ở một cuộc hội thảo khoa học tại Nam Mỹ thì đơn giản là không quay về nữa) và có lẽ không ít hơn 10 người của ZOS, chấp nhận hiểm nguy cho bản thân và gia đình, tìm cách và đã thành công ở chuyện ‚vượt biên’, đối với tôi là chuyện vặt vì làm việc cho Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin vì giữa 2 nước đã có thỏa thuận, tôi chỉ cần cầm tờ giấy có con dấu của họ là Công An cửa khẩu cho qua ngay, mà kỳ trước đã kể, anh Menzel cũng sẽ ‚vượt biên’, nhưng đó là chuyện về sau. Bây giờ 2 chúng tôi lo bảo vệ luận án TS đã.
Như đã nói, cần dùng hiện tượng quang phi tuyến trừ tần số bằng laser màu với laser kích thích nó là laser nitơ, sau đó laser mạnh (hiện nay) hơn là laser excimer, để có ánh sáng hồng ngoại đơn sắc (laser) mà điều chỉnh tần số được (thông qua việc điều chỉnh tần số laser màu gây nên hiện tượng trừ tần số). Đầu năm 1977 có bài báo đầu tiên về đề tài này. Chúng tôi chỉ cần mở rộng thêm miền phát khi dùng tinh thể phi tuyến LiNbO3 là đã có bài đăng trên tờ Optics Communication và tính toán công suất phát của tia ra hồng ngoại trên tờ Kvantovaja Elektronika của Liên Xô là tờ tạp chí chuyên môn Quốc tế thích hợp. Còn viết luận án, nhờ sự trợ giúp của thày và anh A. Rosenfeld, tôi nhanh chóng hoàn thành bài viết 80 trang, đề tài thực nghiệm không yêu cầu dài hơn. Hồi ấy chưa có photocopy, chúng tôi cho đánh máy rồi in theo phương pháp thông dụng thời đó gọi là xerox, giấy màu hơi nâu, in rất xấu chứ không như bây giờ, tôi nhớ đưa các thày phản biện, nộp thư viện trường HUB (tôi bảo vệ TS ở Khoa vật lý, trường này) 5 bản, tất cả khoảng trên 10 bản. Tôi có mang về nước ít bản kỷ niệm, nộp Bộ Đại học và Thư viện Quốc gia. Hè đó lẽ ra cũng phải đi học chính trị 2 tuần, nhưng tôi chuẩn bị bảo vệ luận án TS nên Đại sứ quán miễn cho. May quá, đây là điều tôi ớn nhất.
Hè mọi người đi nghỉ cả, chưa tổ chức lễ bảo vệ được. Tôi chuẩn bị bài báo cáo một tiếng, dĩ nhiên phải học thuộc lòng, với anh chị em yếu tiếng Đức thì là vấn đề lớn chứ tôi không đến nỗi thế. May quá, lại có một đoàn trong nước sang một tuần ở thành phố Leipzig, tôi được Bộ Văn hóa Đức gọi, ông thày dĩ nhiên cho đi ngay. Thế là tôi xuống Leipzig. Ban ngày đi dịch và thăm thú thành phố, buổi tối dành thời gian học thuộc bài nói cho hôm bảo vệ.
Còn hôm bảo vệ, vào một ngày tháng mười năm đó, rất long trọng, nhưng may cho tôi là Khoa vật lý HUB ủy nhiệm cho ZOS nên toàn bộ hội đồng chấm cho buổi bảo vệ gồm toàn các giáo sư của ZOS cả nên tôi cũng không bị ức chế. Nói khá lưu loát, chỉ có phần hỏi, trả lời tôi có vấp, sau đó ông thày cứ trách: „Không biết thì nói ngay là không biết, làm gì phải suy nghĩ lâu cho nặng nề. Cũng là một bài học vì sau này tôi vẫn còn nhiều buổi phải đi thi cơ mà, đã hết đâu?
Để kết thúc bài này, lại xin trích đăng đoạn tiếp theo của bài trước trong cuốn sách chúng tôi sắp cho xuất bản:
Thế giới sẽ ra sao nếu không có xe đẩy
Ngày nay không thể tưởng tượng rằng, trên thế giới này không có xe đẩy, nhất là cho người thương tật và các cụ già.
Nó được phát minh ở châu Âu từ thế kỷ 15, vốn là xe cho trẻ con chưa biết đi, nhằm đẩy chúng đi thay vì phải ẵm hay địu khi cha mẹ di chuyển. Vào thế chiến một nó được cải tiến để vận chuyển thương binh.
Nay nó có đủ các kiểu, đủ chủng loại.
Năm 1978 hãng Wifalk đưa ra một dạng xe đi có 2 bánh xe cực to, ghế ngồi và thậm chí một cái giỏ để đựng đồ mua sắm được khi đi siêu thị. Xe bằng nhôm để cho nhẹ. Wifalk là hãng Thụy Điển có hỗ trợ từ nhà nước.
Lão hóa không phải là quá trình dành cho kẻ hèn
Các nước khác nhau sẽ có những mô hình chăm sóc khác nhau – không phải tất cả tất cả các mô hình này đều hoạt động hiệu quả.
Chăm sóc người già là nhiệm vụ của nhà nước.
Đan Mạch là nước mà việc chăm sóc người già được đặt làm nhiệm vụ của nhà nước sớm nhất thế giới. Cũng là nước duy nhất trên thế giới mà cơ quan này trực thuộc chính phủ ở cấp bộ ngay từ năm 2016. Bộ trưởng hiện nay là Bà Thyra Frank, chuyên gia về vấn đề này, vốn nhiều năm đã làm giám đốc một trại dưỡng lão.
Cho đến nay thì việc chăm sóc người già ở các nước Bắc Âu là tốt nhất thế giới. Hệ thống chăm sóc người già ở đấy được thống nhất coi là kiểu mẫu cho tất cả mọi nước. Định kỳ có những nhóm chuyên gia đến độc lập đánh giá rồi phản biện. Nó là nhiệm vụ của nhà nước được bởi lẽ Đan Mạch là nước công nghiệp phát triển, hết sức giàu có nên dĩ nhiên thuế cũng hết sức cao. Thế cho nên ở đầu của cái chuỗi chăm sóc người già này không phải là các cá nhân, tức là con cái, mà là 98 tỉnh. Các tỉnh có quyền quyết định ai cần chăm sóc, đánh giá, rồi hoặc trực tiếp tục đưa người và phương tiện đến trợ giúp hoặc chọn ra những hãng tư nhân để họ nhận trách nhiệm thực hiện việc này.
Trong hệ thống này thì người già có quyền trực tiếp tham gia. Ở mỗi tỉnh có một Hội đồng người cao tuổi do những người trên 65 tuổi bầu ra mà dĩ nhiên họ cũng có quyền tự ứng cử. Hội đồng này thảo luận, nhận tư vấn rồi ra những quyết định quan trọng đối với cuộc sống của người cao tuổi.
Ở vấn đề này thì khẩu hiệu rõ ràng là: chăm sóc phải được bắt đầu ở mức độ thấp, phải có tác động phòng ngừa. Phải tin chắc rằng, nếu can thiệp sớm thì sẽ phòng bệnh nên sẽ giữ cho sự thoái hóa chậm tiến triển và cuối cùng sẽ tiết kiệm được chi phí. Cũng hết sức chú ý đến những yếu tố tâm lý xã hội như cảm giác cô độc: các tỉnh có trách nhiệm thăm nom tại nhà những người già trên 65 tuổi không sống cùng con cái và tất cả các cụ trên 80 tuổi.
Nền tảng chính của mô hình chăm sóc là sự trợ giúp tại gia. Khi ấy không có các mức chăm sóc. Thay vì thế thì các tỉnh đi tìm nhu cầu cá nhân của một cụ già – sự trợ giúp có thể thực hiện hàng tuần hay hàng ngày và bao gồm trợ giúp ở công việc nội trợ, trợ giúp ở vận động, ở những hoạt động xã hội hay các biện pháp phục hồi chức năng. Đối với những người già này thì tất cả các dịch vụ đó là miễn phí.
Mục đích là người già có thể ở tại chính ngôi nhà của mình càng lâu càng tốt. Trong mười năm qua, tỷ lệ người trên 80 tuổi phải chăm sóc tại trại dưỡng lão đã giảm. Đồng thời thì số người già được chăm sóc ở Đan Mạch rõ ràng tăng hơn ở CHLB Đức nhiều.
Dù cho một người già không còn sống một mình được nữa thì điều đó vẫn không có nghĩa rằng người đó bị mất tự chủ và không gian riêng tư. Ở Đan Mạch hầu như không còn các trại dưỡng lão theo nghĩa cũ nữa, phần lớn các cụ già cần chăm sóc sống ở những khu nhà gồm các căn hộ riêng biệt. Nhân viên phục vụ tại đấy giỏi hơn ở Đức, trên nguyên tắc, lực lượng phục vụ phải có bằng đại học
Để được chăm sóc ở một cơ sở chăm sóc, người Đan Mạch không phải rút tiền từ quỹ tiết kiệm của mình hay xin con cái hay người thân trợ giúp. Họ chỉ phải tự trả tiền cho việc qua đêm và ăn uống – hệt như ở một nhà trọ.
Điều này thành công ở hệ thống hưu trí Đan Mạch bởi lẽ nó gồm nhiều yếu tố. Theo các nghiên cứu so sánh thì hệ thống này đặc biệt là bền vững và cuối cùng dẫn đến một mức hưu trí rất cao. Cũng như các nước Bắc Âu, hệ thống hưu trí ở đây được coi như là kiểu mẫu cho mọi nước noi theo vì đã được nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đến kiểm chứng. Chăm sóc người cao tuổi ở các nhà nước phúc lợi là nhiệm vụ nhà nước và được chi trả từ mức thuế hết sức cao. Không phải con cháu họ đứng ở bước khởi đầu của chuỗi cung ứng này, mà các huyện: các đơn vị này quyết định ai cần trợ giúp, đánh giá rồi hoặc tự tìm người trợ giúp hay chịu trách nhiệm về việc chọn những cơ sở dịch vụ tư nhân.
Trong hệ thống này thì người già có tiếng nói trực tiếp. Ở mỗi huyện có một ban người già, ban này do những người trên 65 tuổi cử ra mà chính họ cũng có thể tự mình ứng cử và ở tất cả những quyết định quan trọng đối với họ, ban này phải được tham vấn.
Ở đây có một khẩu hiệu rõ ràng: chăm sóc phải được đặt từ mức độ thấp nhất và phải tác động phòng ngừa. Phải tin chắc rằng, nếu hành động sớm thì có thể ngăn cản bệnh tật và hủy hoại và cuối cùng là tiết kiệm chi phí. Cũng phải lưu ý đên các yếu tố tâm lý xã hội như sự cô đơn. Các huyện cung ứng việc đến thăm tại gia cho tất cả những người sống một mình kể từ 65 tuổi và tất cả người già kể từ 80 tuổi. Trụ cột chính cho mô hình chăm sóc là hỗ trợ tại gia. Không có thang chia cho việc chăm sóc. Thay vì đó, các xã tìm hiểu nhu cầu cá nhân của người già – hỗ trợ có thể là hàng tuần hay hàng ngày và bao gồm hỗ trợ tại gia, hỗ trợ tập vận động, những hoạt động xã hội hay các biện pháp phục hồi chức năng mà tất cả các dịch vụ này đều miễn phí.
Mục tiêu là người già có thể ở nhà riêng của mình lâu nhất. Tỷ lệ người trên 80 tuổi được chăm sóc tại các trại dưỡng lão liên tục giảm trong 10 năm qua. Đồng thời khi xét theo tỷ lệ đầu người thì nhiều người già ở Đan Mạch được chăm sóc hơn ở CHLB Đức.
Ngay tất khi một người già không thể sống độc lập được nữa thì cái đó cũng không có nghĩa rằng cụ ấy bị mất đi sự tự chủ và không gian riêng tư. Ở Đan Mạch hầu như không còn những trại dưỡng lão theo nghĩa cũ nữa mà phần lớn các cụ già cần chăm sóc được ở các căn nhà có căn hộ riêng biệt. Nhân viên ở đó giỏi hơn ở Đức vì trên nguyên tắc thì lực lượng chăm sóc được đào tạo ở bậc đại học.
Để được chăm sóc tại trại dưỡng lão thì người già Đan Mạch không phải trích tiền từ quỹ tiết kiệm của mình hay nhờ con cháu giúp đỡ. Họ chỉ tự trả tiền ăn và ở, y như khi họ ở nhà thuê chứ không phải của riêng.
Điều này thành công là nhờ ở chế độ hưu trí Đan Mạch gồm nhiều phần mà theo nhiều khảo cứu so sánh thì được coi là đặc biệt bền vững và cuối cùng dẫn đến một mức độ hưu trí hết sức cao.
Để phù hợp với số người già gia tăng và hợp đồng thế hệ, tuổi về hưu hiện nay ở Đan Mạch là 65 đang được tăng từng bước.
Một con là bắt buộc
Ở Trung Quốc, người già là nạn nhân của chính sách giảm tỷ lệ sinh sản. Từ 1999 đấy là một „xã hội lão hóa“, theo định nghĩa của UN vì xã hội ấy có ít nhất 7% số dân trên 65 tuổi. Ngày hôm nay Trung Quốc có 165 triệu người trên 65 tuổi, hơn gấp đôi số dân của nước Pháp.
Thế nhưng không chỉ con số này đặt Trung Quốc trước một thách thức lớn. Trước hết là tốc độ mà con số này tăng: không có xã hội nào già nhanh như xã hội Trung Quốc: 2050 số người già sẽ là 330 triệu, bằng số dân Hoa Kỳ. Ngoài ra Trung Quốc còn phải chịu một vấn đề độc nhất vô nhị trên toàn thế giới: hệ quả của chính sách một con, thí nghiệm xã hội lớn nhất và khốc liệt nhất trong lịch sử loài người. Phần lớn người Trung Quốc sinh sau 1980 đều là con một, không có anh chị em để chia xẻ các nhiệm vụ.
Điều này càng nặng nề, bởi lẽ Trung Quốc có vẻ như giàu và mạnh nhất nhì thế giới, thế nhưng ở tư cách là nhà nước xã hội thì lại đứng sau nhiều nước. Lương hưu cao, bảo hiểm chăm sóc, trại dưỡng lão, cứu tế viện là những khái niệm xa lạ với phần lớn người dân Trung Quốc. „Phúc lợi trung bình“ mà Đảng cộng sản Trung Quốc hứa hẹn, trở thành hiện thực cho nhiều người. Thế nhưng hạnh phúc cho người già thì lại chẳng phải là trách nhiệm trước tiên của chính phủ.
Nhà nước và xã hội mong đợi rằng con cái mà ở đây trong phần lớn trường hợp là con một dù nam hay nữ, chăm sóc cha mẹ khi họ về già. Vậy là có trách nhiệm lớn về tài chính và đạo đức lên dân Trung Quốc hiện đang làm việc.
Dẫu sao thì chính phủ Trung Quốc có thể cũng vẫn có một kế hoạch dài hạn. Ở những năm gần đây thì họ đã nới lỏng chính sách một con và từ 2016 trên thực tế là đã chuyển đổi thành chính sách hai con để hãm lại quá trình già hóa quá nhanh. Nhưng vì tỷ lệ sinh sản tiếp tục giảm nên Bắc Kinh khuyến khích việc sinh con và dự định mở một „Quỹ sinh con“ để các cặp vợ chồng bỏ tiền vào cho đến khi họ có hai con. Thế nhưng ngay cả nếu như khi các việc khuyến khích có kết quả và „Quỹ sinh con“ được áp dụng thì các biện pháp này cũng chỉ phát huy tác dụng sau nhiều thập kỷ. Những người mà hôm nay đã già rồi, hưởng lợi gì từ đấy?
Theo truyền thống thì các gia đình Trung Quốc sống chung nhiều thế hệ dưới cùng một mái nhà. Cái đó giảm chi phí chỗ ở và cũng như ở nhiều nước khác, tạo ra sự phân công lao động tốt: bố mẹ hỗ trợ ông bà nội hay ngoại và đổi lại thì họ chăm sóc các cháu. Thế nhưng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và biến đổi xã hội đã làm đổ vỡ mô hình này. Chỉ có 38% người trên 60 tuổi ngày hôm nay sống với các con. Thị trường lao động dẫn đến việc người trẻ không có việc làm ở quê nhà, và khoảng cách giữa các thế hệ phần nào là quá lớn.
Ngược lại, năm 2013 chính phủ ban hành „Luật bảo vệ quyền hạn và lợi ích của người cao tuổi“. Trong mục 13 là: „Các thành viên gia đình phải lo cho chúng tôi chăm sóc người già“ và ở mục 18 là: „Các thành viên gia đình phải chịu trách nhiệm về những nhu cầu tinh thần của người già và không được bỏ rơi họ. Con cháu sống xa cha mẹ phải thường xuyên đến thăm hay thông tin“.
Năm 2013 Tòa án thành phố Dương Tây xử thắng kiện cho cụ bà tuổi khi cụ đòi con gái chu cấp dưỡng già và cứ hai tháng phải đến thăm, và thêm ít nhất 2 lần vào dịp nghỉ lễ năm. Nhưng áp lực xã hội lớn hơn áp lực luật pháp. Tôn trọng cha mẹ là thành phần cơ bản của trật tự xã hội theo đạo Khổng mà cho đến nay vẫn là chủ đạo ở Trung Quốc.
Nhà nước trợ giúp ít
Ở Italia thì lực lượng chăm sóc bởi người nước ngoài cứu sống hệ thống ốm yếu. Đấy là bức tranh thường nhật ở những quận giàu sang của Rôma như Parioli hay trên đồi Aventino. Sẽ thấy hai người xuất thân khác nhau: một cụ ông già yếu hay một mệnh phụ lớn tuổi khi họ thường được một điều dưỡng viên ngoại quốc dắt hoặc đẩy xe đi trên những con phố của Thành phố Vĩnh cửu.
Ngày nay theo những đánh giá không chính thức thì ở Italia có một triệu „badanti“, điều dưỡng viên nam hay nữ. Lớp quyền quý ưu tiên người phục vụ Philippin hay Rumani mà với đồng lương rẻ mạt, họ phải nhận những trách nhiệm, mà người thân của lớp ấy ở giữa các thành phố Bozen hay Palermo chẳng muốn hay không thể đảm nhận. Họ tắm rửa, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc và nấu nướng, theo 5 ca 24-tiếng liên tục mỗi tuần. Nếu lương tháng là 1000 Euro thì lương giờ là khoảng 2 Euro (lương danh nghĩa EU là gần 100 Euro)!.
Italia, cùng với Đức, là nước nếu tính trung bình, có dân cư già nhất châu Âu và đồng thời là nước có tỷ lệ sinh sản thấp nhất. Ở tuổi thọ trung bình là 83 và chỉ 1,3 con mỗi phụ nữ thì chẳng cần phép tính cao cấp cũng biết: nếu trong tương lai khế ước thế hệ vẫn phải có giá trị thì phải có bước ngoặt tận gốc rễ.
Sau nhiều năm khủng hoảng, suy thoái và những cải cách mơ ngủ thì Italia vẫn còn xa mới đạt tổng sản phẩm quốc nội trước đây 10 năm. Hệ quả: cả trong lĩnh vực xã hội cũng phải tiết kiệm ghê gớm. Theo số liệu của Viện nghiên cứu Censis thì gần đây, trên nửa triệu gia đình Italia phải rút tiền tiết kiệm hay bán bất động sản để có thể chu cấp sự chăm sóc người thân cần chăm sóc. Mà khi đó thì các „nonna-bà“ và „nonno-ông“ không hề thay đổi vẫn là nền tảng để bộ khung để gia đình trung bình Italia dựng nên sự tồn tại. Không chỉ bởi lẽ người già với lương hưu thường vẫn còn đầy đặn của họ giúp lấp những lỗ hổng trong quỹ lương của lớp hậu duệ. Mà cũng vì họ sẵn sàng khi bố mẹ đều đi làm (thường cả hai) thay thế. Ba tháng hè của học sinh Italia sẽ ra sao nếu không có sự ra tay của ông bà.
Theo một khảo cứu của Hội Nông dân Italia thì „vai trò cơ bản của người già lại bày ra trước mắt khi vấn đề xoay quanh việc phải chống lại những khó khăn kinh tế và xã hội thế nào“. Tư duy đoàn kết giữa nhiều thế hệ, nay được cảm nhận ở đây cũng với ý nghĩa gia đình mang tính truyền thuyết ở tư cách là „cổ điển“, bây giờ lại được „hiểu ở tư cách là mô hình chiến thắng cho sự chung sống hài hòa“.
Ngày nay mỗi một trong bốn người Italia thuộc về thế hệ „đệm“, nghĩa là vừa phải đi làm vừa phải chăm sóc bố mẹ già yếu và con cái đang tuổi ăn tuổi lớn. Tuổi thọ trung bình tăng lên, tuổi con cái còn ở lại nhà bố mẹ đẻ chiếm kỷ lục châu Âu từ nhiều năm nay. Chăm sóc „mammoni“, trẻ cứ như nhỏ và „anziani“, người già, trước hết bào mòn những người 45–55 tuổi. Họ mang gánh nặng chính của sự chuyển đổi xã hội và dân số. Và chịu nhiều khổ ải vì cái ấy. Theo Hartford Aging Index, khảo cứu so sánh của Columbia University về chất lượng cuộc sống người già thì Italia giữ vị trí bét trong các nước công nghiệp hóa phương Tây. Lại chính ở nước có nhiều người trường thọ thì sự bình an của người già lại càng ngày càng biến mất khỏi sự chú ý.
„Kết quả là chẳng hề có trách nhiệm“
Chúng ta nợ cha mẹ mình cái gì? Hoàn toàn không.
- Bleisch, GS của đại học ETH Zurich nổi tiếng, bảo thế. Và sau đây là những câu trả lời của bà do PV tờ Spiegel hỏi.
PV.: GS bảo: „Chúng ta chẳng nợ cha mẹ mình cái gì cả“, tại sao vậy?
- Bleisch: Các mối quan hệ chỉ thành công khi chúng ta ngừng tính toán. Cảm giác tội lỗi không gắn kết, nó chia cắt. Dĩ nhiên tôi nợ mỗi người – hàng xóm tôi hay bạn hay bất cứ một người lạ nào – rằng tôi ứng xử lịch thiệp với họ. Thế nhưng chỉ riêng sự kiện chúng ta là con ai đó, chưa mang lại hệ quả là trách nhiệm. Dĩ nhiên ở những mối quan hệ tốt thì chúng ta luôn có lý do để cố gắng tốt với nhau. Càng như thế ở một mối quan hệ đặc biệt như mối quan hệ bố mẹ với con cái.
Tại sao mối quan hệ giữa bố mẹ với con cái lại đặc biệt như vậy?
Mối quan hệ này khác về cơ bản. Nó không được tự do chọn. Chẳng ai chọn được bố mẹ mình cả. Và cũng không kết thúc được. Ở mối quan hệ tình bạn hay tình yêu thì ta có thể chia tay. Có chồng cũ và vợ cũ. Thế nhưng chẳng có bố mẹ cũ hay con cái cũ. Không thể rũ bỏ gia đình được. Nó thật sự đã đi vào máu thịt chúng ta. Và gia đình là đặc biệt: Bạn có thể lại phải lòng ai hay tìm được người bạn mới, thế nhưng bố mẹ với con cái thì bạn chỉ có một lần.
Chính vì thế mà ở tư cách là con cái chúng ta có một trách nhiệm đặc biệt?
Bởi vì bố mẹ đã ban cho tôi cuộc đời và nuôi lớn tôi hay sao ư? Không. Nếu thế thì con cái vẫn có trách nhiệm khi bố mẹ họ đã dã man ư? Không thể đơn giản thế. Thế thì y như là một hình phạt kép. Ngoài ra thì con với cũng ban tặng bố mẹ nhiều thứ, ý nghĩa cuộc sống hay tình yêu chẳng hạn. Tôi cho là sai nếu coi con cái ở tuổi trưởng thành nói chung là người mắc nợ bố mẹ họ.
Chậm nhất câu hỏi sẽ đặt ra khi cha mẹ cần sự chăm sóc.
Vâng, dĩ nhiên. Vì khi đó sẽ cần nỗ lực. Xã hội thường tự động xuất phát từ quan điểm rằng, có thể hành hạ con cái được. Và tương ứng thì luật pháp cũng lường trước điều đó.
Ở CHLB Đức thì 75% số người cần chăm sóc sẽ được chăm sóc tại nhà. Nhà nước mà cũng phải trông cậy vào con cái ư? Một khế ước xã hội như thế có đứng đắn chăng?
- Bleisch: Tất cả chúng ta đều đang sống ở một xã hội mà nó cho phép con người có thể sống đến già và chết trong sự tôn trọng. Trong bất cứ trường hợp nào thì chúng ta cũng không nên từ bỏ đòi hỏi này. Thế nhưng chúng ta chẳng thể đạt được điều đó, nếu như cả đời chúng ta trút bỏ toàn bộ gánh nặng ở gia đình. Dẫu sao cũng không quan trọng là, cô con gái hay cậu con trai ghi sổ chi tiêu gia đình hay nấu cơm hàng ngày. Mà quan trọng là có một người để chúng ta có thể hàn huyên, có thể chăm sóc những lễ nghi truyền thống, trao đổi sự thân mật. Chúng ta phải bảo vệ gia đình.
Trong trường hợp tốt nhất thì con cái cũng chỉ bảo: „Cha mẹ chúng ta đã phải chịu thiệt nhiều về chúng ta rồi. Chúng ta muốn đền bù ít nhiều cho cha mẹ mình“. Cảm xúc này sai ư?
- Bleisch: Không, hoàn toàn không. Chính bản thân tôi cũng muốn chăm sóc cha mẹ mình. Thế nhưng không phải là xuất phát từ cảm giác mắc nợ mà bởi lẽ tôi có cảm tình với họ. Những người con muốn tiếp nhận cha mẹ cần chăm sóc tại nhà chính mình, dĩ nhiên cũng nên khuyến khích làm thế. Việc đứng ra trợ giúp một người khi người ấy trở nên yếu ớt, bệnh tật, cần chăm sóc, có thể sẽ hết sức đi vào sâu lắng và làm phong phú cuộc đời. Thế nhưng nó cũng có thể gây quá sức ở ai đó. Bởi vậy sự tổ chức tốt việc chăm sóc lại là nhiệm vụ của xã hội.
Ở tư cách là cha mẹ thì chúng ta phải chuẩn bị những gì?
Nên nhắc lại Immanuel Kant, triết gia Đức. Làm cha mẹ là giáo dục con cái đi vào tự do, nghĩa là chấp nhận rằng, con cái không phải là của cải sở hữu. Không phải thứ gì đó mà chúng ta có thể tạo nặn để sau này nó mang lại cho chúng ta danh dự hay vinh quang. Mà nhìn nhận rằng đứa con là một sinh linh tự do mà nó đi con đường riêng của nó. Nó chẳng mắc nợ cha mẹ một chút gì. Thế nhưng khi yêu người ta cũng luôn dê gây tổn thương – ngay cả khi ở tư cách là cha mẹ. Khi chúng ta ứng xử với con cái chúng ta bằng sự tôn trọng, sẽ có nhiều cơ hội là từ đó phát sinh một mối quan hệ tốt và bền vững.
Và ở tư cách là con cái thì phải làm gì nào?
Ngẫm nghĩ rằng, đối với cha mẹ thì chúng ta sẽ nhận lấy một vị trí đặc biệt ở tư cách là đứa con. Nhưng cũng cả ở khi trưởng thành. Đã trưởng thành có nghĩa là: chấp nhận những kỳ vọng mà cha mẹ chúng ta đặt ra cho chúng ta như là hết sức có lý – nhưng vẫn biết rằng, chúng ta được phép làm cha mẹ mình thất vọng. Bởi lẽ tất cả chúng ta cũng phải sống một cuộc đời của chính bản thân mình.
Hình minh họa:
1.Tác giả với thày TS König bên bàn thí nghiệm
2. Tác giả với TS. Menze
3. Nhân viên xưởng cơ khí Schmeichel, em vợ TS Scholz, TS Menzel và tác giả.