Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chuyện giám sát quyền lực qua hình thức phản biện từ tổ chức Mặt trận tổ quốc

Hoàng Minh

 

(VNTB) – Có ý kiến, sở dĩ nhà báo Phạm Chí Dũng và bè bạn của ông vì ‘viết lách phản biện’ nên phải chịu tù tội, đó là vì không chịu thông qua cơ quan có tên là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

 

Sự thật ra sao về vai trò “phản biện” lâu nay của Mặt trận Tổ quốc?

Tính độc lập của Mặt trận Tổ quốc đến đâu?

Về nguyên tắc Hiến định, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội có vị trí và vai trò quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Hoạt động giám sát của các thiết chế này góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền.

Lý thuyết về học thuật nói rằng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, gồm thể chế pháp lý, và các thiết chế có mối quan hệ tác động qua lại, vận động nhịp nhàng, ăn khớp cùng hướng đến việc mục tiêu của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng và hiệu quả.

Hiện nay, kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam được thực hiện thông qua hai cơ chế là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước, và các cơ quan nhà nước vận hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tự kiểm soát lẫn nhau: cơ quan thực hiện quyền lập pháp là Quốc hội, cơ quan thực hiện quyền hành pháp  là Chính phủ, cơ quan thực hiện quyền tư pháp là Tòa án nhân dân, được gọi là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong bộ máy nhà nước, và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài nhà nước.

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên ngoài bao gồm giám sát của Đảng cầm quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và giám sát trực tiếp của các cá nhân.

Hoạt động giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội là một trong những hình thức của cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Đó là hoạt động theo dõi, quan sát, xem xét của Mặt trận tổ quốc và Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh nhằm tác động, định hướng các đối tượng bị giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Quyền lực giám sát của Mặt trận Tổ quốc?

Khác với cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước, hậu quả pháp lý trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền từ bên ngoài không có tính cưỡng chế nhà nước, mà kết quả kiểm soát được thể hiện dưới dạng kiến nghị hoặc thông qua dư luận xã hội, gửi “thông điệp” đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội là một bộ phận của cơ chế pháp lý kiểm soát quản lý nhà nước, hướng đến mục tiêu bảo đảm quản lý nhà nước được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế tình trạnh lạm quyền, tham nhũng quản lý nhà nước.

Cơ chế kiểm soát quản lý nhà nước phải bảo đảm tính độc lập tương đối của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội; đồng thời, phải bảo đảm sự kết hợp giữa các hình thức giám sát của nhà nước, giám sát Quốc hội, Hội đồng nhân dân, hoạt động kiểm tra, thanh tra của nhà nước với các hình thức giám sát của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội.

Do vậy, mô hình giám sát của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phải bảo đảm các thiết chế giám sát không bị phụ thuộc vào đối tượng chịu sự giám sát.

Pháp luật phải bảo đảm Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội không bị lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản biện về ngân sách, biên chế.

Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội phải thể hiện được hết vai trò giám sát của mình một cách chủ động và độc lập với các chủ thể giám sát khác.

Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức và người có thẩm quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị.

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát của nhân dân theo quy định…

Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc là “người của ai”?

Với những nội dung mang tính lý thuyết như nêu ở trên, cho thấy có một mâu thuẫn không có hướng giải quyết, đó là người đứng đầu các cơ quan Mặt trận tổ quốc đều bắt buộc phải là đảng viên, và đảng viên đó phải ở trong danh sách ‘Quận ủy viên’, ‘Thành ủy viên’. Mà khi đã là ‘Quận ủy viên’, ‘Thành ủy viên’ thì đảng viên đó bắt buộc phải tuẩn thủ theo nghị quyết Đảng, theo các chỉ đạo của người đang là Bí thư.

Như vậy tính độc lập trong yêu cầu giám sát, phản biện xã hội sẽ khó thể thuyết phục về chuyện không phe nhóm quyền lực.

Chính điều này nên với những nhà báo tự do, họ luôn cần có một diễn đàn thích hợp để lên tiếng phản biện theo tiếng nói đa chiều với nguyên tắc Hiến định chung là “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”, ghi tại Điều 28.1, Hiến pháp 2013.

Nhà báo Phạm Chí Dũng cùng một số thân hữu cùng nhau thành lập Hội Nhà báo độc lập, và trang web Việt Nam Thời Báo, chính là thực hiện quyền Hiến định đó, theo ngữ nghĩa của quyền giám sát trực tiếp của các cá nhân.

______________________________________________________________________________________

Tin bài liên quan:

VNTB – Phúc thẩm vụ án “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” sẽ như thế nào?

Phan Thanh Hung

VOA – IJAVN và hệ thống sắm vai… hùm!

Phan Thanh Hung

Loài kỳ nhông không sợ ánh đèn

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo