Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đảng nói và Đảng làm … nhiều khi nói vậy mà không phải vậy

Huyền Linh

(VNTB) – Trong lĩnh vực văn hoá, nhiều nét đặc trưng văn hoá của người Raglai được các cấp ngành văn hoá quan tâm, bảo tồn, gìn giữ.

 

Khu rừng nguyên sinh sắp bị cưa hạ cho dự án hồ chứa nước, còn gắn liền không gian sống của người dân tộc Rai (Raglai) hàng trăm năm qua.

Theo những nhà làm chính sách của tỉnh Bình Thuận, dự án được gọi là “an ninh nguồn nước” này nhằm cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam, cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II, tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết.

Ngoài ra, dự án cũng thực hiện phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du, nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Tính đến hiện tại thì không thấy công bố về “con số kiểm đếm” phần thiệt hại không thể khắc phục được ở dự án hồ chứa nước này, khi mà nhân danh “lợi ích chung”, chính quyền địa phương sẽ “xóa sổ” không gian sống của cư dân bản địa Raglai ở Hàm Thuận Nam.

Giáo trình môn “Cơ sở văn hóa” ở bậc đại học, viết rằng: “Cư dân Trường sơn – Tây Nguyên là cư dân bản địa. Từ cuối thế kỷ XX, người Việt di cư lên Tây Nguyên ngày càng đông, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số dân cư, tạo nên vùng xen cư giữa các tộc bản địa và người Việt, và các nhóm tộc người thiểu số từ miền núi phía Bắc di cư tới, khiến thành phần tộc người ở Tây Nguyên lên tới hơn 40 tộc người khác nhau”.

Cũng theo giáo trình của môn “Cơ sở văn hóa”, Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng  Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh  Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,  phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).

Trong khi Kon Tum có biên giới phía Tây giáp với cả Lào và Campuchia thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế. Nếu xét diện tích Tây Nguyên bằng tổng diện tích của 5 tỉnh ở đây, thì vùng Tây Nguyên rộng khoảng 54.7 nghìn km²”.

Theo nghiên cứu văn hóa người Raglai, những biến chuyển trong lịch sử đấu tranh sinh tồn người Raglai rút dần lên vùng núi cao sinh sống. Cùng với thời gian, những dấu ấn văn hóa của cư dân miền biển trở thành những trầm tích trong nền văn hóa Raglai.

Dân tộc Raglai là một trong số năm tộc người thuộc ngữ hệ Malayo-Pôlinêdi ở Việt Nam. Đồng bào sinh sống lâu đời trên các vùng núi Nam Trường Sơn Tây Nguyên thuộc các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Trong quá trình sinh tồn và phát triển người Raglai đã có những nghi lễ, tập tục, tín ngưỡng văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đa dạng mà tiêu biểu là phong tục và tín ngưỡng “Vòng đời”.

Họ cho rằng con người sinh ra luôn chịu sự tác động, có mối quan hệ ràng buộc với thiên nhiên vũ trụ bao la với thế giới siêu hình bao quanh, khi sinh ra đã chịu sự nhập kiếp đầu thai, khi lớn lên mọi hoạt động đều chịu sự chi phối của cả hệ thống thần linh và cả những vị thần hộ trì, những tổ sanh đến chết đã có thuyền đưa linh tiễn về với ông bà tổ tiên.

Cũng như các dân tộc sinh sống ở phía Nam Trường Sơn và Tây Nguyên, đồng bào Raglai có đời sống, tín ngưỡng gắn bó mật thiết với thiên nhiên. Đồng bào sống trọng tình nghĩa, tôn sùng thần linh, biết ơn tổ tiên đã sinh ra nòi giống.

Mà đâu chỉ có người Raglai, ở đây còn có cả di sản văn hóa bản địa của người Chăm ở những khu rừng nguyên sinh mà chính quyền địa phương đã quyết triệt hạ để xây hồ chứa nước này.

Trong các báo cáo thành tích về “đại đoàn kết” của các cấp chính quyền, thường hay sử dụng các mẫu tán tụng mà giờ nếu mang đặt vào chuyện phá rừng nguyên sinh ở Hàm Thuận Nam để làm hồ chứa nước, cho thấy giữa Đảng nói và Đảng làm là hai vấn đề nhiều khi… nói vậy mà không phải vậy:

“Ngày nay, trong sự phát triển chung của đời sống, xã hội, được sự quan tâm của Nhà nước  hiện đồng bào Raglai đã có mức sống khá ổn định. Trong lĩnh vực văn hoá, nhiều nét đặc trưng văn hoá của người Raglai được các cấp ngành văn hoá quan tâm, bảo tồn, gìn giữ.

Việc thực hiện chủ trương phục dựng, duy trì, bảo tồn những đặc trưng văn hóa của dân tộc Raglai hiện nay đang góp phần thiết thực để xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”.


Tin bài liên quan:

VNTB – Sư Thích Trúc Thái Minh: cái sảy nảy cái ung

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Bắt cựu chủ tịch tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Các tổ chức xã hội dân sự phản đối chặt phá 600 ha rừng nguyên sinh Bình Thuận để làm hồ thủy lợi

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo