Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hãy nói với tôi và chúng tôi về quyền tự do

Lê Hữu Minh Tuấn

 

[ads_color_box color_background=”#fcf2f2″ color_text=”#444″]

Tuấn đã biết sẽ có ngày tới lượt mình sau khi lần lượt anh Phạm Chí Dũng và chú Nguyễn Tường Thuỵ bị bắt. Tuấn đã có thể chọn một con đường an toàn hơn như nhiều người khác là tìm đường đi tỵ nạn ở một quốc gia lân cận.

Tuấn đã không chọn ra đi, bởi: “Mình không làm gì sai, sao lại phải trốn?”

Một ngày trước khi bị bắt Tuấn đã gửi cho tôi những dòng tâm huyết này để đăng lên Việt Nam Thời Báo khi thích hợp.

Tuấn đã phải nhận một bản án khắc nghiệt 11 năm tù giam và 3 năm quản chế, một quãng đường dài của tuổi thanh xuân.

Lời cuối trước toà Tuấn đã nói:

Đề nghị Tòa xem xét lại mục đích của chúng tôi.”

Tôi có niềm tin nhà nước sẽ thực tâm đối với các quyền dân sự. 

Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên.”

 

[/ads_color_box]

 

Về tôi, chúng tôi, và quyền tự do


Tôi và những người như tôi nào đòi hỏi một cuộc cách mạng bạo lực như những nhà lý luận Marxist chỉ ra dù đang đứng trong một xã hội tồn tại quá nhiều kẻ hở bất công, phi lý, bất bình đẳng. Tôi và những người như tôi chỉ đòi hỏi quyền tự do, cái quyền được ghi chiễm chệ trong điều 25 hiến pháp nhà nước.

Vậy mà chúng tôi bị coi là đối tượng, là mầm mống phản động tuyên truyền lật đổ nhà nước.

Nếu nhà nước này dễ lật đổ bằng ngôn ngữ chỉ trích, phê phán những chính sách phi lý, những chính trị gia quan liêu, một bộ máy cồng kềnh và thiếu hơi hướng phục vụ công dân thì sự tồn tại của nhà nước đã “mất chính danh” trước khi bị “lật đổ”.

Tôi và những người như tôi đòi hỏi cái quyền tự do mà những thanh niên thế hệ trước như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc, những cụ lão như Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,… từng đòi trong thời kỳ thực dân phong kiến.

Những người đó từng bị mật thám theo dõi sát sâu, bị quản chế chặt chẽ tại quê nhà, bị giam vào nhà tù vì chống lại lợi ích của mẫu quốc, và giờ chúng tôi cũng bị như vậy.

 

Về quyền tự do hội họp…


Tôi và những người như tôi không dám ví năng lực của mình như các vị tiền nhân, nhưng chúng tôi đều nhận được mẫu chung: trở thành “đối tượng” đối diện “lợi ích nhà nước” trong nhà nước thực dân – phong kiến và nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó không phải là nguỵ tạo, không phải bôi đen, mà chính những hành vi của nhà nước đối với công dân trong thời đại nhân quyền phổ quát này đã trực tiếp thành hình bức tranh tối màu đó.

Thay vì hành chính hoá, đối thoại hoá với những người còn bất đồng với nhà nước trong các vấn đề, thì hình sự hoá được ưu tiên cao dưới lớp bọc “giữ vững chế độ trường tồn” này.

Vấn đề là, hội nhà báo độc lập Việt Nam từ tôn chỉ đến hành động chưa bao giờ đặt vấn đề đối kháng thể chế. Một diễn đàn được tạo ra chỉ thuần tuý là nơi trao đổi tự do quan điểm, suy nghĩ hơn là nơi bàn thảo kế hoạch tuyên truyền chống phá chế độ.

Thế nhưng một nhà nước nhạy cảm quá đà đã xem sân chơi đó cũng những con người vô tư đó thành một cái gì đó gây nguy khốn cho chế độ.

Ví như ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ông ta là con người, chứ phải là thánh nhân, ông ta không thể vẹn toàn nên lời chỉ trích nhắm vào ông ta sao có thể được coi là tuyên truyền chống chế độ. Từ một cá nhân không vẹn toàn suy ra một nhà nước với lãnh đạo tập thể cũng chắc chắn không vẹn toàn trong chính sách chủ trương. Thế nhưng khi bị chỉ trích, nhà nước quyền lực đó lại xử sự bằng chiến lược hạ sách, giám sát, bắt giam, tuyên án tù dài hạn.

Những người ra quyết định khởi tố nhằm vào tổ chức hội có ý thức được rằng, khi họ làm vậy họ đã gián tiếp gieo rắc sự sợ hãi, giết chết sự kháng cự xã hội, và làm cho cơ thể chế độ trở nên thiếu sức sống, dễ suy tàn hơn, nơi những con “sâu” của chính chế độ có thể thoải mái ngày đêm đục khoét mà không ai lên tiếng. Bởi dân là tai mắt giúp giám sát và chấn chỉnh tiêu cực, quan liêu, độc đoán của chính quyền, quyền được nói và phản ánh phải là cách thức để họ thực hiện điều đó, thế mà họ lại cấm cản và dùng nhà tù để giam hãm tai mắt.

Rộng hơn, những người quyết tâm ra chỉ đạo giam hãm những người dám nói lên mặt tối của quốc gia không biết rằng khi họ làm như thế, họ tăng thêm số người phản ứng với nhà nước lên một mức độ mới, bôi đen tình trạng nhân quyền trước thế giới và làm cho tính chính danh chế độ ngày càng xói mòn.

Anh Phạm Chí Dũng, chú Nguyễn Tường Thuỵ,… và những người khác lần lượt vào tù để thoả mãn cơn say quyền lực trong bức tranh nhân quyền tối màu, khi thế giới đang dần tỉnh ngộ trước nguồn gốc của độc tài và bá quyền.

 

Tự do và bài học lịch sử


Tự do như một nắm cát, nhà nước như một bàn tay. Càng nắm chặt thì tự do càng loan toả nhanh, song hành bức bối xã hội càng gia tăng nhanh chóng đến mức chuyển hoá thành bạo lực trong tương lai.

Cũng phải thôi, khi nhu cầu tự do bị kiềm soát đến mức cực đoan, đối thoại sẽ bị triệt tiêu và con đường duy nhất lại chính là con đường mà người cộng sản Lê Hồng Phong đã chỉ ra: chỉ có con đường cách mạng.

Đó là vì sao ta thấy được tại tâm điểm virus Corona, thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), đã xuất hiện lời phê phán chính quyền công khai của người dân. Sự lây lan virus mất kiểm soát cũng đến từ một hệ thống sợ trách nhiệm và chờ chỉ đạo, mà gốc lõi là do sự kiểm soát chặt chẽ quá mức quyền tự do, nhu cầu tự do của con người của Trung Quốc.

Việt Nam có học được bài học đó hay không? Nếu không phải là bài học lỏng tay hơn trong cai trị liên quan đến “Yêu cầu tám điểm của nhân dân An Nam” mà Nguyễn Ái Quốc góp mặt thì Việt Nam phải học được rằng, nếu cứ tiếp tục kiềm kẹp người dân thì vô tình sẽ nhồi thuốc súng xã hội, và bối cảnh thế giới bên ngoài đang tiến hành diệt tiệt sự độc đoán, cai trị bàn tay sắt đó như cách Hoa Kỳ đã và đang xử lý Trung Quốc.

Giới “tinh hoa chế độ cai trị” vì thế đừng nên run sợ trước nhu cầu tự do làm thuyên giảm quyền lực của các vị. Bởi nếu không dừng lại sự run sợ, thì chính các ông bà sẽ kích hoạt một cuộc cách mạng trong tương lai.

Hãy mạnh dạn đối diện với nhu cầu tự do, quyền tự do trong nhân dân bằng cáchthiết lập ngay lập tức một chế độ cai trị bằng các đạo luật gắn với các cam kết nhân quyền chứ không phải bằng các Nghị quyết.Người dân khó có thể chịu kìm nén thêm cơn nôn mửa khi nhìn thấy các vị thuộc giới “tinh hoa” dõng dạc nói về đạo đức, đổi mới, dân chủ cũ rích trong khi hành vi lại ngược lại?

Chỉ trong chưa đầy nửa năm 2020, từ vụ Đồng Tâm đến sự kiện Hồ Duy Hải, gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng đến tăng lệ thuế phí sau đại dịch corona từng nước một làm xói mòn gốc đế tượng đài chế độ trong tình cảnh khốn cùng của người lao động và những người có lương tâm xã hội.

 

Người tù và chế độ


Những người ngồi tù vì lên tiếng có thể chưa phải là giới tinh hoa về học thức và địa vị xã hội, nhưng họ chính là mầm mống xây dựng một xã hội văn minh, đạo đức, dân chủ, và tự do hơn trong tương lai. Bởi họ, những người bị giam cầm chỉ có đúng một mong muốn lan toả tinh thần phá bỏ sự tự nguyên giam cầm của đại đa số người dân trong một nhà tù của xã hội. Khi tư duy, ý chí, nhu cầu về quyền tự do con người bị co hẹp, run rải trước quyền lực nhà nước.

Thế nên con số tù chính trị vượt lên trên 200 con người vừa là bi kịch của xã hội, nhưng lại là hồng phúc thực sự của một đất nước trong tương lai.

 


Tin bài liên quan:

VNTB – Tự do báo chí và “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025”

Phan Thanh Hung

VNTB – Hoa Kỳ và EU lên tiếng về bản án đối với 3 nhà báo độc lập Việt Nam

Phan Thanh Hung

RSF – Another independent journalist arrested in Vietnam

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo