TS Phạm Đình Bá
(VNTB) – Những người “tiên tiến” trong hệ thống “không chịu phát triển” thì không chịu suy nghĩ.
Mặc dù trái đất đã trải qua nhiều kỷ nguyên thay đổi môi trường quan trọng. Môi trường của trái đất đã ổn định một cách bất thường trong 10.000 năm qua năm. Kỷ nguyên ổn định này – được biết đến bởi các nhà địa chất như là kỷ nguyên Holocene.
Kỷ nguyên Holocene đã chứng kiến các nền văn minh của con người hình thành, phát triển và thịnh vượng. [1]
Nhưng sự ổn định đó bây giờ có thể đang bị đe dọa. Kể từ cách mạng công nghiệp, một kỷ nguyên mới đã mở ra, kỷ nguyên Anthropocene, trong đó hành động của con người đã trở thành động lực chính của thay đổi môi trường toàn cầu.
Các hoạt động của con người có thể đang đẩy hệ thống trái đất ra ngoài trạng thái môi trường ổn định của kỷ nguyên ổn định Holocene, với những hậu quả có hại hoặc thậm chí là thảm họa đối với phần lớn thế giới.
Trong kỷ nguyên Holocene, sự thay đổi môi trường xảy ra một cách tự nhiên và năng lực duy trì các điều kiện bình thường cho môi trường đã tạo điều kiện cho sự phát triển của con người.
Thường xuyên nhiệt độ, nguồn nước ngọt sẵn có và tất cả các dòng luân lưu về sinh vật, đất đai và hóa chất đều ở trong một khoảng cao thấp trong một phạm vi tương đối hẹp.
Giờ đây, phần lớn là do sự phụ thuộc ngày càng tăng nhanh vào nhiên liệu hóa thạch ví dụ như xăng dầu, và các hình thức nông nghiệp và công nghiệp hóa, các hoạt động của con người đã đạt đến mức có thể làm hỏng các hệ thống để giữ trái đất ở kỷ nguyên Holocene ổn định và mong muốn.
Kết quả có thể là không thể đảo ngược và trong một số trường hợp, sự thay đổi môi trường đột ngột dẫn đến tình trạng kém thuận lợi hơn cho sự phát triển con người. Nếu không có áp lực từ con người, kỷ nguyên ổn định Holocene được dự kiến sẽ tiếp tục trong ít nhất vài nghìn năm.
Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu do con người gây ra hiện không còn phải bàn cãi. Các cuộc thảo luận quốc tế về các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu đã gia tăng nhanh để bảo vệ môi trường sống và bảo vệ hành tinh trái đất. Có sự hội tụ ngày càng tăng theo hướng tiếp cận ‘lan can bảo vệ 2°C’ – nghĩa là ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu không lên quá 2°C so với nhiệt độ trước thời công nghiệp hóa.
Tỷ lệ hủy diệt đa dạng sinh học
Sự tuyệt chủng của nhiều giống sinh vật là một quá trình tự nhiên và sẽ xảy ra nếu không có hành động của con người. Tuy nhiên, sự tuyệt chủng của nhiều giống sinh vật rất đa dạng trong kỷ nguyên bất ổn Anthropocene đã tăng tốc một cách ồ ạt. Nhiều giống sinh vật đang bị tuyệt chủng với tốc độ chưa từng thấy kể từ sự kiện xóa sổ loài khủng long khỏi sự tồn tại. Các chuyên gia hiện tin rằng chúng ta có thể đang ở giữa đợt tuyệt chủng hàng loạt kế tiếp từ thời khủng long tuyệt chủng.
Chu trình nitơ và phốt pho
Nông nghiệp hiện đại là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, bao gồm cả sự thay đổi môi trường do nitơ và phốt pho gây ra trên quy mô lớn. Ở quy mô hành tinh, lượng nitơ và phốt pho bổ sung do con người kích hoạt hiện nay lớn đến mức chúng làm xáo trộn đáng kể chu kỳ toàn cầu của hai nguyên tố quan trọng này, gây ô nhiễm sông biển, tích lũy mức độc hại trong đất đai và gia tăng ô nhiễm bầu trời.
Ranh giới sử dụng nước ngọt
Con người có thể đang tiến gần đến ranh giới sử dụng nước ngọt trên toàn cầu mà trái đất có thể chịu đựng được. Các dữ liệu nghiên cứu nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có mục tiêu ổn định để giảm áp lực lên các hệ thống nước ngọt, nhấn mạnh tình trạng dễ bị tổn thương về nước ngày càng tăng ở những khu vực cần cải thiện năng suất nông nghiệp, và các hoạt động điều tiết dòng chảy và tưới tiêu tại nhiều vùng đã dẫn đến việc lạm dụng tài nguyên nước trên toàn cầu. Những phát hiện này chỉ ra rằng mức độ tiêu thụ nước đang mở rộng và cần có hành động khẩn cấp để giải quyết các ranh giới đang đến gần trong việc sử dụng nước ngọt trên toàn cầu. [2]
Ranh giới sử dụng nước ngọt
Các dữ liệu gợi ý rằng việc sử dụng đất của con người đang tiến đến giới hạn về thay đổi đất đai mà trái đất khó duy trì được. Có những ước tính rằng con người đã biến đổi hơn 50% bề mặt của trái đất và tốc độ chuyển đổi đất đai hiện nay là không bền vững, đặc biệt là mất đa dạng sinh học và suy thoái đất nông nghiệp. Đặc biệt, các dữ liệu nhấn mạnh việc tích hợp khoa học sinh thái và xã hội trong việc tìm hiểu và quản lý đất đai hiện đang bị con người biến đổi. [3]
Tạm kết
Ở trên, tôi tóm tắt những suy nghĩ và cân nhắc bên ngoài Việt Nam trong các dự án có tác động đến môi trường. Có vẻ như ở Việt Nam, đảng không có suy nghĩ gì nhiều về các vấn đề trên. Những người “tiên tiến” trong hệ thống “không chịu phát triển” thì không chịu suy nghĩ.
Gần đây, ông Nguyễn Phương Tuấn, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường Quốc hội – cơ quan thẩm tra của Quốc hội về dự án hồ Ka Pét, cho rằng chặt 600 ha cây rừng chỉ là “khai thác” chứ không phải là… “phá rừng”. [4]
Những lời nói như thế không xứng đáng với người làm khoa học.
_________________
Nguồn:
1. Rockström, J., et al., A safe operating space for humanity. Nature, 2009. 461(7263): p. 472-475.
2. Ridoutt, B.G. and S. Pfister, Reducing humanity’s water footprint. 2010, ACS Publications.
3. Hooke, R.L., J.F. Martín Duque, and J.d. Pedraza Gilsanz, Land transformation by humans: a review. 2012.
4. Ngọc Linh Lan. VNTB – Tỉnh Bình Thuận không “phá rừng” để làm dự án hồ Ka Pét. 18/09/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-tinh-binh-thuan-khong-pha-rung-de-lam-du-an-ho-ka-pet/.