Quang Nguyen (VNTB) Những nghi kỵ về tham nhũng các công trình xây dựng quảng trường, tượng đài Hồ Chí Minh hàng trăm, hàng ngàn tỷ gây ồn ào cả nước, nhưng phá chợ truyền thống để biến thành khu dịch vụ thương mại là cách moi tiền của dân nghèo tiểu thương nhẹ nhàng, kín đáo, an toàn và dễ biện bạch nhất của các tay tư bản bóc lột.
Từ xưa chợ hầu hết hình thành một cách tự nhiên bởi người dân nghèo trên những khu đất lúc đấu thường bỏ hoang, nhưng thuận lợi dễ đến, dễ đi cho kẻ mua,người bán. Địa phương phát triển, chợ trở nên vùng đắc địa. Chợ cứ thế duy trì hàng trăm năm. Nhìn sự phát triển của chợ có thể đánh giá được sự phát triển, hình thái xã hội.Đất chợ và đất chung quanh chợ trở nên đất vàng, đất kim cương.
Building màu xanh khu A với ngân hàng quân đội, khu B màu trắng 100 căn hộ. Còn bên ngoài là quảng cáo, tuyên truyền. Ảnh: Quang Nguyen |
Với nhiều nước trên thế giới, chợ truyền thống được chính quyền địa phương trân trọng giữ gìn như các khu văn hóa, được nâng cấp, càng ngày càng sạch sẽ, đẹp đẽ, thú vị hơn, thuận tiện hơn cho mọi người mua bán, giải trí, du lịch. Thủ đô Paris còn duy trì hàng trăm chợ trời đã có từ xưa . Ngược lại, ở Việt Nam người ta cố gắng biến những mảnh đất vàng thành vàng thật, kim cương thật được cất trong két sắt của các đại gia, nhóm lợi ích. Thủ đoạn phù phép kiểu này đã diễn ra hàng chục năm từ những chợ nhỏ ít bạn hàng dễ bịt mồm như chợ 19-2 , đến các chợ lớn. Đất chợ càng lớn, trung tâm dịch vụ thương mại càng lớn, càng nhiều tiểu thương, lao động nghèo chịu thua thiệt, điển hình mới đây nhất là chợ Mơ, Bạch Mai, Hà Nội.
Lối đến cầu thang bộ dẫn xuống “tầng đầu địa ngục”. Ảnh: Quang Nguyen |
Bên trong ki-ốt bán hay cho thuê. Ảnh: Quang Nguyen |
Hình thành từ đầu thế kỷ 20 chợ Mơ gồm nhiều gian song song, thoáng mát, rộng rãi, người mua bán có thể ra, vào từ bất cứ huớng nào . Sau 1954 chợ bị quây tường chung quanh, nhưng vẫn có thể dẫn xe đạp qua cổng. Để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội quyết định bóp nghẹt chợ Mơ như đả từng làm như vậy đối với chợ cửa Nam, Hàng Da… Công trình xây dựng trung tâm dịch vụ thương mại chợ Mơ như sau:
1/Chợ kinh doanh truyền thống tại tầng hầm của Trung tâm thương mại.
Từ ngày khởi công xây khu thương mại, bạn hàng phải rời ra các khu vực chung quanh chợ. Người bán các mặt hàng bưng bê được phải lê la lòng, lề đường, bẩn thỉu, nhếch nhác, và phải chung chi hàng tháng cho dân phòng, công an. Tai nạn xe cộ xảy ra với họ không ít. Những mặt hàng không bưng bê được, không chạy công an dân phòng được vì số lượng nhiều, nặng như trái cây, vải vóc , thịt cá, gạo đỗ phải thuê mặt bằng trước sân hay mái hiên các nhà quanh chợ, rẻ nhất cũng 1.5-2 triệu đồng/tháng. Gần chục năm đội nắng mưa ngoài trời, trả tiền thuê mặt bằng, nộp hụi chết cho dân phòng, phường, quận.., cho đến ngày khánh thành chợ, bạn hàng được bắt thăm chỗ bán hàng, gọi là ki-ốt. Tiền thuê hàng tháng , rẻ nhất, phải trả cho chủ đầu tư 200,000 đông/ thang/m2 ,cộng với tiền điện nước . Phải tự trang trải chi phí bắt điện, nước, mua kệ, bàn, tủ v…v.Ít nhất một ki-ốt 3 mét vuông , phải chi phí 1 triệu đồng một tháng không kể các “phí” vòi vĩnh từ công an , dân phòng, tự quản…
Bạn hàng duy nhất trong khu rau, củ, quả. Ảnh: Quang Nguyen |
Không có khách, bạn hàng túm tụm đánh bài giết thời gian. Ảnh: Quang Nguyen |
Chợ cũ gần 15.000 m2 thoáng mát, nay tất cả bị gom lại trong từng hầm hơn 11.000 m2, lên xuống qua các cầu thang khoảng 30 bực.Bí bức nóng nực, chật chội. Các cửa hàng đều chạy hết công suất của ba, bốn cái quạt đứng, gió thổi ào ào như cuồng phong, nhưng vẫn hầm hập nhớp nháp, âm ẩm. Muốn mua mớ rau, vài bìa đậu cũng phải mất thì giờ gửi xe, tiền gửi xe đắt ngang tiền mua rau, đậu. Người bán cũng khổ, bán được chục chén, bát, vài ký gạo phải chiều khách mang ra tận chỗ gửi xe. Buồn cho các cụ sống quanh chợ hàng 70, 80 thậm chí 90 năm. Chợ không chỉ là nơi các cụ mua sắm, nó còn là một phần đời của các cụ.Người bán, người mua trở thành bạn bè từ hồi nào, đi chợ nhiều khi chỉ là cớ để thăm hỏi, ăn miếng trầu, uống chén chè với nhau. Bây giờ sức đâu leo lên leo xuống mấy chục bực thang, lại ở dưới đó lúc nào cũng cảm thấy nóng nực hầm hập như sốt.
Building vừa xây xong đã bắt đầu tan hoang, nhiều hạng mục vỡ vụn. Bác bảo vệ nói:”Tự dưng nó vỡ vụn”. Ảnh: Quang Nguyen |
Đám tiểu thương nhếch nhác dơ dáy bị “dấu” xuống tầng hầm dưới, bị hớt tay trên cả phần không gian mát mẻ thông thoáng và phải nộp hàng tháng cho tầng lớp trên, chủ đấu tư , hàng tỷ tiền thuê mặt bằng.
2/Phần nổi trội trên đầu chợ của tiểu thương là khu A. Khu này chiếm từ tầng 6 đến tầng 25, khoảng 48,000 m2, mà Ngân hàng quân đội chiếm phần tốt nhất.
3/Khu 100 căn hộ khối B khoảng 18.000 m2 , từ tầng 6 đến từng 15, giá hàng tỷ đồng mỗi căn,dành cho các quan chức lớn và người giầu có.
Cái thang này treo lơ lửng thế mấy năm rồi, nhìn thấy giây nhợ mục nát. Bác bảo vệ nói:”Đừng đi gần tường, chết lúc nào không biết.”. Ảnh: Quang Nguyen |
Nhìn bề thế và cách xây dựng các khu thương mại dịch vụ chợ Mơ, chợ Hàng Da, Chợ Cửa Nam… và nơi đang dân đen đang bị đàn áp xua đuổi ở chợ Ninh Hòa, người ta thấy cách bóp nghẹt, tiến dần đến xóa bỏ các chợ truyền thống của người nghèo, tiểu thương lao động và nhất là thấy diện mạo của xã hội Việt Nam bây giờ.