Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hãy dồn sức phủ vắc xin cho đầu não chính trị quốc gia

Lê Tự Do

 

(VNTB) -Vắc xin tốt nhất là vắc xin sớm nhất. Chích Vero Cell của Sinopharm lúc này là thiết thực bảo vệ thủ đô, nơi là đầu não chính trị quốc gia.

 

Hà Nội, một địa danh quen thuộc đối với người dân Việt Nam cũng như trên bản đồ thế giới. Kể từ năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với tên Thăng Long, và Hà Nội là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây, do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ.

Hà Nội là thủ đô, là thành phố trực thuộc trung ương và cũng là một đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với diện tích 3.358,6 km2 và dân số 8,05 triệu người (2019), Hà Nội là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai ở Việt Nam.

Còn nói về tên gọi Sài Gòn thì lâu nay vô số người tò mò.

Theo tác giả tập sách Tạp ghi Việt Sử Địa (tập 3, NXB Trẻ) Nguyễn Đình Đầu thì: “Tên Sài Gòn xuất hiện rất sớm, có lẽ ngay từ buổi đầu khi lưu dân Việt Nam tới khẩn hoang vùng đất này từ cuối thế kỷ 16 hay đầu thế kỷ 17”.

Địa danh Sài Gòn tồn tại ít nhất 300 năm. Kể từ 1674 đến 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu chia Sài Gòn phát triển thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1674 – 1861: Sài Gòn chỉ là tên Nôm, tục danh, tuy rất thông dụng. Giai đoạn 1861 – 1975 là địa danh hành chánh. Sau này Sài Gòn có tên gọi TP.HCM lại “liên tục phát triển”, trở thành một trong những đầu tàu kinh tế, văn hóa của đất nước.

Đó là chưa nói đến sau năm 1975, không chỉ Sài Gòn mà các tỉnh thành khác từ vĩ tuyến 17 đổ về, chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc chiến, đời sống của biết bao con người đang yên ấm bỗng chốc khó khăn…

Thông qua hai dẫn chứng nói trên cũng như những điều được học trong sách vở, rõ ràng, Hà Nội có lịch sử lâu đời hơn Sài Gòn. Là vùng đất “rồng bay”, chắc hẳn, tiềm lực phải không nhỏ.

Thế nhưng, theo GS Nguyễn Anh Trí – nguyên viện trưởng Viện Huyết học truyền máu trung ương – cho biết nếu Hà Nội phải tiếp tục giãn cách xã hội toàn thành phố này sau ngày 6-9 thì cái giá phải trả quá lớn, cần phải có những giải pháp phù hợp hơn với thực tế.

Cũng theo giáo sư Trí, nếu Hà Nội tiếp tục tăng thêm thời gian giãn cách xã hội thì ảnh hưởng đến tất cả mọi mặt của đời sống xã hội. Ông kể rằng thời gian giãn cách 45 ngày người dân cũng đã rất mệt mỏi, nhiều gia đình nguồn lực đã cạn kiệt, nhất là những người lao động, thì việc tiếp tục giãn cách là thử thách lớn với người dân.

“Những gia đình không có tiền tích lũy thì 45 ngày qua tôi cam đoan là thử thách quá lớn đối với họ. Vì vậy lúc này cần tổ chức lại xã hội, trách nhiệm của thành phố hiện nay không chỉ là chống dịch mà còn phải lo cho người dân việc an sinh xã hội.

Nếu giãn cách xã hội quá lâu mà dịch cứ bùng phát thì tới một ngày nào đó người dân không chịu nổi thì họ cũng sẽ bung ra thôi”, GS Nguyễn Anh Trí nói.

Cũng xin được nói thêm, kể từ ngày 19-5-2021, với ca nhiễm ở thành phố Thủ Đức, rồi sau đó là hàng loạt những ca khác cho đến tận ngày hôm nay, nếu tính tới 16-9-2021, thành phố ngót nghét cũng 4 tháng với những quy định giãn cách theo các chỉ thị từ cấp chính phủ đến cấp thành phố, đó là chưa kể trước đó, thành phố đã lập các tuyến phòng thủ ở các cửa ngõ cũng như tạm dừng hoạt động hội, nhóm ở các công viên.

Hơn 120 ngày khó khăn, hơn 120 ngày sống chật vật lay lất với của để dành, người dân nghèo liên tục đề nghị “nới lỏng” nhưng đều bị “cho ngoài tai”. Thậm chí còn bị “đổ thừa” không kiểm soát được dịch là do dân đi ra đường, đi mua đồ ăn thì bị cho là “đi chơi, tập thể dục”…

45 ngày so với hơn 120 ngày thì quả thật là một con số có vẻ quá đỗi chênh lệch. Thành phố non trẻ hơn Hà Nội, thành phố làm được, các tỉnh thành khác ở miền Nam cũng làm được, chẳng lẽ, Hà Nội không làm được?

“Theo mình nghĩ, là người trong cuộc, chắc hẳn ông Trí có cái lý của mình, do vậy nên dồn vào vắc xin vào Hà Nội. Mà hiện tại, TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác đã và đang chích vắc xin đợt 2 cho người dân. Đợt 2, có lẽ cần số lượng nhiều AstraZeneca, Pfizer cũng như Moderna. Dồn sức vào miền Nam thời gian qua, dứt khoát không thể bỏ, nếu bỏ, chẳng khác gì đổ sông đổ biển!

Một điểm nữa, Hà Nội gần Trung Quốc, so về vận chuyển cũng như chi phí, có lẽ sẽ rẻ hơn khi vào đất phương Nam. Chính vì những nguyên nhân đó, tôi đề nghị nghị nhập vắc xin của người đồng chí Trung Quốc về chích cho người dân Hà Nội. Không cần thiết chi viện mặt trận phía Nam về vắc xin Trung Quốc nữa, nên ưu tiên vắc xin Trung Quốc cho Hà Nội đi, bởi vắc xin tốt nhất là vắc xin sớm nhất” – một nhà báo tự do, đề xuất.

Bảo vệ nơi có đóng góp vào ngân sách nhiều nhất là điều nên làm, nhưng thủ đô là trái tim của đất nước cũng quan trọng không kém. Nếu đã tiếp thu bài học từ đợt dịch này ở TP.HCM, Hà Nội nên quyết đoán trong vấn đề chích vắc xin. Mà vắc xin dễ mua nhất có lẽ là đến từ Trung Quốc, bởi một công ty tư nhân ở tận Sài Gòn còn nhập được, vậy thì lợi thế thủ đô chắc sẽ dễ dàng hơn cho những đơn hàng cả chục triệu liều vắc xin từ Sinopharm đến Sinovac.

Bởi, vắc xin tốt nhất là vắc xin sớm nhất. Chích Vero Cell của Sinopharm lúc này là thiết thực bảo vệ thủ đô, nơi là đầu não chính trị quốc gia.


Tin bài liên quan:

VNTB – Thiết lập hệ thống phân phối lương thực

Phan Thanh Hung

VNTB – Tương lai nào cho thế giới?

Phan Thanh Hung

VNTB – Phú Yên không bình yên

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.