Việt Nam Thời Báo

VNTB – Đội tuyển quốc gia và sự thui chột của độc đảng

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Tại sao những đội tuyển mạnh trên bản đồ bóng đá thế giới lại không có sự hiện diện của những quốc gia độc tài độc đảng toàn trị? 

 

Hôm qua tôi xem trận đá banh giữa Nam Dương và Việt Nam trong vòng loại World Cup 2026 khu vực Châu Á đợt 2, với Phạm Minh Chính và những bộ mặt to của độc tài độc đảng toàn trị ngồi cao trong các vị trí mà truyền hình quốc doanh cứ nâng bi cho sự có mặt của chúng. Đội Nam Dương đã đá thủng lưới 3 lần đè bẹp đội Việt Nam 0.

Tôi cứ thắc mắc không biết bè lũ của Chính có đủ thông minh để liên kết việc kềm kẹp xã hội không cho dân phát triển khả năng của chính họ một cách tự do với những lạc hậu về xã hội, văn hóa và kinh tế hiện nay, nhất là đội tuyển quốc gia. Tôi không chắc chúng biết những tác hại của chúng.

Những tác hại ấy dẫn đến việc dân mình ở miền Bắc đã và đang chịu đựng gần 80 năm dưới độc tài độc đảng toàn trị, cũng như việc dân mình trên cả nước đã và đang gồng gánh bộ máy tồi tệ nhà nước độc đảng gần 50 năm nay. Sự chịu đựng ấy theo tôi thấy ghi rõ trên gương mặt, phong thái, ý chí và tính linh hoạt của các cầu thủ trẻ trong đội Việt Nam, so với các cầu thủ Nam Dương. Tôi chắc chắn rằng Chính và tùy tùng của chúng không đủ sáng suốt để hiểu rằng chính guồng máy ngu xuẩn của chúng đã và đang làm thui chột những tiềm năng tiềm tàng của dân mình trên mọi lãnh vực, bao gồm cả bóng đá.

Chắc không phải chỉ riêng tôi mà còn nhiều người khác cũng có những suy nghĩ tương tự. Trên báo Tiếng Dân, nhà báo Lâm Bình Duy Nhiên viết – “Tối nay xem Georgia lần đầu dự EURO 2024 sau khi hạ Hy Lạp tại Tbilisi, mới thấy bóng đá nghiêm túc đòi hỏi đầu tư dài hạn, khoa học và nghiêm túc. Hàng triệu người dân Georgia ngây ngất hạnh phúc với chiến thắng lịch sử dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Willy Sagnol… người Pháp.”

Lâm Bình Duy Nhiên viết tiếp – “Hình ảnh Ukraina giành vé vớt dự EURO 2026 trong bối cảnh chiến tranh tàn phá quê hương, hay Ba Lan vui mừng hạnh phúc sau bao năm vắng bóng tại giải lớn nhất châu lục! Đó mới chính là thứ bóng đá mang lại cảm xúc cho người xem. Nó khác hẳn thứ bóng đá “mì ăn liền” mà Việt Nam đang hì hục theo đuổi từ năm 1995 đến giờ!”

Tôi cũng vừa coi trận đấu giữa Croatia 4 và Ai Cập 1 trong các trận đấu FIFA giao hữu trước thềm giải Euro 2024. Người dân Croatia, Ba Lan, Georgia đã rời khỏi thiên đường Cộng sản không lâu, chỉ khoảng hơn 30 năm – các cầu thủ của những nước này có sự sáng tạo, phong thái và ý chí đáng phục. Tôi nghĩ chắc không ai còn có thể kiểm duyệt tuyệt đối lối suy nghĩ, đời sống và sự sáng tạo của người dân những nước này.

Tôi có thể lầm to nhưng có sự hiện hữu của những giới hạn không thể tránh khỏi của những xã hội do ‘độc tài độc đảng toàn trị’ chỉ đạo, khi các mệnh lệnh chính trị bắt đầu lấn át cuộc sống cá nhân, khi chỉ thiểu số sống trong xa hoa, cũng như khi suy nghĩ và sáng tạo bị ngăn chặn. Mỗi người không thể phát triển hoàn toàn mọi kỹ năng của chính mình khi phải sống dưới sự kiểm soát của độc tài độc đảng toàn trị, vì chúng nó cho rằng chỉ có chúng nó độc quyền về suy nghĩ nên mọi người phải suy nghĩ trong một không gian do chúng đặt ra, đặc biệt là khi chúng thắt chặt kiểm soát cách suy nghĩ của mọi người khác.

Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những đội mạnh đến từ những vùng đất tôn trọng quyền cá nhân, sáng tạo, cũng như tạo dựng cơ hội để mọi người tham gia vào làm việc nhóm, hợp tác và đối xử tốt với người khác. Đặt trọng tâm của xã hội vào tự do suy nghĩ, tự do biểu đạt, tự do lập hội và tự do làm những gì mình thích trong xã hội với luật pháp rõ ràng và công bình đối với mọi người. Đây là những khái niệm rất xa lạ với bè lũ của Chính và cái độc tài độc đảng toàn trị quái gở mà chúng áp đặt lên mọi người.

Hãy nhìn giữa đội tuyển Nam Hàn và Bắc Hàn, cũng như so sánh đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa thập niên 1960 với đội tuyển Việt Cộng bây giờ. Về thành tựu, các đội tuyển từ vùng đất của sự kiểm duyệt suy nghĩ, bó buột trong tư duy một chiều, e sợ về sự sáng tạo cá nhân, vì sáng tạo được xem như là kẻ thù đe dọa độc tài độc đảng như Trung Quốc và Nga có thành tựu gì khá hơn các đội đến từ vùng đất của sự tự do không?

Lại thêm nữa, không phải ngẫu nhiên mà hầu hết những đột phá quan trọng đều đến từ những vùng đất tôn trọng nhân quyền; những xã hội có luật lệ rõ ràng, công bình và bình đẳng; và những nơi mà dân thực hiện việc họ lựa chọn và phế bỏ những người đại diện cho họ để quyền lợi chung là mục tiêu mà những người đại diện dân phải có khả năng thực hiện, trái ngược với khả năng nô lệ và văn hóa bú liếm ở những vùng độc tài độc đảng toàn trị đang hoành hành.   

Thử hỏi những đột phá quan trọng phải chăng có đến từ những vùng độc đảng đang thống trị? Lấy đâu ra những phát triển nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số và Internet, cho phép truyền thông toàn cầu, chia sẻ thông tin và các hình thức tương tác xã hội cũng như thể hiện văn hóa mới.

Ai làm đột phá về những tiến bộ trong kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học, bao gồm cả việc lập bản đồ bộ gen của con người, cho phép áp dụng các phương pháp điều trị y tế mới và hiểu biết sâu sắc hơn về sự tiến hóa và sự đa dạng của con người? Tàu? Liên Xô hay Nga bây giờ? Việt Cộng? Bắc Hàn? Cuba?

Công dân nước nào nâng cao nhận thức và hoạt động xung quanh các vấn đề công bằng xã hội như quyền công dân, bình đẳng giới và bảo vệ môi trường, dẫn đến những thay đổi quan trọng về văn hóa và chính trị? Công dân nước nào gợi ra toàn cầu hóa và tăng cường trao đổi đa văn hóa, tạo điều kiện cho việc truyền bá ý tưởng, nghệ thuật, truyền thống xuyên biên giới và xuất hiện các hình thức văn hóa lai mới?

Những đột phá này đến từ đâu? Nhất là những phát triển lớn trong các lĩnh vực như khoa học nhận thức và tâm lý học, cung cấp những hiểu biết mới về bản chất nhận thức, hành vi và văn hóa của con người. Những tiến bộ trong khám phá không gian, đã mở rộng tầm nhìn của chúng ta về vị trí của loài người trong vũ trụ. Phải chăng những đột phá này đến từ Tàu, Liên Xô, Việt Cộng, Bắc Hàn, Cuba?

Một xã hội càng được giáo dục và tự do thể hiện bản thân thì càng có nhiều khả năng trở thành nguồn gốc của các sáng tạo và ý tưởng làm thay đổi xã hội, cũng như có khả năng tiếp tục thu hút những người giỏi nhất và thông minh nhất từ ​​​​khắp nơi trên thế giới tham gia vào đổi mới.

Những thằng ngu như lũ mặt to của độc tài độc đảng toàn trị ngồi cao trong các vị trí mà truyền hình quốc doanh cứ bú liếm về sự có mặt của chúng trong trận giữa Nam Dương và Việt Nam vừa qua chính là thảm hại của dân mình hôm nay.

Ở đây, tôi xin mượn lời nhà báo Lâm Bình Duy Nhiên để thay lời kết cho những trao đổi ở trên, bởi vì tôi ở xa nên không có những cảm nhận thích hợp với khán giả bên nhà. Duy Nhiên viết – “Tất cả đều bị rơi vào cái bẫy của nhà cầm quyền. Cứ căm thù, chửi bới hay xuống đường vui chơi vì trái bóng đi. Những chuyện còn lại đã có Đảng và Nhà nước lo!”.

 

_______________

Tham khảo:

Lâm Bình Duy Nhiên. Troussier và bóng đá Việt Nam. Tiếng Dân 27/03/2024. Available at: https://baotiengdan.com/2024/03/27/troussier-va-bong-da-viet-nam/

 

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB –  “Tắm rừng” – ngay cả ở thành phố

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Nguyên tắc “nghĩ khác” trong đổi mới

Phan Thanh Hung

VNTB – Bất khuất và khuất tất

Phan Thanh Hung

5 comments

Nguyễn Tuấn Anh 31.03.2024 4:23 at 04:23

Có lẽ lấy bóng đá để suy chính chị … Well, thía lày dá . Đội tuyển Liên Sô ngày xưa, ngay cả thời Stalin, có thể thắng đội Mỹ với bất cứ mẫu hình nào . Và các đội Nam Mỹ, Argentina, Brazil … chính chị Mỹ gọi họ là những nền cộng hòa chuối Banana Republics, hoặc nền dân chủ ma túy Narco-Decomocracies. Thử đoán coi trong bóng đá ai hơn ai ?

Reply
Anonymous 01.04.2024 6:19 at 18:19

Lũ khốn nạn bỏ tổ quốc chạy ra nước ngoài la lối xàm xí

Reply
Nguyễn Tấn Bảo 01.04.2024 6:30 at 18:30

Chạy cúp đuôi mà còn quay đầu lại lại sủa y như chó. Có gan về VN chửi, thử xem có vào nhà đá tức khắc ko

Reply
Gu Của nó 02.04.2024 3:53 at 15:53

Ngu như bò mà xạo…Trung Quốc nó có tàu vũ trụ thám hiểm sao Hỏa. Mặt trăng ,Nga cũng có tên lửa đẩy hạng nặng , hỏi mấy nước ý,úc,Na Uy, Đan Mạch.. tư bản có được như Trung Quốc, Nga..bóng đá mấy nước Dân Chủ như Roumanie,Bulgaria, giờ sao xẹp lép mất tích ..

Reply
Ra cái 02.04.2024 3:57 at 15:57

Ngu mà tỏ ra nguy hiểm, hỏi mấy nước văn minh dân chủ như Roumanie,Bulgaria giờ đá bóng như thế nào, có qua nổi Nga??

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo