Việt Nam Thời Báo

VNTB – EVFTA: Các vị Dân biểu Châu Âu đừng bỏ lỡ cơ hội.

Diễm Thi dịch

 

(VNTB) – Ngày càng nhiều Dân biểu Châu Âu đã nhận thức được sự tàn bạo và bất tín của chế độ Việt Nam, và nhận ra rằng lần bỏ phiếu này là một trong những lần hiếm hoi mà họ có quyền lực ràng buộc trong chính sách đối ngoại của EU.

Trong những tuần tới, Nghị viện châu Âu dự kiến sẽ đưa ra quyết định ràng buộc về việc có nên phê duyệt, hoãn hay từ chối Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (FTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) hay không.

Việc bỏ phiếu diễn ra sau một chặng đường dài gần như chẳng có hồi kết.

Các cuộc đàm phán giữa Ủy ban và chính phủ Việt Nam đã diễn ra từ năm 2012 đến tháng 6 năm 2019.

Trong thời gian này, Việt Nam đã đàn áp những người bất đồng chính kiến và lao động có tổ chức tàn bạo, đặc biệt là từ năm 2016. Nhiều nhất là các nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo, blogger, hoạt động tôn giáo và các nhà vận động công đoàn đã bị tấn công tàn nhẫn hoặc giam cầm theo bộ luật hình sự vì bày tỏ quan điểm ôn hoà của họ.

Trong một số trường hợp, có người bị kết án chỉ vì đăng bài trên Facebook.

EU đã nhiều lần nhấn mạnh xu hướng tiêu cực này chỉ vài tuần trước khi các cuộc đàm phán kết thúc.

Hồ sơ nhân quyền ngày càng tồi tệ đã khiến nhiều dân biểu trong quốc hội châu Âu lên tiếng. Vào tháng 9 năm 2018, 32 dân biểu Châu Âu đã gửi thư kêu gọi cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam trước khi bỏ phiếu.

Những lo ngại đã được đưa ra một lần nữa vào tháng 10 năm 2018 trong phiên điều trần với chính quyền Việt Nam, và nhắc lại một tháng sau đó trong một giải pháp khẩn cấp.

Đáng tiếc là chính phủ đã tiếp tục đàn áp, với việc thông qua luật an ninh mạng đầy tranh cãi vào tháng 1 năm ngoái và làn sóng bắt giữ mới.

Việt Nam cũng từ chối khuyến nghị của các quốc gia thành viên EU trong quá trình xem xét mới nhất tại Liên Hợp Quốc để sửa đổi luật hình sự và thả tù nhân chính trị.

Vào tháng 6, một nhóm dân biểu đã gửi thư yêu cầu cải thiện nhân quyền cụ thể để làm chuẩn mực cho thủ tục chấp thuận sắp tới của quốc hội.

Ủy ban đối ngoại của quốc hội đã bày tỏ quan điểm tương tự vài tháng sau đó trong một ý kiến ​​không ràng buộc, phản ánh lời kêu gọi gần đây của các nhóm phi chính phủ quốc tế và Việt Nam trong đó có cả Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW.

Đáng chú ý, ông Phạm Chí Dũng, một trong những người ký đơn kêu gọi, đồng thời là tác giả của một bản kiến nghị [kêu gọi hoãn phê chuẩn EVFTA], đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11, rất có thể là do anh ta tiếp cận với dân biểu Châu Âu. Vụ bắt giữ đã gây ra sự phẫn nộ trong quốc hội, dẫn đến một bức thư của chủ tịch David Sassoli đề cập đến trường hợp của ông Phạm Chí Dũng.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền câu trả lời của Đại sứ Việt Nam là thẳng thắn bảo vệ việc bắt giữ và so sánh một cách trơ trẽn những hạn chế của Việt Nam về quyền tự do ngôn luận với những quyền này ở các nước phương Tây.

Vào tháng 12, MEP Jan Zahradil, đã từ bỏ chức vụ báo cáo viên các thỏa thuận thương mại sau các cáo buộc về việc liên kết với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong nỗ lực giải quyết một số vấn đề này, một số thành viên ủy ban thương mại đã yêu cầu một lộ trình ràng buộc (quá hạn từ lâu) về việc phê chuẩn các công ước về quyền lao động cốt lõi, không tin vào thời hạn năm 2023 mà Chính phủ tự đưa ra, thời hạn không có ràng buộc và không thể thi hành.

Các thành viên của ủy ban cũng rụt rè nêu ra một số vấn đề nhân quyền lớn hơn và kêu gọi đưa luật hình sự “phù hợp với các công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế)”.

Vào ngày 6 tháng 1, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời, tuyên bố một cách thẳng thắn rằng “đó là một chính sách nhất quán của chính phủ Việt Nam để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền”, và không giải quyết các đề xuất gây tranh cãi nhất của dân biểu, bao gồm cải cách bộ luật hình sự.

Vậy bây giờ chúng ta đang ở đâu?

Trừ khi có sự thay đổi lịch trình, vào thứ ba (21 tháng 1), ủy ban thương mại phải thông qua tiến trình cuối cùng trong các thỏa thuận, sau đó sẽ phải có cuộc bỏ phiếu cuối cùng toàn thể vào đầu tháng Hai.

Các dân biểu thương mại đang ở một vị trí khá khó khăn.

Đa số trong ủy ban có thể đồng ý ngay lập tức cho EVFTA và IPA. Nhưng ngày càng nhiều dân biểu đã nhận thức được sự tàn bạo và không đáng tin cậy của chế độ Việt Nam, và nhận ra rằng cuộc bỏ phiếu này là một trong những lần hiếm hoi họ có quyền lực ràng buộc trong chính sách đối ngoại của EU – và họ có thể và muốn sử dụng thẩm quyền này nhằm bảo đảm cải thiện nhân quyền cụ thể tại Việt Nam.

Nhiều người đã tỏ ra khó chịu với việc ông Phạm Chi Dũng tiếp tục bị giam giữ, và có một cảm giác phổ biến rằng chấp thuận phê chuẩn khi chính phủ Việt Nam không đáp ứng bất kỳ yêu cầu nhân quyền nào được đưa các dân biểu đưa ra sẽ làm giảm nghiêm trọng uy tín của quốc hội.

Điều đó cũng có nguy cơ chia rẽ nội bộ trầm trọng giữa các nhóm chính trị và giữa các ủy ban khác nhau có thể dẫn đến việc cuộc bỏ phiếu nghịch vào tháng Hai.

Thay vì chọn thỏa hiệp các thỏa thuận hay nguyên tắc và uy tín của riêng họ, trong những tuần tới, các dân biểu có cơ hội hình thành một mặt trận chung và đưa ra một số tiêu chuẩn nhân quyền chiến lược, cụ thể và khả thi, cũng như chỉ đồng ý bật đèn xanh cho các thỏa thuận nếu như Việt Nam cũng đồng thuận với họ.

Nếu phải đề cập đến chỉ hai người trong số các tiêu chuẩn cụ thể này thì đó là: một cam kết nghiêm túc để sửa đổi luật hình sự và thả tù nhân chính trị, bắt đầu với việc thả ông Phạm Chí Dũng và những người khác có sức khỏe kém.

Chỉ cần bỏ phiếu đồng ý, mà không nhận được bất cứ điều gì từ chính phủ Việt Nam, là lãng phí một cơ hội chưa từng có cho sự thay đổi tích cực ở Việt Nam.

 

Nguồn: https://euobserver.com/opinion/147134

Tin bài liên quan:

VNTB – Hy vọng nào cho người lao động Việt Nam?

Phan Thanh Hung

VNTB- Việt Nam trên tiến trình tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – EU “không hiểu rõ về các chế độ toàn trị của Trung Quốc và Việt Nam”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo