Dư Luận
(VNTB) – Dung dưỡng những ngôn từ xúc phạm, miệt thị với người khác trong bộ phận giới trẻ (hoặc đã không còn trẻ) như hiện nay là phản cảm xã hội, triệt tiêu khoa học phê bình xã hội.
Nếu lấy cột mốc 1956, thời điểm đình chỉ cuộc cách mạng ruộng đất (tiêu diệt ‘phản động, phản tổ quốc’) thì có ít nhất 65 triệu người (năm 2020) đã chưa trải qua thời kỳ kinh hoàng đó trong lịch sử. [https://danso.org/viet-nam/]
Nhưng, cũng vào năm 2020, có ít nhất 30 triệu người đã ‘trải nghiệm’ cái thời kỳ mà cảm xúc xã hội hỗn độn với những ‘kích động, bạo lực, phi khoan dung, cực đoan, ngu dốt, vu oan, nhục mạ.’
Trong một chia sẻ trên Facebook cá nhân về cảm giác ‘tệ hại’ khi các viên an ninh ngăn chặn việc đi thăm bà quả phụ Huỳnh Thị Sinh (vợ ông Nguỵ Văn Thà) của Nghệ sĩ Ưu tú Nguyễn Kim Chi [https://www.facebook.com/100002348953301/posts/2752027728218832/?d=n]. Phần bình luận không thiếu những nội dung xúc phạm, nhục mạ bà. Không ít người trong đó còn rất trẻ, là đoàn viên, Bí thư chi đoàn cơ sở.
Những người trẻ tuổi, với gương mặt sáng và sành điệu trong ăn chơi lặp đi lặp lại những ngôn từ ‘vô học’ đó không hề nhận thức được rằng, Nghệ sĩ Kim Chi là một trong những văn công hoả tuyến đầu tiên vượt Trường Sơn vào những năm chiến tranh.
Một bộ phận giới trẻ không cần lý lẽ
Mạng xã hội Facebook và sự kiện Đồng Tâm vô tình lột trần hai chân lý bất biến.
Thế hệ trẻ ngày hôm nay có thể đẹp hơn, giàu hơn, và biết cách ăn chơi hơn. Nhưng ‘nhận thức’ được các vấn đề xã hội là cả một chặng đường dài, và biết cách tranh luận là một đức tính cực kỳ xa xỉ.
Lực lượng 47, với 10 ngàn người được tung ra trong thời gian vừa qua để ‘định hướng dư luận’ là nhóm người ô hợp, thừa nhiệt tình nhưng thiếu sự hợp lý, lập luận và khả năng nhận thức đúng sai.
Vai trò của chính quyền đến đâu?
Phải đề cập đến vai trò của chính quyền trong đây vì một lượng lớn các phản hồi xúc phạm, nhục mạ nhân phẩm danh dự của các cá nhân trên mạng xã hội Facebook trong thời gian đầu năm 2020 có liên quan đến lực lượng 47. Một lực lượng được thành lập và bảo trợ bởi nhà nước.
Nói cách khác, những thành viên trong lực lượng 47 đã dẹp bỏ toàn bộ phép lịch sử tối thiểu để chuyển sang chế độ chửi bới. Hay dung dưỡng những ngôn từ xúc phạm, miệt thị với người khác trong bộ phận giới trẻ (hoặc đã không còn trẻ) như hiện nay là phản cảm xã hội, triệt tiêu khoa học phê bình xã hội.
Điều này chính là đi ngược hoàn toàn “phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách của con người” (Nghị quyết số 33 tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, năm 2014). Gây tổn hại đến chính sự chính danh của ngành nghề dư luận viên, làm ô nhục danh xưng Ban Tuyên giáo, và làm méo mó cách thức dân vận, khiến hiệu quả dân vận trở về âm số như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới đề cập gần đây.
Và nguy hiểm hơn, dung dưỡng các hình thức đấu tố tại các nhóm, hội lực lượng 47 chính là hình thành các mầm mống tổ chức cực đoan trong tương lai, những ‘binh đoàn diệt chim sẻ’ như thời kỳ Mao Trạch Đông bên Trung Quốc.