Việt Nam Thời Báo

VNTB – Giảm tiền, nâng thời gian thu phí BOT Cai Lậy: Bộ trưởng Bộ GTVT cứ đùa!

Kỳ Lâm (VNTB) Theo một ước tính sơ bộ, với 200.000 lượt xe mỗi ngày qua BOT, thì số tiền 35 ngàn đồng/lượt sẽ thu được 7 tỷ đồng/ ngày, trong 7 năm sẽ thu được 17.885 ngàn tỷ đồng (trong khi chi phí đầu tư là 1.400 tỷ đồng).

Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa
BOT Cai Lậy chưa dừng lại sau khi nhà đầu tư trích xuất dư liệu Camera ở Trạm để xử lý một số phương tiện “có hoạt động chống đối bằng cách đưa tiền mệnh giá nhỏ”. Tiếp đó, ông Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa – người được nhà báo Huy Đức đánh giá là có “tầm” đã lên tiếng ủng hộ về đề xuất giảm phí từ 35 ngàn xuống còn 25 ngàn/ lượt xe.

Những diễn biến mới nhất này cho thấy tính phi pháp của chủ đầu tư lẫn Bộ GTVT.

Ông Trương Quang Nghĩa, thậm chí là cấp phó của ông là Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật đã sai khi nhận định rằng, người dân “yêu cầu giảm phí”.

 “Tất nhiên bây giờ khi người dân yêu cầu giảm thu phí, thì phải nghiên cứu dựa trên phương án tài chính phù hợp, hài hoà lợi ích giữa doanh nghiệp, người dân”, Thứ trưởng Nhật trả lời báo chí.

Thực tế người dân (nhất là cánh tài xế) đang phản kháng lại sự bất hợp lý về vị trí đặt trạm BOT, họ yêu cầu việc chuyển trạm phí vào đường tránh thay vì đặt trên tuyến quốc lộ 1A trên trục Tiền Giang xuống Vĩnh Long. Việc cứ dựa vào “phí qua trạm” để câu giờ hoặc thậm chí là cách thức để điều hướng dư luận là một thủ đoạn tinh vi của phía chủ đầu tư lẫn Bộ GTVT. Bởi dựa trên tiêu chí xử lý sự vụ như thế, đã đưa đến đề xuất lạ khi giảm phí từ 35 ngàn đồng/ lượt xuống còn 25 ngàn đồng/ lượt, nhưng thời gian thu lại tăng từ 7 năm sang thành 12-13 năm trời.

Kéo dài thời gian thu dựa vào bản hợp đồng đã được soạn thảo, theo đó trong điều khoản về sự kiện bất khả kháng, ngoài vấn đề thiên tai, chiến tranh, còn có nội dung là nếu BOT Cai Lậy rơi vào “Trường hợp doanh thu thu phí không đảm bảo hoàn vốn cho nhà đầu tư theo như tính toán tại phương án tài chính trong hợp đồng thì Bộ GTVT sẽ xem xét phối hợp cùng nhà đầu tư tính toán lại theo hướng kéo dài thời gian thu phí cho nhà đầu tư”.

Theo một ước tính sơ bộ, với 200.000 lượt xe mỗi ngày qua BOT, thì số tiền 35 ngàn đồng/lượt sẽ thu được 7 tỷ đồng/ ngày, trong 7 năm sẽ thu được 17.885 ngàn tỷ đồng (trong bối cảnh tiền đầu tư chỉ ở mức 1.400 tỷ đồng).

Trong khi đó, nếu giảm xuống còn 25 ngàn đồng/ lượt, nhưng thu trong 12 năm thì một ngày sẽ thu được 5 tỷ đồng. Nhưng 12 năm thì số tiền thu được là 21,900 tỷ đồng. Tức là giảm giá vé, tăng thời gian thu thì Chủ đầu tư được “ăn thêm” 4 tỷ đồng. Đó là con số tính theo mức cố định 200.000 lượt xe và giữ giá 25 ngàn đồng/ lượt; vì 12 năm là quá dài – nên số lượng xe sẽ tăng lên gấp 2 hoặc 3 lần, trong khi đó nhà đầu tư sẽ kiếm cớ để tăng phí lên lại dựa vào điều kiện, bối cảnh kinh tế, do đó con số 4 tỷ bạc sẽ có thể là 8 tỷ hoặc 12 tỷ,… 

Cần nhắc lại, nguồn tiền đầu tư cho BOT là 1.400 tỷ đồng, nhưng có đến 1.200 tỷ đồng là “vay ngân hàng”, như vậy, nguồn tiền thu được là lợi nhuận khổng lồ cho phía nhà đầu tư lẫn các bên liên quan nếu chia chác đủ.

Với con số nêu trên, và với đề xuất lạ nêu trên, thì rõ ràng, giờ đây, BOT Cai Lậy không còn thu “bạc cắc” như quan điểm của ông Nguyễn Phú Hiệp (Giám đốc Công ty Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang) nữa, mà thu được bạc tỷ.

Vấn đề là, Bộ GTVT đã và đang ra sức bảo vệ chủ đầu tư bằng cách thức đánh tráo khái niệm hoặc cố tình hiểu sai bản chất vấn đề ở BOT Cai Lậy. BOT Cai Lậy được tiến hành bởi chủ đầu tư hoàn toàn không đủ năng lực (tài chính) ngay từ thời điểm ban đầu. Ngoài ra, theo một “sự thật hợp đồng BOT Cai Lậy” [1] thì vị trí trạm thu phí hiện tại hoàn toàn sai lệch so với vị trí mà hợp đồng giữa các bên vạch ra trước đó (tức đã được địa phương, UBND tỉnh Tiền Giang và Bộ GTVT chấp thuận), và yếu tố “bất khả kháng” là hoàn toàn dựa trên lợi quyền nhà đầu tư mà không hề xét đến lợi quyền người dân.

Ấy thế mà trả lời báo chí về việc,“giải thích rõ hơn về lý do quyết tâm không di dời trạm thu phí này vào đường tránh?”, ông Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa tiếp tục khẳng định: “Người ta đặt trạm thu phí ở đấy là đúng rồi!”.

Việc Bộ GTVT liên tục bảo vệ BOT Cai Lậy dưới mác “hài hòa lợi ích” là nhằm ý đồ gì? Hay bản thân nhà đầu tư BOT Cai Lậy là sân sau của một vị quan chức T.Ư mà người dân đang kháo nhau trên các diễn đàn và mạng xã hội? Hay là Bộ trưởng Bộ GTVT đang đùa với người dân, khinh họ là con “lừa” mà giễu cợt về mặt ngôn ngữ?

Tham khảo:

[1] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/su-that-ve-hop-dong-bot-tram-thu-phi-cai-lay-392798.html

Tin bài liên quan:

VNTB – Tại sao Việt Nam cần đồng minh là Mỹ?

Phan Thanh Hung

VNTB – Trạm thu phí,hay trạm hút máu?

Phan Thanh Hung

VNTB – BOT Cai Lậy lại thu phí sau 5 năm tạm dừng

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo