Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chạy đua “Tứ trụ” sau Covid-19

Quỳnh Giao 

 

(VNTB) – Chương trình nghị sự hàng đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam  là kinh tế và Trung Quốc trong khi chuẩn bị chọn nhân sự cho vị trí ‘Tứ trụ’.

 

Covid-19 làm đảo lộn kế hoạch

Tờ Nikkei Asian Review dự đoán sau khi chiến thắng đại dịch Covid-19, cuộc đấu tranh quyền lực của Việt Nam bước vào giai đoạn quan trọng.

Theo đó chương trình nghị sự hàng đầu của Đảng Cộng Sản là kinh tế và Trung Quốc trong khi chuẩn bị chọn nhân sự cho vị trí ‘Tứ trụ’.

Việt Nam đã gần như chiến thắng được đại dịch sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội và các biện pháp phòng dịch gắt gao. Và chiến thắng này có thể nói thuộc về ông Nguyễn Xuân Phúc. Thế nhưng tờ Nikkei Asian Review cho rằng “ ngay cả khi Việt Nam thực sự kiểm soát được dịch bệnh thì các kế hoạch kinh tế và ngoại giao của chính phủ cho năm 2020 đã bị đảo lộn”.

Các câu hỏi lớn mà Việt Nam phải đối diện là làm thế nào để vực dậy nền kinh tế, ai sẽ ngồi vào ghế “Tứ Trụ”. Câu trả lời là gì đi nữa cũng sẽ “có tác động sâu sắc đến chiến lược kinh tế của Việt Nam, chưa kể đến mối quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.”

Tứ trụ: Ai ở ai đi, ai lên ai xuống?

Ông Nguyễn Phú Trọng nắm giữ 2 chức Tổng bí thư và Chủ tịch nước kể từ tháng 10 năm 2018 và đã lui về phía sau sau khi bị đột quỵ ở Kiên Giang hồi thắng 4 năm 2019. Kể từ đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham gia gặp gỡ lãnh đạo toàn cầu.

Cuộc đua từ giờ đến Đại hội XIII là “để xác định ai ở ai đi, ai lên ai xuống.”

Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng “ông Trọng còn lâu mới xuống mặc dù tuổi tác và bệnh tật. Ông cũng có thể giữ nguyên hai nhiệm kỳ của mình.” Việc đưa ra các quy định mới về thay đổi lãnh đạo hồi thánh Giêng và tham gia hội nghị đánh giá tình dịch Covid-19 tuần qua đã củng cố thêm tin đồn về việc ông Trọng sẽ vẫn tại vị.

Một số người nói rằng sự hiện diện liên tục của Trọng sẽ góp phần ổn định chính trị. Nhưng nó cũng có nghĩa là Tứ Trụ vẫn giảm xuống còn ba.

Nhưng nếu ông Trọng từ chức thì ai sẽ thay thế?

Hai ứng viên được cho là có tiềm năng nhất là Thư ký Ban Chấp Hành Trung Ương Trần Quốc Vượng, 67 tuổi; và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn thị Kim Ngân 66 tuổi.

Tuy nhiên nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp của viện Viện ISEAS-Yusof Ishak Singapore nhận định rằng Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng có một Nữ Tổng Bí thư, vì vậy khả năng sẽ nghiêng về Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc.

Hoặc Tổng bí thư là người có lý lich “khá trong sạch” và là cánh tay phải của Nguyễn Phú Trọng; hoặc là người “ lãnh đạo chính phủ, giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế kể từ tháng 4 năm ngoái”.

Phải là người miền Bắc và có lý luận?

Trong năm 2016, Thủ tướng khi đó Nguyễn Tấn Dũng, người miền Nam đã không thể lấy được chức Tổng bí thư mà phải nghỉ hưu về làm người tử tế.

Nguyễn Xuân Phúc người miền Trung, Trần Quốc Vượng miền Bắc và Nguyễn Thị Kim Ngân là người miền Nam.

Nếu mục tiêu của Hà Nội là giữ Bắc Kinh trong tầm tay và tiến gần đến Washington, một số người cho rằng Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh có thể là người trở thành thủ tướng, hoặc có lẽ là Chủ tịch nước.

Ông Minh là người Miền Bắc, được cho là nghiêng về Trung Quốc, nhưng thông thạo tiếng Anh và có bằng thạc sĩ luật và ngoại giao tại Đại học Tufts ở Hoa Kỳ.

Vương Đình Huệ, bí thư thành uỷ Hà Nội, và Nguyễn Văn Bình, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương, cũng đã được cho là có khả năng làm thủ tướng.

Trong khi đó, ông Phúc hoặc bí thư thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân người miền Nam sẽ có thể giữ chức Chủ tịch nước.

Cũng có dự đoán một phụ nữ khác có thể trở thành chủ tịch Quốc hội.

Gánh nặng cho dàn lãnh đạo mới!

Nikkei Asian Review cho rằng dù người miền nào thì “Tứ trụ vào năm tới sẽ bận rộn với giải quyết hậu quả của năm 2020 do virus corona gây ra.”

Tổng sản phẩm trong nước chỉ tăng 3,82% trong quý đầu tiên, kém xa tốc độ 6,97% trong tháng 10-12. Các dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào ngày 14 tháng 4, cho thấy kinh tế sẽ chỉ tăng 2,7% hay thậm chí trưởng âm trong năm nay.

Chính phủ cũng có thể đã bỏ lỡ cơ hội ngoại giao. Với vai trò chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á năm nay, Việt Nam đã phải hoãn hội nghị thượng đỉnh tại Đà Nẵng trong cho đến ít nhất là cuối tháng Sáu.

Hà Nội đã mong muốn thúc đẩy hợp tác ASEAN như một bước đệm chống lại Trung Quốc và thúc đẩy nền kinh tế đầy triển vọng của trên trường quốc tế, nhưng những mục tiêu này sẽ phải chờ.

Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, Úc nhận định dàn lãnh đạo mới phải đối diện với hai mối quan tâm lớn đó là “ làm thế nào để duy trì tăng trưởng kinh tế hiện tại là công bằng trên toàn xã hội và bảo vệ môi trường” và đối đầu với “khả năng căng thẳng, chạy đua vũ trang và xung đột vũ trang ở Biển Đông, Eo biển Đài Loan, Biển Hoa Đông và Bán đảo Triều Tiên. Tất cả những xung đột này có khả năng liên quan đến Trung Quốc.”

Các nhà lãnh đạo của Việt Nam sẽ phải cân nhắc những thách thức này để vừa chuyển đổi lãnh đạo suôn sẻ lại phải vừa để mắt đến virus corona.

 

Nguồn: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Asia-Insight/Vietnam-power-struggle-enters-critical-stretch-after-virus-victory

Tin bài liên quan:

VNTB – Nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc và bạn hàng lớn nhất là Hoa Kỳ

Phan Thanh Hung

VNTB – Khẩu với chả trang!

Phan Thanh Hung

VNTB – Biến thể Delta gióng lên hồi chuông cảnh báo tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo