VNTB – Gia Lai: Vì lý do gì kéo dài thời gian giải quyết khiếu nại của người dân?

Hàn Giang (VNTB) “Cách giải quyết của chính quyền, tôi cũng có khiếu nại nhưng xã nói không giải quyết được bảo lên huyện, lên huyện cũng không giải quyết được và bây giờ tôi đã lên tỉnh. Độ trong một tháng nay, vợ chồng tôi có đối chấp với Thanh tra tỉnh nhưng phía Thanh tra tỉnh cũng chẳng trả lời được câu nào, bên chiếm đất của nhà tôi cũng chẳng trả lời được câu nào, cứ ngồi im như một đống sắt, ngồi lì mặt ra.”- Lời của bà Thược


Dù đã có đầy đủ giấy tờ chứng minh diện tích đất tranh chấp với gia đình hàng xóm là đất hợp pháp của mình nhưng gia đình bà Đoàn Thị Thược (SN 1964, thôn Hà Thanh, xã Lader, huyện Lagrai, tỉnh Gia Lai) không hiểu vì sao 12 năm khiếu nại mà chính quyền các cấp ở Gia Lai vẫn chưa giải quyết dứt điểm, công bố kết quả? Còn gì khuất mắt ở phía sau?…
Còn gì khuất mắt hả các cấp chính quyền…?
Tranh chấp đất đai với hộ gia đình bà Đoàn Thị Thược là hộ gia đình bà Đặng Thị Sang và chồng là ông Trần Quang Hà tính từ năm 2004, diện tích đất tranh chấp là khoảng 6000m2 hiện hộ gia đình bà Sang ông Hà tuyên bố chủ sở hữu.

Giấy chứng nhận 17000m2 đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình bà Thược được cấp vào năm 1999 (ảnh; Facebook Tran Phuong)
Chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB), bà Thược cho biết trước đây bản thân là nhân viên của công ty Sông Đà ở Hòa Bình, điều vào Gia Lai làm việc. Nhằm để ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn nên bà Thược quyết định mua đất định cư. Nguồn gốc đất của gia đình bà Thược là vào năm 1996 có mua 17.000m2 đất của hộ gia đình ông Ksor Bom, là người đồng bào thiểu số ở thôn Hà Thanh với số tiền là mười mấy triệu đồng. Hộ gia đình bà Thược đóng thuế sử dụng đất cho đến năm 1999, huyện Lagrai cấp quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà Thược số 085211 ngày 15/12/1999 theo Luật đất đai năm 1993. Tuy nhiên đến năm 2001, hộ gia đình bà Thược xảy ra tranh chấp đất đai với công ty Sông Đà 4 nên chính quyền các cấp đã thu lại quyền sử dụng đất. Hộ gia đình bà Thược bắt đầu lao vào con đường khiếu nại lẫn khiếu kiện cho đến lúc đòi lại quyền sử dụng đất. Bà Thược chia sẻ tiếp với VNTB:
“Tôi khiếu kiện đến năm 2012, huyện cấp lại quyền sử dụng đất mới cho tôi khoảng 8, 9 sào đất tương đương 9000, 1000m2 đất. Cùng lô đất 17.000m2 này thì còn lại 6 sào tương đương với 6000m2 đất”
Hộ gia đình bà Thược tiếp tục khiếu nại để đòi diện tích 6000m2 đất còn lại bởi vì trong thời gian xảy ra tranh chấp với công ty Sông Đà 4 thì vào tháng 4/2004, hộ gia đình bà Sang ông Hà là hàng xóm sống sát bên hộ gia đình bà Thược có mâu thuẫn tranh chấp diện tích đất này với hộ gia đình bà Thược nên các cấp chính quyền không thể cấp quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà Thược trọn vẹn 17.000m2. Mà theo bà Thược chia sẻ với VNTB là hộ gia đình bà Sang ông Hà đã làm rào, lập ra hồ sơ giả để chiếm của hộ gia đình bà Thược 6000m2 đất này cho đến nay vẫn chưa trả.
Mặt trước của biên bản giám sát thực địa, đôi bên thỏa thuận cùng ký vào ngày 20-8-1991 phía hộ gia đình bà Sang ông Hà đưa ra (ảnh; Facebook Tran Phuong)
Hộ gia đình bà Thược khiếu kiện để lấy lại số đất bị mất. Bà Thược nói:
“Cấp quyền sử dụng đất 17.000m2 kể cả 6 sào đất lấn chiếm có nghĩa tôi đã được cấp giấy tờ đầy đủ rồi thì nhà bên cạnh, tức hộ gia đình bà Sang ông Hà mới lấn chiếm. Tại vì tôi ở đây năm 1996 đóng thuế đến năm 1999 được cấp quyền sử dụng đất. Năm 2004 mới bị lấn chiếm.”
Cũng theo bà Thược, hộ gia đình bà Sang ông Hà chỉ căn cứ vào mỗi tờ giấy có tên là “Biên bản giám sát thực địa, đôi bên thỏa thuận cùng ký vào ngày 20/8/1991”, đây được coi là văn bản cam kết của công ty Sông Đà 4 mượn đất của hộ gia đình bà Sang ông Hà, chỉ có con dấu xác nhận của Hội nông dân phường Thống Nhất, thành phố Pleiku và xác nhận của người tổ trưởng tổ dân phố nhưng chia sẻ với VNTB, bà Thược nói đây là một sự bịa đặt, giả mạo giấy tờ bởi:
“Thực tế biên bản này xác nhận phải là năm 2004 mới đúng. Bởi vì, nhà tôi và gia đình bà Sang ở sát nhau, năm 2004 mới xảy ra tranh chấp chứ trước đó thì không có chuyện gì xảy ra. Mặc khác biên bản giám sát thực địa có nhắc đến Hội nông dân phường Thống Nhất thành phố Pleiku đóng ký nhưng năm 1991 chưa có thành phố Pleiku thì lấy đâu ra mà ký?Họ bịa ra để chiếm đất của tôi”.
Mặt sau của biên bản giám sát thực địa, đôi bên thỏa thuận cùng ký vào ngày 20-8-1991 phía hộ gia đình bà Sang ông Hà đưa ra (ảnh; Facebook Tran Phuong)
Lời của bà Thược, ngoài ra bà Thược còn cho VNTB biết là về phía công ty Sông Đà 4 có mượn đất của bà Sang ông Hà nhưng đến nay công ty Sông Đà 4 đã phủ nhận việc này. Bên cạnh đó, bà Thược còn cho biết thêm là những người bán đất cho hộ gia đình bà ngày trước dù đã lớn tuổi vẫn còn sống và họ sẵn sàng đứng ra chứng nhận những gì bà nói về đất đai đã bán là thật.
“Hồ sơ bằng chứng cụ thể, người dân ở xã đây nắm chắc chắn đất này là đất của tôi, tôi mua đất của người ta và người ta vẫn còn sống đây mà.”
Giấy viết tay đại ý có nội dung chủ đất trước đã bán quyền sử dụng đất cho bà Thược(ảnh; Facebook Tran Phuong)
Tính ra thì hộ gia đình bà Thược đã khiếu nại đòi đất đai tranh chấp với hộ gia đình bà Sang ông Hà đã 12 năm. VNTB chưa liên lạc được hộ gia đình bà Sang ông Hà để làm rõ thông tin hơn nhưng qua những gì bà Thược chia sẻ thì chứng cứ để hộ gia đình bà Sang ông Hà tranh chấp diện tích hơn 6000m2 với hộ gia đình bà Thược chỉ là tờ giấy “Biên bản giám sát thực địa, đôi bên thỏa thuận cùng ký vào ngày 20/8/1991”, cũng không được cấp quyền sử dụng đất.
Không hiểu chính quyền các cấp ở Gia Lai vì lý do mà đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tranh chấp, công bố kết quả khiếu nại của hộ gia đình bà Thược? Hộ gia đình bà Thược cũng không rõ dù đơn từ đã đẩy từ xã lên đến tỉnh.
“Cách giải quyết của chính quyền, tôi cũng có khiếu nại nhưng xã nói không giải quyết được bảo lên huyện, lên huyện cũng không giải quyết được và bây giờ tôi đã lên tỉnh. Độ trong một tháng nay, vợ chồng tôi có đối chấp với Thanh tra tỉnh nhưng phía Thanh tra tỉnh cũng chẳng trả lời được câu nào, bên chiếm đất của nhà tôi cũng chẳng trả lời được câu nào, cứ ngồi im như một đống sắt, ngồi lì mặt ra.”- Lời của bà Thược.
Bà Thược nói gia đình bà hiện chỉ mong muốn trả lại diện tích đất tranh chấp. Lời của bà Thược nói trước khi kết thúc cuộc trao đổi với VNTB.
“Tóm lại tôi mong muốn trả lại đất cho nhà tôi…Hôm ở chổ Thanh tra tỉnh và Tiếp dân tỉnh tôi bảo là bây giờ chỉ có trả đất cho nhà tôi chứ không thì không xong kể khi gặp chủ tịch tỉnh tôi cũng nói vậy.” 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)