Phương Thảo (VNTB) Câu chuyện của Nguyễn Đặng Minh Mẫn nhắc nhở cho chúng ta biết vấn đề nhân quyền ở Việt nam vẫn chìm sâu rất rắc rối, The
Tháng này tôi gặp gỡ cha của cô, ông Nguyễn Văn Lợi đã đi đên tận Washington để giải trình về tình trạng của con gái ông. Minh Mẫn là một trong số 160 tù nhân chính trị bị xử trong thời gian qua di vi phạm các điều luật kết tội việc chỉ trích nhà cầm quyền. Cha cô đã đi đến Washington để kêu gọi sự lưu tâm đến trường hợp con gái ông, một chuyến đi được sắp đặt trùng hợp với chuyến đi Mỹ của ông Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 7.
Minh Mẫn chỉ mới 26 tuổi khi cô bị bắt năm 2011, và bị kết tội chống phá lật đổ chính quyền. Đây là luận điệu chi tiết để chống lại cô chăng? Vẽ tranh tường “để kich động biểu tình.” Nhà cầm tuyên bố cô cũng là thành viên của đảng phái bất đồng chính kiến Việt Tân. Minh Mẫn bị kết án 8 năm tù vào năm 2013. Hiện giờ cô đang bị giam giữ tại trại số 5 ở một tỉnh Thanh Hóa.
“Nó bắt đầu hoạt động khi nó 24 tuổi.” Cha cô kể. “Nó không thể chấp nhận sự bất công ở khắp nơi. Nó bắt đầu tham gia các cuộc biểu tình chống chính quyền. Nó có xe máy và máy chụp hình. Nó đi tới khắp nơi. Nó chụp hình nạn bạo lực của công an . Nó chụp hình mấy cuộc biểu tình. Nó cũng chụp hình mấy cái nhà lớn và chung cư cao cấp của mấy ông lớn xây được nhờ tiền tham nhũng. ”
Ông Lợi ráng đi thăm con mỗi tháng dù là trại giam ở cách nhà ông ở đồng bằng sông Cửu long hơn một ngàn dặm, mỗi một chuyến đi phải đổi tàu xe bốn lượt. “Mất 40 tiếng đồng hồ tui mới tới đó được.” Ông kể. “Nhiều khi tôi không được phép thăm nó. Người ta nói với tui là nó vi phạm nộ quy và đang bị biệt giam.”
Ông Lợi lo lắng về tình trạng quản trại đối xử với con ông. Ông cho tôi hay khi ông tới thăm, ông ta phải nói chuyện với con gái qua điện thoại và cách một bức tường kính – thậm chí ngay cả những người tù thường còn được phép gặp gỡ thân nhân ở ngoài vườn. “Chỗ tui ngồi có hai quản giáo gác hai bên, hai người khác ngồi hai bên nó. Và thêm người thứ năm đeo tai nghe để nghe nói chuyện.”
Họ có thể nói chuyện tự do hay không? “Nó không nói đươc gì nhiều. Nó nhận xét này kia cũng được, nhưng mà chuyện đó có thể rất nhạy cảm.” Cô ráng nói thầm khi quản giáo cho phép hai cha con ôm nhau chào tạm biệt lúc ông được phép giao đồ đạc cho con gái – quần áo, thức ăn, vật dụng vệ sinh cá nhân mà ông đã mang theo từ nhà. “Nó nói mấy chữ với tui như là ‘Họ chỉ cho con ăn cơm với muối thôi.’ hay là ‘Họ cho con vô khu biệt giam 10 ngày.’”
Sự việc ông Lợi kể lại là nhất quán với tình trạng của các tù nhân chính trị khác. Tổ chức Quan sát Nhân quyền đã nhận được các báo cáo từ các cựu tù nhân về một phụ nữ bất đồng chính kiến khác cũng ở cùng một nới, cô Tạ Phong Tần đã bị quản giáo đánh đập ít nhất một lần vào năm ngoái. Ngoại trưởng John Kerry đã có nhắc đến tên cô Tần trong một tuyên bố công khai vào ngày 5 thang 5 nhân ngày tự do báo chí thế giới về việc cô đang tuyệt thực.
Trương Minh Tâm, một cựu tù nhân khác cũng đã cùng bị giam giữ ở đó đã đi cùng ông Lợi đến Mỹ cho tôi hay rằng các tù nhân phải đi lao động mỗi ngày, may vá và lao động trồng trọt hay là dọn dẹp nấu ăn cho quản giáo và còn phải bị nộp phạt nếu họ không đạt chỉ tiêu. Nhà cầm quyền cũng thường xuyên khuyến khích và kích động tù nhân thường quấy nhiễu các tù nhân chính trị. Ông Tâm kể “Ở đó các luật lệ bất thành văn: những tù nhân chịu án nặng có thể được giảm á nếu họ làm gì đó cho quản giáo, như là xúi một người tù chính trị đánh nhau, hoặc gây rắc rối cho tù chính trị.” Các tù nhân thường hay hất đổ đồ đựng cơm hay ngáng chân cho tù nhân chính trị bị té khi phải đi ngang qua họ. Nếu có đánh nhau, hoặc chỉ là cãi nhau, tù nhân chính trị sẽ bị đưa ngay vào khu biệt giam, một nơi nóng, tối tăm và ẩm ướt giống như một cái quan tài trong vòng 10 ngày chỉ nhận được cơm và một lít nước một ngày mà không có nước để tắm.
Đừng phạm sai lầm, chính phủ Mỹ biết rõ các thành tích của Việt nam và cũng đã liên tục chỉ trích họ. Gần đây Tổng thống Obama cũng đã gặp nhà bất đồng chính kiến lưu vong ở tại Nhà trắng. Cùng lúc đó thì chính phủ lại tiếp tục hâm nóng các mối quan hệ ngoại giao – gần đây nhất là việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí.
Chính quyền Obama cho rằng nỗ lực của họ là nhằm giúp cho Việt nam cải thiện thành tích nhân quyền, nhưng bằng chứng của sự thay đổi thật sự lại thật khó thấy được, ai cũng có thể tự hỏi ngay liệu lý thuyết thay đổi của họ có giá trị hay không.
Đã đến lúc phải áp dụng một biện pháp cứng rắn hơn. Một vài tuần nữa khi Tổng thống Obama gặp ông Trọng, lãnh đạo đảng cầm quyền, Tổng thống nên chất vấn ông ta tại sao chính quyền Việt nam không bắt đầu với việc trả tự do cho những tù nhân như cô Minh Mẫn. Obama nên khuyến cáo ông Trọng rằng nếu Việt nam vẫn tiếp tục đối xử những người chỉ trích như kẻ thù thì mối quan hệ nồng ấm Mỹ Việt sẽ đi đến chỗ nguội lạnh.
Nguồn Thediplomat