Diễm My dịch
(VNTB) – Chiến dịch chống tham nhũng cấp cao do Nguyễn Phú Trọng đưa ra đã bước sang năm thứ năm. Gần đây của ông Trọng tuyên bố là sẽ đưa ra xét xử thêm 10 vụ tham nhũng lớn vào năm 2020.
Nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp đặt câu hỏi liệu chiến dịch chống tham nhũng có thể duy trì hay không nếu ông Trọng từ chức tại Đại hội toàn quốc lần thứ 13 vào đầu năm tới.
Theo ông Hiệp, chiến dịch chống tham nhũng đã có các kết quả nhất định trong năm qua.
Một là tác động mạnh mẽ vào chính trường Việt Nam trong bốn năm qua. Kết quả là hai thành viên Bộ Chính trị và 21 uỷ viên Trung ương đảng hiện tại và trước đây đã bị kỷ luật. Nhiều người đã bị truy tố và lãnh án nặng như cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Sơn và Trương Minh Tuấn.
Hai là chiến dịch chống tham nhũng này được cho là không có vùng cấm. Khi lần đầu tiên Đảng mở rộng chống tham nhũng vào lực lượng cảnh sát và lực lượng vũ trang vốn được miễn trừ trước đây vì ảnh hưởng chính trị và vai trò lớn trong việc đảm bảo an ninh cho chế độ. Kết quả của chiến dịch chống tham nhũng trong lực lượng vũ trang và công an đã khiến cho 38 sĩ quan cao cấp, trong đó có 23 tướng, bị kỷ luật hoặc bị truy tố trong bốn năm qua.
Thành quả như vậy đã cải thiện niềm tin của công chúng về vai trò lãnh đạo của đảng và củng cố vị thế chính trị của ông Trọng. Với quyền lực và quyền kiểm soát hệ thống chính trị được tăng cường, ông Trọng có quyền tự tay sắp xếp chương trình nghị sự của Đảng kể cả nhân sự cho Đại hội Đảng sắp tới.
Nhiều đối thủ của Trọng đã trở thành nạn nhân của chiến dịch chống tham những gồm cả những người người thân cận và cộng sự của ông Dũng. Đồng thời ông Trọng đã đưa một số tín cẩn vào các vị trí chủ chốt. Đáng chú ý nhất là Trần Cẩm Tú được bổ nhiệm chức Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng hồi tháng 5 năm 2018 và từ đó là cánh tay phải của Trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
Tuy nhiên theo ông Hiệp cuộc chiến chống tham nhũng chỉ chủ yếu nhắm vào tham nhũng cấp cao nên vẫn không có kết quả rõ ràng. Trong khi đó người dân và doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với tham nhũng ở cấp chính quyền thấp hơn, hoặc trong các cơ quan công quyền như thuế và hải quan. Trong số những người được khảo sát thì chỉ có 13% ở thành phố Hồ Chí Minh và 35% tại Hà Nội tin rằng tham nhũng đã giảm trong năm qua.
Chiến dịch chống tham nhũng cũng đã tác động tiêu cực đến một số ngành kinh tế, như ngành bất động sản của Thành phố Hồ Chí Minh vì sợ trách nhiệm pháp lý khiến nguồn cung tài sản mới giảm, giá bất động sản tăng và doanh thu của chính phủ từ thu phí đất giảm theo. Điều này buộc Trọng phải kêu gọi chấn chỉnh tư tưởng làm cầm chừng và phòng thủ của các cán bộ lãnh đạo và quản lý.
Ông Hiệp dự đoán ông Trọng có thể sẽ từ chức do tuổi cao và sức khỏe kém sau khi đã tự tay chọn người kế nhiệm mà Trần Quốc Vượng có vẻ là ứng cử viên sáng giá nhất. Lý do là để tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng để đảm bảo sự sống còn của Đảng cầm quyền.
Tuy nhiên, người kế vị bất kể là ai cũng sẽ phải gặp những thách thức là:
Thứ nhất là không thể tập trung chống tham nhũng với cường độ và cấp độ như bốn năm qua vì không có được mức độ quyền lực và quyền hạn như ông Trọng nên phải mất vài năm để thiết lập quyền lực. Việc này có thể dẫn đến thoả hiệp với các quan chức tham nhũng hay phải đấu đá với đối thủ.
Thứ hai là mất thời gian để phát hiện các vụ tham nhũng mới và chỉ có thể xử một vài vụ lớn còn lại.
Thứ ba có thể cần đạt được sự cân bằng giữa chống tham nhũng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu không muốn kìm hãm hoạt động kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định.
Ông Hiệp cho rằng Tổng bí thư mới sẽ vẫn tiếp tục công cuộc chống tham nhũng nhưng cần phải chuyển trọng tâm của chiến dịch để bảo đảm tính bền vững và hiệu quả hơn. Đó là chống tham nhũng cả ở cấp thấp hơn đống thời ngăn ngừa tham nhũng thông qua “đại tu” thể chế chính trị và pháp lý.
Nguồn: https://www.eastasiaforum.org/2020/01/29/will-vietnams-anti-corruption-campaign-endure-beyond-trong/