Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chernobyl, Silent Spring, và Formosa

Anh Văn (VNTB) Liên bang Xô viết có Chernobyl. Hoa Kỳ có “Silent Spring” (tác phẩm cáo buộc ngành công nghiệp hoá chất đã đưa ra thông tin sai lệch, và sự im lặng của giới quan chức) của Rachel Carson. Và tại Việt Nam, có Formosa, một thuật ngữ đồng nghĩa với thảm họa sinh thái và sự ra đời phong trào hoạt động vì môi trường, theo Blomberg BNA.

Tháng 4 năm 2016, cá chết xếp lớp dọc 4 tỉnh miền Trung bắt nguồn từ chất thải không qua kiểm soát của Tập đoàn Formosa Hà Tĩnh. Các cuộc biểu tình nổ ra đòi hỏi hành động của chính phủ.


Nhà hoạt động môi trường Nguyễn Huynh Thuật nói với Bloomberg BNA rằng: “Tôi nghĩ đây là một cảnh báo, một sự tỉnh thức” cho người dân Việt Nam. “Họ đang tức giận, thể hiện trên Facebook lẫn cuộc gặp trong các quán cà phê. “

Sinh kế bị đe doạ

Hơn 100 tấn cá chết dọc 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nước thải của nhà máy thép chứa phenol, cyanide và sắt hydroxit, đổ trực tiếp vào biển là nguyên nhân.

Thảm họa đe dọa sinh kế của ngư dân, chủ nhà hàng và các nhà sản xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam. Nó cũng gây ra một sự náo động chưa từng có ở Việt Nam, phần lớn là do các phương tiện truyền thông xã hội gây ra.

Công ty mẹ của Formosa Hà Tĩnh tại Đài Loan đã phải bồi thường 500 triệu cho ngư dân và những người bị ảnh hưởng gián tiếp bởi ô nhiễm.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, một nhà ngoại giao về hưu và là một trong những nhà trí thức nổi bật nhất của Việt Nam nói với Bloomberg BNA: “Sống trong môi trường bền vững cũng là một quyền của con người. “Người ta cho rằng đó là một quyền căn bản.”

Sự gia tăng tầng lớp trung lưu

Sự suy thoái sinh thái không còn xa lạ gì với Việt Nam, ngay cả trong những năm sau chiến tranh, từ khai thác bô xít ở Tây Nguyên đến sự tàn phá rừng già để làm hàng trăm đập thủy điện.

Nhưng Formosa đã nổi lên.

“Sau Formosa, người dân Việt Nam dường như thảo luận và nói nhiều hơn về các vấn đề môi trường”, ông Hồ Như, quản lý dự án của nhóm môi trường CHANGE Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, “đặc biệt về tình hình Formosa.”.

Cũng như tại Trung Quốc, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở Việt Nam đòi hỏi một môi trường sạch đẹp. Với các phương tiện truyền thông xã hội, người dân đã cùng nhau lên án những hành động sai trái về môi trường, ngay cả trong bối cảnh chính trị độc đảng.

Kinh tế so với môi trường

Trong thế kỷ này, Việt Nam từng bước thoát khỏi đói nghèo, vốn là hệ quả của cuộc chiến tranh dài hơn 20 năm.

Chính quyền Hà Nội cũng tìm mọi cách hoan nghênh đầu tư nước ngoài, kết quả – là trở thành nước xuất khẩu chính của điện thoại, quần áo, giày dép, thủy sản và cây trồng.

Nhưng sự phát triển kinh tế đi kèm với sự cân bằng, như đã được ghi nhận trong một báo cáo năm ngoái của Ngân hàng Thế giới phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam.

Báo cáo cho biết: “Thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường”.”

Theo báo cáo, trong vòng một phần tư thế kỷ qua, “Khí thải nhà kính tăng với tốc độ cao nhất trong khu vực, còn chất lượng môi trường không khí, đất, và nước suy giảm nghiêm trọng.”

Theo ông Tôn Thiện Bảo, giám đốc Dự án Giữ cho Việt Nam sạch và Xanh,Việt Nam có thể đã kiềm chế được một số sự suy thoái đó.

Cựu cố vấn về phát triển bền vững, nói với Bloomberg BNA: “Tôi không hiểu tại sao người Việt Nam lại có tầm nhìn ngắn hạn như vậy. “Đó là một giới hạn của rất nhiều người Việt Nam.”

Sản phẩm hữu cơ

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có nhiều cửa hàng bán các sản phẩm hữu cơ và xe bán café, nước trái cây đầy đường phố. 

Ines Quoico, giám đốc trang trại và chủ cửa hàng Organik Vietnam cho biết nhiều người Việt hiện nay muốn sử dụng thực phẩm sạch, trước đây tỷ lệ là này 90% người nước ngoài, 10% người Việt, nhưng giờ nó gần 50-50.

“Thật ngạc nhiên; về sự biến chuyển mạnh [ý thức] trong ba năm qua của người Việt, “bà nói với Bloomberg BNA.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, 10% người Việt Nam là tầng lớp trung lưu và tỷ lệ này được dự báo sẽ tăng vọt lên hơn 50% vào năm 2035. Nhiều người đã cân bằng giữa sự giàu lên và việc hưởng thụ thực phẩm sạch.

Nhà nghiên cứu thị trường Nielsen nhận thấy rằng 89% người Việt Nam sẽ trả nhiều hơn cho thực phẩm thúc đẩy lợi ích sức khoẻ, và 34% xem xét nó như là mối quan tâm lớn nhất hoặc lớn thứ hai của họ, so với 19% trên khắp Đông Nam Á.

Sự hoang mang trong thực phẩm, và chính trị Facebook

Người Việt đang hoang mang, sợ hãi trước thực phẩm mà họ cho rằng, nó không có nguồn gốc. Các video ghi lại cảnh tiểu thương người Việt Nam nhuộm rau màu xanh lá cây, hoặc tiêm hóa chất vào tôm thu hút lớn sự quan tâm.

Khi nhiều người tiêu dùng có đủ khả năng để đặt câu hỏi nguồn gốc thực phẩm, thì họ cũng đang đặt vấn đề liên quan đến chất lượng nước và không khí. Chỉ số Hiệu suất Môi trường của Yale xếp hạng Việt Nam ở thứ hạng 170/180 quốc gia về chất lượng không khí kém và vị trí 124 về nguồn nước.

Không còn ảnh hưởng bỏi cuộc chiến, người Việt trẻ tìm kiếm sự giải quyết vấn nạn nêu trên bằng phương tiện truyền thông xã hội – Facebook.

Trong quá khứ, khó có thể tranh luận trên hệ thống báo chí chính thống, dưới sự kiểm soát của nhà nước. Nhưng nhờ vào Internet, Việt Nam đã nở rộ các trang blog chỉ trích của nhà nước, và người dân có thể tìm kiếm sự quan tâm chung bằng các phương tiện truyền thông xã hội. Các công cụ này đã giúp lan tỏa nhận thức về môi trường.

Tuy nhiên, chính phủ vẫn tỏ ra thận trọng về các hoạt động vì môi trường, vì nó có thể vượt ra ngoài lằn ranh vận động thân thiện với nhà nước. Trong cuộc biểu tình phản đối Formosa vào mùa xuân năm ngoái, nó biểu hiện sự tức giận của người dân trước sự thờ ơ của Chính phủ.

“Đầu tiên họ nhìn nhận nó như một vấn đề môi trường, và chính phủ phớt lờ nó, vì vậy mọi người cảm thấy quyền lợi của họ đã không được tôn trọng”, ông Bảo giải thích. Tâm lý của người biểu tình là,: “Đó là quyền của tôi, và quê hương tôi đang bị hủy hoại.”

Chủ nghĩa xanh

Sự thức tỉnh về môi trường của Việt Nam đã thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau.

Người dân nông thôn phản ứng trước tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất tại nơi có các khu nhà máy công nghiệp.

Nhiều người phản đối khai thác quặng bô xít, với các hoạt động như in áo thun có biểu ngữ, kiến nghị và thậm chí còn kiện Thủ tướng.

Họ cũng đóng góp tiền nhằm chia sẻ mối quan tâm liên quan đến thảm họa môi trường. Tháng 10 năm ngoái, người Việt Nam đóng góp hơn 16 tỷ đồng Việt Nam cho các nạn nhân lũ lụt, đáp ứng lời kêu gọi của MC Phan Anh.

Các doanh nghiệp cũng bắt đầu phản ứng với hoạt động xanh tại Việt Nam và đưa những hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường vào trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

“Văn hoá, bản sắc của chúng ta”

Ông Bùi Mỹ Trang, giám đốc trách nhiệm xã hội tại HSBC cho biết, công việc tình nguyện của nhân viên bao gồm các chuyến đi đến Đồng Bằng Sông Cửu Long để tư vấn về phát triển du lịch bền vững và đến một tỉnh để lắp hệ thống đèn sử dụng năng lượng mặt trời.

“Nó dần dần trở thành văn hoá, bản sắc của chúng tôi”, Trang nói. Họ nghĩ, “Tôi có thể đóng góp cho xã hội.”

Tuy nhiên, Nhu không tin rằng ý thức về môi trường của Việt Nam đã đạt được đến một mức độ cần thiết

Tại văn phòng CHANGE ở thành phố Hồ Chí Minh, Nhu nói người dân bỏ qua những vấn đề không ảnh hưởng đến họ và không nhìn thấy sự tàn phá môi trường của than – điều mà CHANGE đang nhắm đến. Việt Nam tăng khối lượng than bán ra lên ½ vào năm 2025 so với 1/3 hiện nay.

Khi sicandal như Formosa phun trào, Nhu nói, công chúng mong muốn các nhóm phi lợi nhuận hành động.

“Họ muốn chúng tôi lên tiếng”, cô nói. Nhưng Nhu hy vọng CHANGE sẽ không phải là nơi duy nhất lên tiếng về môi trường. Bởi đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.

Tin bài liên quan:

VNTB – Mùa Valentine đen cho nhà cầm quyền bắt đầu!

Phan Thanh Hung

VNTB – Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng

Phan Thanh Hung

VNTB – ‘Giành lại vỉa hè’ nhằm lấn át thảm họa Formosa?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo