Chim báo bão (VNTB) Vì sao trên đường phố ở Việt Nam, xe tải và ô-tô ngang nhiên thả khói um tùm ngày này qua ngày khác? Vì sao ngành công nghiệp ô-tô của Việt Nam nuôi mãi mà không lớn? Muốn cải thiện hiện tại và hướng tới tương lai, đã đến lúc cần phải xét lại những sai lầm trong quá khứ.
Một xe khách mi-ni xả khói um tùm trên Quốc lộ 13- Ảnh: Chim báo bão. |
Mặc dù nhà sản xuất tài giỏi đến cỡ nào thì theo luật vật chất, động cơ xe bốn bánh phân khối lớn được thiết kế chỉ để vận hành trong một khoảng thời gian nhất định- đó là tính toán trong một điều kiện nhất định. Quá khoảng thời gian lý tưởngđó, động cơ trở thành một cỗ máy ăn xăng và cỗ máy xả khói. Ban đầu lúc còn mới, xe chạy rất ít tốn xăng và nhả khói cũng vừa phải. Qua thời gian, do ma sát, mài mòn, càng ngày xe càng tiêu tốn nhiều xăng và thải khói ra nhiều hơn lúc mới mua. Với tình trạng của hệ thống đường sá giao thông như ở Việt Nam, một chiếc xe càng nhanh cũ và nhả khói “lạm phát” nhanh hơn chạy ở các nước khác, dù cùng một nhà sản xuất và cùng một đời máy. Trong một khoảng thời gian nay mai ngắn hạn không thể thay đổi chất lượng của đường sá, chỉ có thể cải thiện bằng chính sách đối với phương tiện giao thông. Những người làm chính sách của Việt Nam (gọi bóng bẩy theo kiểu Âu- Mỹ là các nhà lập pháp) đã sai lầm chồng lên sai lầm. Và đây có lẽ là sai lầm đáng kể nhất, mẹ của các sai lầm con:
Tiêu chuẩn khí thải và một số sai lầm
Tiêu chuẩn khí thải là quy định đánh giá nồng độ cho phép của các thành phần khí thải của động cơ (CO, CO2, NOx,HC..) khi cho động cơ vận hành với chu trình xác định.
Và châu âu đã sử dụng EURO2 năm 1996, EURO3 năm 2000 và EURO4 đầu năm 2005 trong khi Việt Nam năm 2007 vẫn sử dụng EURO2 hay nói cách khác ta cho phép xe phế thải ở nước ngoài vẫn được lưu thông ở Việt Nam. Cho nên, khi thị trường mở cửa thì hàng loạt các xe không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là xe ở các bãi thải, xe không đảm bảo an toàn cũng như ô nhiễm môi trường ào ào tuôn vào Việt nam, không những chỉ xe mà công nghệ. Ô nhiễm chỉ là cái ta có thể nhìn rõ trước mắt, tai hại hơn thế là một sai lầm ở tầm chiến lược tương lai: Khi dùng tiêu chuẩn thấp không phù hợp như thế, thay vì các công ty trong nước đầu từ nghiên cứu phát triển công nghệ ô tô thì họ lại nhập khẩu ô tô cũ về thị trường trong nước, trong khi nước ngoài bỏ xe vào bãi còn mất tiền, còn về Việt Nam thì vẫ còn “sang chảnh”; sau một thời gian, khi nhà chính phủ cấm không cho nhập ô tô cũ, thì các thương gia láu cá bắt đầu lắp ráp, với công nghệ đã cũ đã không còn được sử dụng, và theo đã thay đổi theo cách chữa cháy như quy hoạch giao thông đã vô tình bóp chết ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam trong tương lai. Và nếu cho các công ty có sản xuất được ô tô thì củng không thể xuất khẩu vì tiêu chuẩn quá thấp.
Tiêu chuẩn Euro cho từng loại xe |
Tương lai của ngành công nghệ ô-tô rất mịt mờ nếu không có cuộc cách mạng trong chính sách quản lý. Việc thay đổi công nghệ và cả dây chuyền sản xuất để từ EURO2 lên EURO4 không phải là một chuyện dễ dàng, hầu như là phải làm lại nguyên cả nhà máy. Công cuộc này cần rất nhiều tiền. Vì vậy đến bây giờ công nghệ ô tô tại Việt Nam hầu như đang ở con số 0. Ví dụ, lớn và được ưu đãi nhiều như THACO nhưng việc sản xuất thì không đáng kể và chất lượng thì còn quá thấp.
Giả sử, thay vào đó Việt Nam áp dụng ngay tiêu chuẩn hiện tại của châu Âu thì khi các hãng nước ngoài muốn vào thị trường Việt Nam, họ bắt buộc phải sử dụng công nghệ mới, cũng như các doanh nghiệp trong nước buộc phải có đường đi đúng đắn. Và khi một ngành đã phát triển thì các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ cũng phát triển theo, để không phải làm trò hề khi trang Baodatviet.vn đăng ngày 02/10/2015 đăng bài có vẻ “tự sướng” khi doanh nghiệp Việt Nam đã sản xuất được ốc vít cho Samsung, mà ở nước người ta đã ra khỏi hệ mặt trời.
Tư liệu được cung cấp bởi một nhóm các kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách khoa Đà Nẵng.