VNTB – Hà Nội: Phương pháp mới xử lý những con kênh chết

Kiều Phong (VNTB) Thủ đô Hà Nội cuả Việt Nam đã trở thành một nơi khô nóng. Hàng loạt ao hồ bị san lấp để phân lô bán nền, khiến mất đi nguồn điều hòa nhiệt độ thành phố. Bên cạnh đó, những con kênh đã bị ô nhiễm quá nặng nề, tình trạng một thành phố không có nước sạch tự nhiên đã và đang hiện rõ. 

Một con kênh vắt qua đường Giải Phóng ở Hà Nội. Ảnh Kiều Phong.
Những con kênh đen đặc gần bến xe Giáp Bát như thế này là “đặc sản” của thành phố Hà Nội. Hiếm có ai đi lại nơi này mà không phải đeo khẩu trang. Vào những ngày mùa hè nắng nóng, mùi khẳm lặm hôi thối của nước dưới kênh bốc lên mặt đường còn kinh khủng hơn. Người dân ai cũng thấy tình trạng tồi tệ đó, nhưng chẳng ai nói gì hay làm gì cả, kể cả những người nhà giàu và có điều kiện.

Ở một góc ảnh khác, chúng ta thấy được phần nào nguyên nhân dẫn đến cái chết của con kênh. Đó là do các hộ dân sống hai bên xả thải trực tiếp xuống con kênh. 
Nước thải đen ngòm đổ xuống dòng kênh- Ảnh Kiều Phong.
Tấm hình trên chỉ là ở một đoạn kênh. Có rất nhiều đoạn kênh như thế theo chiều dài con kênh, nghĩa là cũng có nhiều ống cống đổ thải xuống dòng nước. Ức chế hơn nữa, những hộ kinh doanh và hộ gia đình đổ thải xuống dòng kênh này, dường như hộ nào cũng treo cờ đỏ sao vàng ( như trong ảnh), cán bộ và nhân dân các phường thì bô bô suốt ngày yêu nước. Yêu nước thì tại sao lại đổ thải như vậy?“Cha chung không ai khóc”, việc hủy hoại nguồn nước diễn ra ngày này qua tháng khác chẳng ai đoái hoài đến. 
Dân phường hủy hoại dòng nước như vậy rồi, khách qua đường còn ném xuống dòng kênh biết bao vật dụng, kể cả túi ny-lon là thứ rất chậm phân hủy. Cũng chẳng ai làm được gì nhau. 

Rác thải ở trên cầu chực sẵn rơi xuống kênh. Ảnh Kiều Phong.
Phần lớn mọi người hủy hoại môi trường không một cảm xúc như vậy, không có gì khó hiểu khi chất lượng nước trong các con kênh Việt Nam mỗi ngày một trở nên kinh hoàng. Ý thức hệ và luật pháp này phổ biến khắp cả nước, đông đặc nhất ở Hà Nội. Ở thủ đô, những con kênh có nước tuyệt đại đa số đã chuyển thành màu đen. Các lực lượng công nhân công ty môi trường đi nạo vét hay các đoàn thanh niên đi vớt rác cũng chỉ là cho có lệ. Hệ thống xử lý nước thải trước khi đổ xuống kênh là không có thì việc xử lý chất bẩn không thể diễn ra ở gốc, cải thiện môi trường bằng cách xuống kênh nạo vét chỉ là giải pháp từ ngọn. 
Ở nhiều xứ văn minh, quốc dân làm ra 4 đồng thì trích ngân khô 1 đồng để bảo vệ môi trường. Chi phí làm sạch những con kênh rất lớn, chi phí lắp đặt hệ thống xử lý nước thải từ hộ gia đình cũng lớn. Nếu gặp một con kênh bị ô nhiễm như con kênh trong phóng sự này, tiền đổ ra để cứu chữa con kênh tính bằng hàng chục triệu USD trở lên, chẳng hạn như quốc tế đã hỗ trợ Việt Nam những 10 tỷ USD để cải tạo kênh Nhiêu Lộc. Ngành khoa học môi trường như ở phương Tây được đầu tư phát triển, không ngừng cải tiến. Riêng ở Việt Nam đã có một phương pháp mới. các nhà quy hoạch cùng với chính quyền thành phố Hà Nội đã phát minh ra một phương pháp để cải tạo những dòng kênh chết mà không nước nào dám làm. Đó là…xúc đất lấp kênh đi thì sẽ không còn kênh ô nhiễm nữa. Con kênh nước ở ngõ 158 phố Hồng Mai đã bị san lấp để làm đường như trong ảnh sau chỉ là một ví dụ:

Con kênh ở phố Hồng Mai bị lấp đất làm đường, nay trở thành đường vào ngõ 158 phố Hồng Mai. Ảnh Kiều Phong.
Sau khi lấp kênh làm đường rồi, chính quyền Hà Nội lại sẽ có tiền lời cho thuê chỗ đỗ xe. Mỗi chiếc xe trong tấm hình thể nào chả phải đóng tiền chỗ gửi hàng tháng cho chính quyền. Trong khi các nền khoa học tư bản chấp nhận mất cả đống tiền cải tạo môi trường thì Việt Nam còn được tiền từ bán rẻ sông ngòi, lại chẳng phải lo gì hôi thối nữa. Qủa đúng đỉnh cao trí tuệ, muôn nước họa may có một …
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)