Việt Nam Thời Báo

VNTB – Dân chủ suy giảm trên toàn châu Á vào năm 2021

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Nhưng có những cách thức để dân chủ có thể hồi sinh

 

Tác giả: Banyan

 

Ngày 18 tháng 12 năm 2021

 

Ở hầu hết châu Á, năm nay không phải là năm tốt cho các xã hội công bằng, tự do và cởi mở. “Suy thoái dân chủ”, cụm từ được một số nhà phân tích sử dụng, không thực sự mô tả được hết những gì đã xảy ra, đặc biệt là trong một khu vực có nhiều quốc gia rất khác nhau về chính trị. Cụm từ đó cũng quá vô tình, không làm rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân tại các quốc gia theo hướng độc tài hơn. Cụm từ này cũng quá lạc quan: “suy thoái” có hàm ý là điểm thấp nhất của một chu kỳ, nghĩa là tất yếu sẽ phục hồi. Ở hầu khắp châu Á, đây là một giả định cực kỳ táo bạo.

Điều này được thể hiện rõ nét nhất ở Myanmar. Lãnh đạo quân đội đã quay trở lại nắm quyền sau cuộc đảo chính vào tháng Hai và kể từ đóđ ã cai trị quốc gia với các biện pháp khủng bố. Tướng Min Aung Hlaing không chỉ đạp đổ tất cả những thay đổi dân chủ tích cực nhưng mong manh đã được tích lũy nhiều năm qua. Với sự thiếu hiểu biết ngoan cố, Tướng Min cố ép dân chúng vào một khuôn khổ thô sơ với kỷ luật, mệnh lệnh, và sự cai trị nhân từ của quân đội. Trên thực tế, lính của ông ta tàn sát người dân không tấc sắt trong tay trong khi các nhà đầu tư bỏ chạy và nền kinh tế sụp đổ. Hoàn toàn ngược với ý định đoàn kết, Min Aung Hlaing đang đẩy nhanh quá trình tan rã quốc gia.

Myanmar trở thành quốc gia độc tài thứ hai được dựng lên sau các cuộc đảo chính của quân đội ở Đông Nam Á như Thái Lan. Thái Lan cũng do một vị tướng kém thông minh (nay đã về hưu), thủ tướng Prayuth Chan-ocha cai trị. Một trong những câu nói móc của năm ngoái là Tướng Min Aung Hlaing đã hỏi ý kiến ông Prayuth cách xây dựng một quốc gia dân chủ hưng thịnh.

Mười quốc gia trong ASEAN cũngcó hai nhà nước độc tài theo chủ nghĩa Lê-nin là Lào và Việt Nam, (ba, nếu tính cả Singapore); một nhà nước quân chủ chuyên chế – Bruinei vẫn áp dụng hình phạt đánh bằng roi hay chặt chân tay; một quốc gia độc tài nghèo kiết xác là Campuchia có Hun Sen cai trị gần 37 năm và ban phát ân huệ hào phóng như một hoàng đế Vương quốc Angkor trước đây.

Còn các nước dân chủ trên danh nghĩa trong vùng như Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã tấn công tư pháp và báo chí. Ở Indonesia, Tổng thống Joko Widodo, hay được gọi là Jokowi, dùng luật internet để bị miệng những người chỉ trích và vô hiệu hóa ủy ban chống tham nhũng. Phong trào cải cách ở Malaysia cũng đã vướng vào những thương vụ mờ ám không khác gì đảng cầm quyền tham nhũng trước đó đã đánh bại trong cuộc bầu cử vào năm 2018. Trong năm 2021 một số thành viên của phái cải cách tham gia đảng này để lập một chính phủ mới.

Ở Nam Á, tình hình còn đáng buồn hơn. Một chế độ thần quyền điều hành ngành kinh doanh ma túy đã chiếm quyền cai trị ở Afghanistan. Tại Sri Lanka, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và anh em tiếp tục biến quốc gia này thành một thái ấp của gia đình. Và tại Ấn Độ, Narendra Modi tấn công các nhà phê bình, gây căng thẳng phe phái và làm suy yếu trầm trọng khả năng giám sát của quốc hội. Một điều đáng mỉa mai là những kế hoạch tái thiết New Delhi thể hiện rõ khuynh hướng chính trị của Modi : tòa nhà quốc hội cũ sẽ trở thành viện bảo tàng dân chủ.

Đại dịch đã làm cho các khuynh hướng độc tài trở lên mạnh dạn hơn. Tuy nhiên, quay trở lại với phép ẩn dụ tài chính, ngay cả khi sự phục hồi theo chu kỳ không phải là tất yếu, vẫn có những lãnh vực có triển vọng cải thiện về lâu dài. Các hệ thống nghị viện đã ăn sâu đủ ở các quốc gia châu Á để cho phép củng cố các nền dân chủ sau thời kỳ bị các lãnh đạo có khuynh hướng độc tài cai trị. Ấn Độ cuối cùng cũng đã hồi phục sau thời kỳ Khẩn Cấp, dưới sự cai trị độc tài của Indira Gandhi trong khoảng từ 1975 đến 1977. Ở những nơi khác, công trình nghiên cứu của Don Lee tại Đại học Sungkyunkwan ở Seoul và Fernando Casah Bertoa tại Đại học Nottingham gợi ý rằng các thói quen được tích lũy dần của các cuộc bầu cử dân chủ giúp ngăn ngừa những bản năng tai hại nhất của những quốc gia độc tài. Bất chấp những suy thoái dân chủ dưới thời Jokowi, các cuộc bầu cử tương lai ở Indonesia nhiều khả năng vẫn sẽ công bằng.

Hơn hết, giới trẻ châu Á mang đến hy vọng. Họ đã quá chán ngán những hệ thống chính trị gian lận, nền kinh tế dựa trên tham nhũng và triển vọng việc làm kém. Vào năm 2022, Malaysia là một quốc gia đáng quan sát. Hệ thống đăng ký bầu cử tự động mới và giảm độ tuổi được bầu cử sẽ làm tăng số cử tri lên hơn một phần ba.

Còn về ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài có lẽ đã bị phóng đại. Trung Quốc độc tài không phải là lực lượng có thể phá hoại dân chủ đến mức mà một số quốc gia trong khu vực lo ngại. Thật vậy, Đài Loan, đối tượng chính bị Trung Quốc bắt nạt, đây là một ngọn hải đăng dân chủ hiếm hoi. Tương tự vậy, những lời nói khoa trương của Mỹ về dân chủ, đặc biệt là hội nghị thượng đỉnh không gây được tiếng vang rộng rãi: những quốc gia theo chủ nghĩa tự do ở châu Á biết ưu tiên của nền dân chủ Mỹ không phải là dẫn đầu mà chỉ đơn giản là bám trụ.

Đối với tất cả những điều đó, các quốc gia dân chủ ổn định hơn ở những nơi khác có thể giúp ích thiết thực, chẳng hạn như bằng cách hỗ trợ truyền thông độc lập. Khi Maria Ressa đoạt giải Nobel hòa bình, ngay cả Duterte đã liên tiếp tấn công bà và trang web đưa tin tức dũng cảm của bà, Rappler, buộc phải chúc mừng bà. Hãy xem đó là một thành công cho năm 2021.

Nguồn: The Economist


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Trung Quốc và Mỹ hầu như không giữ liên lạc, dù khủng hoảng đang lượn lờ

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Những nhà nước “tốt đẹp nhất”

Phan Thanh Hung

VNTB – Bắc Kinh siết chặt Biển Đông với ‘thành phố’ rộng 800.000 dặm vuông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo