VNTB – Kỷ niệm 65 năm ngày đoàn học sinh trường Maxim Gorki Heim đặt chân lên thành phố Frankfurt/Oder, CHDC Đức

VNTB – Kỷ niệm 65 năm ngày đoàn học sinh trường Maxim Gorki Heim đặt chân lên thành phố Frankfurt/Oder, CHDC Đức

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

Tôi viết bài này vào ngày 29.09.2021, nhân kỷ niệm 65 năm ngày đoàn học sinh trường Maxim Gorki Heim đặt chân lên thành phố Frankfurt/Oder, CHDC Đức để cám ơn nhân dân Đức đã bao bọc chúng tôi những năm đầu đời, để trưởng thành rồi đạt thành công cuối đời như ngày hôm nay.

Trước hết xin điểm qua  những gì vừa xuất hiện trên mạng. 

Bài đầu tiên phải nhắc là bài:

Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường 

Ông là một trong những trí thức tinh hoa của nước Việt, trí tuệ và khí phách thật tuyệt vời. Trên Blog KD/KD của mình từng đăng bài viết về ông của bác Nguyễn Khắc Mai, nay lại nhận được bài này do bạn bè gửi cho. Muốn đăng lên như một tư liệu về một đại trí thức nhân cách lớn, trong hành trình gian truân của Lịch sử đất nước. Thật khâm phục và nể trọng Ông

Nước Việt giờ đây như tàn lụi những trí thức can trường vì dân vì nước, dám nói những lời nói thẳng chăng? Chỉ còn lại kha khá các bậc “giá áo túi cơm”???

Nghĩ thấy buồn thương và nuối tiếc. Những trí thức chân chính thường rất ngây thơ. Họ xả thân vì lý tưởng và ngây thơ vì tin người. 

Nhưng họ vẫn sống mãi trong con tim những người yêu xứ sở này, xứ sở lầm than, gian truân mà vẫn rất Yêu. Vậy đó! 

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1996), người Việt Nam duy nhất đậu hai bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương năm 23 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm Giáo sư Trường Đại học Văn khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30 tháng 10 năm 1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc ở Hà Nội, LS Nguyễn Mạnh Tường, với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc, đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai lầm trong Cải cách ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại sai lầm. Vì phát biểu này, LS Nguyễn Mạnh Tường đã bị tước hết mọi chức vụ và danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (tên cuốn sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi). 

Lâu nay, tôi cứ đinh ninh là luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã mất. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tên tuổi của ông bặt đi. Có tin đồn là ông đã chết đâu đó ở một góc khuất tối tăm nào ở Hà nội.

Thế rồi, bỗng dưng tôi lại nghe là ông vẫn còn sống, hơn nữa, đang có mặt tại Paris: ông được phép sang Pháp ba tháng để thăm viếng một số bạn bè cũ của ông.

Được sự giới thiệu của một người quen, tôi và một anh bạn đã được Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tiếp trọn cả buổi chiều ngày thứ hai 27.11.1989… 

Không đọc bài này thì hoài quá, dù dài, nhưng muốn có kiến thức mà không kiên nhẫn thì sao được?… 

Các bài tiếp theo lần lượt là: 

Rủi ro hệ thống đối với Trung Quốc nếu Evergrande sụp đổ là gì?

Các nhà quản lý tài chính của Trung Quốc đang mài giũa một kỹ năng mới: “cho vỡ nợ theo nguyên tắc thị trường” — tức rời thị trường một cách có trật tự và tái cấu trúc lành mạnh cho các công ty đang gặp khó khăn. Thuật ngữ này đã xuất hiện trong các tài liệu của chính phủ và các phương tiện truyền thông địa phương gần đây khi các cơ quan quản lý trở nên thành thạo trong việc quản lý các vụ vỡ nợ lớn hơn, thường xuyên hơn và phức tạp hơn. Họ đã có một số thành công. Evergrande, một công ty phát triển bất động sản khổng lồ của Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ, đang chứng tỏ mình là một trường hợp đặc biệt…

Về triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam

Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về ngoại giao truyền thống của cha ông ta. Tuy nhiên, vấn đề triết lý ngoại giao truyền thống vẫn là một chủ đề nghiên cứu mới mẻ. Triết lý ngoại giao truyền thống là gì? Đâu là nội dung và cội nguồn của triết lý ngoại giao truyền thống Việt Nam? Đây là đề tài hấp dẫn. Trong bài viết này, chỉ xin trình bày một số nhận thức ban đầu, mong được chia sẻ.  

1. Một số nhận thức chung về triết lý

Triết lý là gì? Một câu hỏi mới nghe tưởng chừng rất đơn giản, ai cũng hiểu. Chúng ta thường được nghe những cụm từ đại loại như: Triết lý sống của ông ấy, bà ấy, hoặc triết lý của đạo Phật, triết lý phát triển, triết lý giáo dục, triết lý âm dương v.v… Song trên thực tế câu trả lời không đơn giản chút nào, rất phức tạp là đằng khác.

Từ điển Tiếng Việt giải thích: 1. Triết lý là lý luận triết học; 2. Quan niệm chung của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Ví dụ : Bài thơ chứa đựng một triết lý bi quan; Anh ta có một triết lý riêng về cuộc sống.[1] Theo tôi, nghĩa thứ hai phù hợp với khái niệm chúng ta đang tìm hiểu. Đại từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra hai giải thích, về cơ bản cũng như Từ điển tiếng Việt. Tuy nhiên, nghĩa thứ hai được làm rõ hơn: Quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội. Các tác giả nêu ví dụ: Bài thơ hàm chứa những triết lý về nhân sinh và xã hội.  Giáo sư Nguyễn Lân, trong công trình khoa học của mình cũng đề cập 3 khái niệm về triết lý. 1. Triết lý là lý lẽ. 2. Triết lý là lý luận về triết học….

Quan hệ Mỹ – Việt: Đi từ hòa giải đến quan hệ thực chất

Trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào cuối tháng 7, hai nước đã ký một bản ghi nhớ, theo đó Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam tìm kiếm, xác định danh tính và quy tập hài cốt các liệt sĩ. Động thái này cho thấy, 46 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Washington vẫn đang nỗ lực cùng Hà Nội thúc đẩy hòa giải giữa hai cựu thù. Những nỗ lực không ngừng như vậy là một phần cốt lõi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ vào năm 1995…

Osius có một vị trí thuận lợi để viết cuốn sách này. Ông đã hai lần phục vụ tại cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội, lần đầu tiên với tư cách là một tùy viên chính trị ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, và sau đó là đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam gần 20 năm sau. Sự gắn bó lâu dài của Osius với Việt Nam, mà ông tóm tắt là “theo đuổi ngoại giao với Việt Nam trong hai mươi ba năm – dưới thời bốn tổng thống và bảy ngoại trưởng”, đã giúp ông hiểu sâu sắc về các khía cạnh khác nhau của quan hệ song phương. Đổi lại, điều này đã cung cấp cho ông những nguyên liệu cần thiết để đưa vào cuốn sách của mình những câu chuyện hấp dẫn về cách Washington và Hà Nội đã cùng nhau thúc đẩy hòa giải và củng cố quan hệ song phương.

Cuốn sách lần theo sự phát triển của quan hệ song phương kể từ năm 1995 thông qua một loạt “những câu chuyện hữu hình của một số cá nhân nổi bật, cũng như những công dân bình thường”, cho thấy quá trình hòa giải giữa hai nước là một nỗ lực chung, liên quan đến nhiều tác nhân ở cả hai phía. Trong khi những nhân vật nổi bật như cố Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Ngoại trưởng John Kerry và các đại sứ khác nhau của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều đóng vai trò quan trọng, thì những người khác, như các quan chức chính phủ khác nhau trong bộ máy ngoại giao và quốc phòng của hai nước, những người làm việc âm thầm ở hậu trường, hay ngay cả những người dân bình thường ở Việt Nam, cũng đóng góp một phần vào quá trình đó…

Vai trò “Đoàn Thanh Niên” trong “Chủ Nghĩa Cộng Sản” như một thủ pháp chính trị

Nhìn  bề ngoài  thì tổ chức Đoàn vẫn có mặt đến hang cùng ngõ  hẻm. Song ông tổng  bí  thư Nguyễn Phú Trọng năm 2020 đã từng than thở “Bây giờ tuổi cao nhạt Đảng, tuổi trẻ khô Đoàn”

Dẫn 

Nhân chuyện Đảng bộ Sài Gòn HCM tổn thất cựu thủ lĩnh đoàn là Tất Thành Cang phó bí thư trực, kế đó Nguyễn Thành Phong phó bí thư kiêm chủ tịch UBND, người viết nghĩ lan man về tổ chức Đoàn của Đảng Cộng Sản từ xưa đến giờ.

1. Cặp song sinh: Đoàn Thanh Niên Phát Xít Hitler và Đoàn Thanh Niên Liên Xô

Hitlerthủ lãnh, bí thư Đoàn Thanh Niên Đức tên là Sturmabteilung, nghĩa là “Đoàn quân Bão táp”…

Lo lắng trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương  đã tìm đến Mỹ chứ không phải Pháp, để cân bằng quyền lực của Trung Quốc. 

Hiệp ước an ninh Úc-Anh-Mỹ, tức Aukus, lập tức nhận được những phản ứng thịnh nộ từ Trung Quốc và Pháp. Song, đối nghịch với những thịnh nộ của Bắc Kinh và Paris, là sự hoan nghênh hiệp định này âm thầm của nhiều quốc gia khác.

Nhiều quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương  lo lắng trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc đã tìm đến Mỹ chứ không phải Pháp, để cân bằng quyền lực của Trung Quốc. Nhật Bản và Ấn Độ, hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực ngoài Trung Quốc, chào đón Aukus…

Đài Loan xin vào CPTPP nhưng lo bị TQ chặn đường

Đài Loan coi mình là một quốc gia độc lập nhưng Trung Quốc coi đó là một tỉnh ly khai của mình

Đài Loan đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định thương mại quan trọng tại châu Á – Thái Bình Dương, chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đệ đơn vào cùng chỗ.

Nhưng Đài Loan nói rằng nỗ lực của mình trong việc gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể gặp rủi ro nếu như Trung Quốc được chấp nhận trước.

Tại sao Tập Cận Bình đưa TQ trở lại chủ nghĩa xã hội

Trong nhiều thập kỷ, cuộc sống ở Trung Quốc đã phát triển xung quanh phiên bản ‘nhà trồng’ về chủ nghĩa tư bản tăng tốc.

Mặc dù về mặt lý thuyết là một quốc gia “cộng sản”, chính phủ Trung Quốc đã đặt niềm tin vào nguyên lý kinh tế ‘người giàu đi trước, làng nước theo sau’, tin rằng việc cho phép một số người trở nên cực kỳ giàu có sẽ mang lại lợi ích cho toàn xã hội, bằng cách kéo nó ra khỏi vũng lầy thảm khốc của cuộc Cách mạng Văn hóa thời Chủ tịch Mao Trạch Đông càng nhanh càng tốt.

Ở một mức độ nào đó, Trung Quốc đã đạt được điều này. Đã xuất hiện một đại bộ phận dân Trung Quốc thuộc tầng lớp trung lưu. Kết quả là người dân ở hầu hết mọi tầng lớp trong xã hội đều có mức sống tốt hơn.

Chênh lệch giàu nghèo

Từ chỗ trì trệ những năm 1970, Trung Quốc vươn lên hàng đầu, giờ đây đang thách thức Hoa Kỳ về vị trí thống trị kinh tế toàn cầu…

Ý Chính phủ và lòng Dân về mua và tiêm Vero Cell? 

CHỢT NHỚ VỀ CHUYỆN SÓI GỬI CHÂN

Ngay từ đầu Chính phủ Việt Nam (VN) hoàn toàn không ngỏ ý mua Vero Cell Trung Quốc (TQ). Tưởng chỉ có 500.000 liều Vero Cell TQ về vào 20/6/2021 để tiêm cho người TQ làm việc tại VN, người VN có nhu cầu sang TQ, cư dân biên giới hay đi lại với TQ. Đó là lý do để TQ tặng, và cũng là lý do để VN nhận vaccine TQ. Tưởng đó là “kênh duy nhất” mà Vero Cell vào VN. Tưởng thế thế là chấm dứt duyên nợ với Vero Cell. Nhưng thật không ngờ. Vero Cell tràn vào VN không chỉ bằng cách “sói gửi chân”… 

Nhật ký những ngày Sài Gòn dè dặt sống lại… 

BỊ TỪ CHỐI MÀ VUI KHÔNG TẢ NỔI

Đang bưng chén cơm, con trai bỗng buông xuống liến thoắng: À, con kể mẹ nghe, chiều nay con bị từ chối mà vui không tả nổi đó mẹ. Từ chối sao con? Con báo cho chị bác sĩ quen ở BV DC X là hôm nay đi mua đồ bị trễ, mai mới mang quà tới được, cái chị ấy nói… khoan, thôi em để cho bệnh viện khác đi nha, bệnh viện mình tuần này bệnh nhân giảm nhiều nên mấy món em tặng tuần trước chưa xài hết. Vậy mà con mừng chiều giờ đó mẹ…

Công lý nào cho Bộ Chính trị?

 Khi Bao Công ở bên Tàu xử vua về tội bất hiếu, đã phạt vua 20 trượng nhưng chỉ đánh vào long bào (áo vua) mà không đánh vào vua. 

Chuyện ở trên không khác với việc xét xử các quan tham nhũng ngày nay của Việt Nam. Tham ô, gây thiệt hại hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng nhưng chỉ bị phạt đôi ba năm tù không bằng người dân vì đói khát ăn trộm con vịt.

Thế nhưng nếu đó là tham nhũng quyền lực, tham nhũng chính trị ở tầm cao nhất là Bộ Chính trị, thì liệu những Bao Công đời nay có dám ‘đả long bào’ ngài Tổng bí thư?

Câu trả lời rất đơn giản, chẳng liên quan chi đến ‘quân pháp bất vị thân’, vì để xử án tham nhũng liên quan ‘bể trên’, buộc phải nhận được sự đồng ý của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Mà theo ‘mặc định’, ghế Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương này luôn thuộc về Tổng bí thư…. 

Lo lắng trước sự hiếu chiến ngày càng tăng của Trung Quốc, nhiều quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương  đã tìm đến Mỹ chứ không phải Pháp, để cân bằng quyền lực của Trung Quốc

Hiệp ước an ninh Úc-Anh-Mỹ, tức Aukus, lập tức nhận được những phản ứng thịnh nộ từ Trung Quốc và Pháp. Song, đối nghịch với những thịnh nộ của Bắc Kinh và Paris, là sự hoan nghênh hiệp định này âm thầm của nhiều quốc gia khác.

Báo chí không được phép ‘bàn ra’ về các chủ trương của Đảng và Nhà nước

Báo chí không được phản biện theo hướng phản bác những việc làm trong phòng, chống dịch Covid của Đảng và Nhà nước từ nay đến ngày 30-9-2021.

Đó là yêu cầu của bản Kế hoạch 13/KH-TBTT do Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Phạm Anh Tuấn ký ban hành ngày 22-9-2021. Theo đó, kế hoạch truyền thông chống dịch Covid-19 từ ngày 23-9 đến ngày 30-9-2021 với thông điệp “Xét nghiệm là then chốt, vắc-xin là căn cơ để thích ứng an toàn có kiểm soát.

Các cơ quan báo chí, truyền thông phải thực hiện những yêu cầu cụ thể như sau:

Giảm bớt lượng tin tức phản ánh không có chiều sâu về diễn biến dịch bệnh. Không đưa số liệu mà thiếu phân tích, thiếu kiểm chứng. Không loan tin, giật tít lệch lạc về những vấn đề còn đang được bàn bạc, chưa có kết luận cuối cùng, tránh tạo tâm lý kỳ vọng thái quá hoặc bức xúc thái quá….

Chiến tranh Đông Dương: Vị đắng ngày trở về của lính Pháp

RFI phỏng vấn Michel Bodin

Sức mạnh quân sự -nếu có, và sức mạnh tài chính không đủ đem lại chiến thắng. Paris không còn khả năng giữ thuộc địa Đông Dương. Sau trận Điện Biên Phủ, hiệp định Genève tháng 7/1954 và chính thức là đến 1956, toàn bộ binh sĩ Pháp đã rời khỏi Đông Dương với vị đắng trong ngày trở về.

Chiến tranh Algeri phát sinh từ ruộng đồng Đông Dương…

Bằng chứng là đến cuối cuộc chiến này, năm 1954, thì 85 % ngân sách quân sự của Pháp do phía Hoa Kỳ đài thọ”.. .

Điện Biên Phủ xuất phát từ thất bại chính trị của Paris…  

Nhật ký Bắc Kinh (12/03/2021): Cuộc họp báo tẻ nhạt của Lý Khắc Cường

Có lẽ nên mô tả Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân đại, tức Quốc hội) năm nay ở Bắc Kinh bằng cụm từ “trật tự có kế hoạch”. Phiên họp của cơ quan lập pháp này kéo dài bảy ngày – thường chỉ nhằm “đóng mộc” cho các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã bế mạc vào thứ Năm (11/03/2021), sau khi thông qua một nghị quyết cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông…

 Mạnh Vãn Chu: Đổi tự do bằng “lừa đảo”? 

Hai thể chế, hai bản chất khác nhau

Sau cùng vụ án đi đến hai kết quả không chối cãi:

1)- Bà Mạnh Vãn Chu đã phải công khai thú nhận có lỗi trong sự kiện đánh lừa ngân hàng thế giới và vi phạm lệnh cấm vận IRAN của HK. Sự thật hiển lộ;

2)- TQ bắt buộc phải phóng thích hai ông Canadian để đánh đổi với bà MV Chu… 

Kết luận: TQ biết rõ Canada là một nước dân chủ tự do có tính nhân bản cao, nên khai thác triệt để vào tâm lý người dân Canada… 

Gần 45 năm trôi qua sau khi đất nước thống nhất hòa bình rốt cuộc VN không nhích lên được một tý nào, đến giờ đại dịch hoành hành mà lãnh đạo chỉ biết bị gậy đi ăn xin thuốc men. Trách nhiệm này thuộc về ai đây?

 Sao kê” kinh phí chống dịch 

Test, trong thời gian qua là một chính sách kỳ lạ. Từ tháng 10/2020, Bộ Y tế ra hướng dẫn phí test. Từ đó, test dồn dập, test tràn lan. Chưa khoanh vùng cũng test, khoanh vùng xong lại test tất cả các vùng. Truy lùng f0 test bình thường, “sống chung với dịch” thì test thần tốc. Hà Nội lấy hơn 3,1 triệu mẫu xét nghiệm, phát hiện 19 ca f0, chiết tính gần 600 tỷ đồng, tương đương phí truy tìm mỗi ca hơn 30 tỷ. Sài Gòn, với 10 triệu mẫu thì mất hàng nghìn tỷ. 

Quan trọng, test để làm gì thì lại là một dấu hỏi lớn! (NTT)

Thủ tướng phải kêu gọi nhân dân góp tiền chống dịch, một động thái hiếm thấy ở các nước khác. 

Hiểu nôm na là đập đến con heo đất cuối cùng! 

Mùa khai trường, nghĩ về chính trị ký ức 

Trong đại tự sự vẻ vang của đảng, chỉ một số ký ức được tôn vinh.

Mùa khai trường năm nay không giống với bất kỳ năm học nào trước đây, bởi đại dịch mà chỉ nội trong tháng Tám vừa qua đã lấy đi sinh mạng của hơn 10.000 người Việt. 

Nói rộng ra hơn, những ngày tháng này sẽ được ghi nhớ như thế nào, và ai sẽ nhắc về những bước đi sai lầm của chính phủ, để yêu cầu công lý cho không chỉ người đã khuất mà còn cả những người sống đã lao đao, quay cuồng trong suốt mấy tháng vừa qua…

Một trong những đề xuất mới nhất của TP.HCM với Trung ương áp dụng từ ngày 1-10 là không cách ly tập trung F1 để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại cơ sở cách ly tập trung, tiết kiệm nguồn lực tài chính cho địa phương và người dân…

Người Trung Quốc sùng bái và thách thức quyền lực

Tô tem của người Trung Quốc là Rồng, mà rồng là sinh vật căn bản không tồn tại, nó chỉ là một vật tượng trưng. Tượng trưng gì thế? Trả lời: Quyền lực!

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, Viện Kiểm sát khu vực Đài Bắc [Đài Loan] tuyên bố Mã Anh Cửu “chứng cứ phạm tội rõ ràng”, sẽ bị khởi tố.[2] Như vậy Mã Anh Cửu trở thành vị lãnh đạo thứ ba của Đài Loan sau khi mãn nhiệm bị khởi tố, tiếp sau Lý Đăng Huy và Trần Thuỷ Biển.

Thế nhưng Đài Loan sau ngày thực hành bầu cử dân chủ chỉ có ba vị lãnh đạo này mãn nhiệm.

Chuyện ấy tuy hiếm nhưng vẫn không đơn độc: ông Tăng Ấm Quyền, nguyên Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong [thuộc Trung Quốc], cũng bị khởi tố, hơn nữa đã bị tuyên án.

Nên biết rằng các vị lãnh đạo kể trên đều do quần chúng nhân dân bầu lên đấy chứ. Dân chúng từng sùng bái và điên cuồng ủng hộ mấy vị ấy như thế, nay sao lại trở mặt với người họ bầu lên?

Thái độ mâu thuẫn như vậy của quần chúng nhân dân đối với quyền lực, lúc thì cực kỳ sùng kính, lúc thì trừng mắt coi khinh, thực ra tồn tại suốt trong lịch sử Trung Quốc.

Lê Đức Anh – Giang Trạch Dân và cuộc họp ‘kiên định con đường XHCN’

TBT Giang Trạch Dân của Trung Quốc ký hiệp định biên giới với những lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô tại Moscow năm 1991. Sau đó, Liên Xô tan rã, gây choáng cho ban lãnh đạo Trung Quốc.

Báo Việt Nam vừa giới thiệu lại lời cố Đại tướng Lê Đức Anh và lãnh đạo Giang Trạch Dân của Trung Quốc hồi 1991 cùng đồng ý ‘bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội’ và sự lãnh đạo của hai đảng cộng sản trong bối cảnh Liên Xô tan rã.

Bài khẳng định tên đại tướng chột cũng như nguyên TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh sau này với Hiệp ước Thành Đô là những kẻ bán nước.

Vĩnh biệt Hùm xám đường số 4 

Cách đây mấy năm, tôi đã mong muốn rằng có một nhà báo nào đó yêu lịch sử sẽ làm một cuộc phỏng vấn ông Đặng Văn Việt. Cuộc phỏng vấn sẽ ở khía cạnh thu thập những thông tin lịch sử một cách chân thực. Và ngay cả khi những thông tin của cuộc phỏng vấn sẽ được tạm chưa công bố vì “thời điểm chưa thích hợp”, thì một cuộc phỏng vấn như vậy vẫn nên làm. Vì ông Đặng Văn Việt thuộc loại duy nhất của thế hệ cũ còn lại cho tới ngày hôm nay. Ông Đặng Văn Việt hẳn là biết rất nhiều chuyện, và ông ấy dường như còn minh mẫn cho tới cuối đời. Tiếc thay, điều đó không thực hiện được. Trung đoàn trưởng Cao Bắc Lạng đã ra đi ở tuổi 102 vào lúc 0h55’ sáng ngày 25 tháng 9 năm 2021 tại bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội…

Chúng tôi rất quí và hiểu Cụ Việt vì PGS Trần Hồng Nhung, nguyên cán bộ Phòng Quang học VVL VHLKH&CNVN là cháu gọi Cụ là bác ruột. 

AUKUS – Điều gì đang xảy ra?       

1. Liên minh AUKUS và viễn ảnh chiến tranh châu Á-Thái Bình Dương

2. Mỹ giăng cái bẫy khủng khiếp với Bắc Kinh: Một nước cờ sai, đại họa ập tới!

Vì nghe theo lời của Hà Nội nên dân chúng Sài Gòn ngắc ngứ? 

(VNTB) – Nếu không có sự bày đầu của quan trên về phương pháp chống dịch, theo lối cóp-py của Trung Quốc, Sài Gòn có thể đã nghe lời các chuyên gia và người dân sớm hơn, và thảm họa đã không xảy ra… 

Đọc báo giấy, mà lần này sau kỳ lockdown Hà Nội hơn 2 tháng mới đến được Viện-Goethe Hà Nội, gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi là bài (xem hình 1) „Soyas Lächeln-Nụ cười của Soyadài cả một trang báo, nói về cái đặc biệt hay, cái mới lạ của blogger trên mạng với những follower mà bất cứ ai cũng có thể gây ra, nhưng các bạn đọc mạng già, trẻ tiếng Anh chắc chắn hiểu rành hơn tôi, nên tôi xin miễn dịch bài báo và bình luận, không dám „múa rìu qua mắt thợ“…  

Nói về thời gian học nghề tại nhà máy VEB Kamera- und Kinowerke Dresden, đầu tiên có lẽ phải nói đó là một nhà máy lớn thời đó của CHDC Đức, như tên gọi là tổ hợp nhiều nhà máy để sản xuất các máy ảnh rất nổi tiếng thời đó có giá từ 500 đến trên 1000 Mác mà thời gian đó giữa Mác Đông và Mác Tây chưa có cách biệt, mà sau này khi thống nhất đã là một ăn bảy để biết „ưu việt“ của chế độ nói chung và chính sách kinh tế nói riêng của CNXH. Tôi nhớ sau này khi làm NCS ở Berlin, buổi tối rỗi tôi hay đến các nhà văn hóa các nước nghe nhạc sống miễn phí, có thường gặp một anh bạn Đức cùng sở thích, mà cuối tuần còn cùng nhau ra các hồ nghỉ cả ngày ngoài ấy, bởi vì khu vực quanh Berlin đầy rừng và hồ. Anh là nhà kinh tế học và đang làm cho một xí nghiệp ở Berlin, thì anh bảo: „Tất cả sáng kiến của chúng tao đều bị cố vấn Nga phản đối cả nên nền kinh tế CHDC Đức đang đứng bên bờ vực thẳm đây“. Đấy mới là giữa những năm 70, nên 1989 CHDC Đức đổ là tất yếu. Cũng hiểu vì sao cố vấn Müller sang giúp cho Phó Thủ tướng Tố Hữu mà kinh tế miền Bắc chỉ kiệt quệ đi so với nền kinh tế SG trong thời đó nở rộ. 

Nhưng cũng phải nói là vào những năm đầu thì kinh tế Đông và Tây Đức chưa khác biệt đến thế, công nhân Đông Đức vẫn mua được máy ảnh, máy quay phim, xe hơi tuy có thua phía kia mà lúc đó vẫn giao thương bình thường. Đến năm sau, 1962, mới xây bức tường Berlin mà ở dưới tôi sẽ kể thêm, chúng tôi chứng kiến cái gì. 

Đến năm cuối, tức 1961-62, chúng tôi đã làm gần như công nhân, là sản xuất và lắp ráp các loại máy trên. Trong 3 năm học nghề, chúng tôi có cả 6 tháng thực tập trên tất cả các loại máy công cụ: máy khoan, máy tiện, máy phay, máy mài… Rồi cả thực tập hàn hơi, hàn điện…, tất cả những kỹ thuật mà ngày nay sinh viên các trường cao đẳng cũng có được học, nhưng phải nhớ đấy là trước đây 60 năm, ở một trường dạy nghề thôi nhé! Lương tháng đã là 120 Mác, ăn ở Trường nội trú thanh niên Mitsos-Paparrikas miễn phí nên khi về nước, chúng tôi mua được xe đạp Diamant, đàn gió Weltmeister mang về là vì sao và „muốn giàu đi Đức“ là vậy.

Còn tại sao tôi học vật lý thì chắc chắn nhờ những năm đầu đời này. Khi đã tiếp xúc với cuộc sống hiện đại như thế, học nghề thì sản xuất những máy móc như thế, sao khác được. Tôi nhớ tôi đi thư viện tìm ngay các cuốn sách lý giải những chuyện đó, dù chỉ là về mặt định tính còn định lượng phải chờ được học ở trường ĐHTHHN mà tôi sẽ kể ở bài sau. Phải nói tôi đã say mê những vấn đề lượng tử, thuyết tương đối, vũ trụ… ngay từ lúc đó. Cũng phải nói cái máy chiếu phim từ sau bài trước tôi đã kể. Còn có cái máy zoom thời gian tôi cũng đã đau đầu bao đêm mà bây giờ thấy nó đơn giản thế, chỉ là chụp hàng ngàn ảnh trong một giây rồi khi chiếu ra thì chỉ 24 ảnh/s nên đã đi vào được mili giây rồi, cái khó là bây giờ điện tử dễ chứ thời trước cơ học phải chế tạo một bộ nhiều gương nhỏ xếp thành hình tròn quay thật nhanh và quay đồng thời với cuộn phim…        

Lại nói thời gian giữa lúc học nghề. Thế là 20 đứa Toán 9 chúng tôi, dù bây giờ đã ở khắp các thành phố CHDC Đức vẫn có 2 tuần gặp nhau do cứ dịp hè đến là Đại sứ quán Việt Nam tại (Đông) Berlin tổ chức trại hè, học chính trị là chính, nghị quyết nọ kia mà cái nào cũng như cái nào, nhắc lại làm chi cho mệt người. Anh em gặp nhau, thay đổi không khí là vui rồi. Ba năm ở đó thì có hai lần, mà hai thành phố Bắc Đức tuy nhỏ nhưng bù lại rất xinh đẹp, hiền hòa nay có chắc chắn có nhiều Việt kiều ở đó minh chứng. Đó là thành phố Schwerin, nay là thủ phủ Bang Mecklenburg-Vorpommern và 100 thành phố lớn thứ hai bang sau thành phố cảng Rostock  mà phần lớn người Việt chúng ta thời đó và sau này đều biết rằng, viện trợ của CHDC Đức cho Việt Nam đều qua hai cảng Rostock Hải Phòng ấy. Schwerin nhỏ nhưng là thành phố cổ tuyệt đẹp với hồ lớn giữa thành phố hệt như Hà Nội, lại có lâu đài cao to ven hồ (xin xem trang đầu trên hình 4) mà thành phố dành Đại sứ quán Việt Nam tổ chức học hè cho học sinh học nghề nước mình ở bên trong đó suốt cả hai tuần, hệt như lãnh chúa thời xưa, bây giờ có nằm mơ cũng không thấy, mà cứ tưởng như nó chưa bao giờ xảy ra, y như một giấc mơ đẹp nào đó trog cuộc đời khá dài của mình dẫu nó là sự thật rành rành. Riêng cá nhân tôi thì lại thêm ấn tượng về khu phố cổ của thành phố này khi sau tuần đầu được đi chơi, tham quan thành phố còn tuần sau dành cho học chính trị chán ngắt với những nghị quyết mà cho đến nay vẫn không thấy thay đổi gì nhiều về nội dung khi hè đó dịch quai bị xảy ra tại Đức và tôi bị dính nên được nằm cả tuần ở bệnh viện thành phố tọa lạc trong khu phố cổ, nên tôi cũng có dịp đi ra ngoài thăm thú dù trên nguyên tắc là nghiêm cấm, nhưng với kẻ quen tự do như tôi thì nào có sá gì.

Đến năm sau, hè 1962 thì chúng tôi đi nghỉ hè đồng thời với việc học chính trị tại thành phố Greifswald. Đây là một thành phố đại học cổ Bắc Đức, cách biển chắc chỉ độ 50km, tuy nhỏ nhưng rộng rãi, không có nhà cửa san sát. Chúng tôi ở hai tuần tại ký túc xá một trường cao đẳng, rộng rãi, cả trường lẫn thành phố đều rất nhiều vườn tược, bãi cỏ rộng rãi nên tôi vẫn giữ ấn tượng rất tốt về thành phố này. Nhưng kỷ niệm chẳng mấy đẹp đẽ lại là sự kiện chính trị. Đấy là ngày 13.06.1962 đáng nhớ, CHDC Đức xây bức tường ngăn Đông và Tây Berlin, nhất là khu Pankow thì nhà san sát mà ngay hôm đó, nhà này thuộc về Đông trong khi nhà ngay bên cạnh hay đối diện đã thuộc về Tây rồi. Bạn đọc xem sách hay phim, chẳng hạn „Goodby Leninđang có trên Youtube thì đã rõ rồi, tôi xin miễn kể lại. Chỉ xin ôn lại là mấy đêm đó chúng tôi không ngủ được bởi vì xe tăng Hồng quân Liên Xô tiếp viện cho việc xây tường chạy ầm ầm suốt đêm qua thành phố Greifswald để đến Berlin, và chắc chắn họ cũng sợ nhân dân Đức nhân dịp này lật đổ chế độ như đã từng xảy ra tại Budapest và ngay cả Berlin năm 1953 cũng vậy. Thế mới thấy, chủ nghĩa cộng sản bị thế giới ghét bỏ từ lâu rồi, chỉ có mấy nước châu Á văn hóa Khổng Tử mới rách việc đến thế. Và người nào (tỉnh mộng) từ bên này tường vượt sang bên kia gọi là „tự chuyển hóa“ hay „diễn biến hòa bình“, ở Berlin là hàng trăm người (sống) và hàng chục người (chết vì bắn tỉa hay mìn gài chân tường). Còn bọn học sinh trường Maxim Gorki Heim chúng tôi không chỉ có Chu Khước, „chiêu hồi“ ở đường biên Quảng trị-Đường 9-Nam Lào những năm 70, mà trước tiên phải kể đến Trương Bình Tâm, có em ruột là T.H. Bình làm Phó Thủ tướng mấy nhiệm kỳ rồi, ra đi từ năm 1957. 

Chuyện này đáng kể lại. 

Tâm sinh 1941 nhưng học sinh Miền Nam tập kết nên học sau tôi một lớp. Năm 1957 thì chưa có bức tường chia Đông và Tây Berlin. Tâm chỉ lấy vé tàu hỏa rồi chuyển metro là đã từ thành phố Dresden đến ngay Tây Berlin rồi. Nhưng đến đó mà chưa kịp chuẩn bị trước, tiêu hết tiền nên sau một tuần quay trở lại trường khai là „Em muốn về Nam chiến đấu“, nên trường đưa về lại Hà Nội ngay. Tâm học Đại học Kinh tế Kế hoạch Hà Nội rồi sau „giải phóng“ về SG làm đến Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu. Năm 1995 khi tôi về nước có dịp gặp anh, anh mời tôi vào nghỉ tại nhà khách Tỉnh ủy mấy ngày rồi thân mật bảo: „Mình muốn giới thiệu cậu là Giám đốc Sở Khoa học-Môi trường thành phố, chức vụ ấy đang khuyết“. Tôi đành phải ngậm ngùi thổ lộ: „Cám ơn bạn, mình có phải đảng viên đâu“. 

Nghe nói Tâm đang ốm liệt giường nhiều năm trong Nam mà chưa khỏi. Số phận „những người tử tế“ sao khốc liệt vậy?                  

Cũng ở Greifswald, Toán 9 chúng tôi gặp gỡ nhau lần cuối cùng ở Đức nên có viết lời tạm biệt cho nhau mà nội dung khá na ná nhau mà ở bài Đoàn Thanh niên Cộng sản ở trên tôi cũng đã dẫn (xin xem hình). Tức là nhắc nhở nhau cố gắng phấn đấu để vào Đoàn, để tiến bộ, để vươn lên…, vượt qua chủ nghĩa cá nhân để đóng góp cho tập thể… mà tôi đưa ra đây mấy câu cuối cùng của bạn Tùng: „…..lúc đó Tùng tin rằng Tâm đã là đoàn viên, là người đồng chí của tao. Hãy vượt mọi khó khăn bằng nghị lực, bằng  nhiệt tình của tuổi trẻ, Tâm nhé“. Ký tên.                         

Còn bạn Miễn thì viết như sau: „Tâm bé bỏng của Toán 9. Toán 9 mình gần nhau và mến nhau. Gặp nhau lần này là lần sum họp linh đình, vui vẻ cuối cùng trên đất Đức. Những ngày chung sống ở Toán 9 Maxim Gorki Heim và những buổi gặp gỡ thế này càng làm cho Toán 9 càng gắn bó nhau hơn. Toán 9 mình đã trưởng thành và sung sức hơn lên trong sự gắn bó ấy và trong tập thể học nghề. Mỗi người trong Toán 9 mình đều hãnh diện với lớp 8B, với từng đóng góp của mình.

Tâm à, Tâm sẽ cố gắng hơn nữa nhé, để cùng đẩy mạnh  bước tiến của Toán 9 mình.

Tâm ơi, hy vọng một ngày gặp gỡ đông đủ lần thứ ba. Toán 9 ta là những đồng chí ưu tú của Đoàn Thanh niên, của Đảng Lao động Việt Nam“.    Ký tên 18/06/1961

Bạn Miễn tôi gặp lần cuối năm 1995 khi tôi đưa bà vợ 2 1/2 đi tuần trăng mật, ở nhà anh Phố Trần Hưng Đạo, SG, có gặp thầy Hưng dạy sinh vật cho bọn tôi hồi ở Dresden ở đấy. Thầy Hưng sau này cũng sang học đại học ở Đức rồi về làm ở Viện khoa học, Tổng công đoàn Việt Nam.  Cũng phải nhắc lại rằng, tại sao tôi ít nhắc các thầy Việt Nam mà chỉ nhắc thầy Đức, có lẽ ngay hồi đó tôi đã trọng các môn khoa học tự nhiên hơn khoa học xã hội, để bây giờ phải trả giá. Miễn gặp may, vì lớn tuổi nên khi học nghề ở Magdeburg xong về nhà, anh làm ở nhà máy thủy tinh Hải Phòng, thành lập gia đình sớm nên không đi học đại học ở Đức nữa, nhưng sau „giải phóng“ về SG, anh được phân nhà mặt tiền Phố Trần Hưng Đạo. Con gái lấy một anh bạn học người Khơ Me sau làm ở Đại sứ quán Cămpuchia rồi về nước làm“quan“ to, anh hay đi Phnôm Pênh, nhưng đời nào ai ngờ, anh mất sớm.

Các bạn gái lớp 8A, tuy cùng lớp nhưng không như bây giờ nên ít tiếp xúc hơn các bạn trai. Tôi lại là đứa bé nhất cả hai lớp nên bài trước có nhắc Thúy Phương như „lá diêu bông“. Còn phải nhắc đến một bạn gái lớp 8A, tuy cũng đã ra đi mấy năm nay, nhưng chính vì thế càng nên nhắc. Đấy là bạn Trần Thị Điềm, có bố là Tổng cục phó Tổng cục Khí tượng Thủy văn, con trai học vật lý ở MGU  hiện cũng có vị trí cao ở Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Bạn Điềm thành lập gia đình với một anh làm GS vật lý tại trường ĐHBKHN, sang họp Hội nghị khoa học ở Malaysia không may bị tai nạn giao thông mà Điềm vẫn nuôi con, vững vàng làm ngành du lịch khá thành công. Tôi bắt đầu đi tour từ 1997 là nhờ Điềm bảo: „Làm khoa học làm gì, ở Việt Nam làm gì có khoa học mà làm, đi tour với tớ đi“. Tôi vào làm ở hãng du lịch Đức-Việt ICS là do Điềm giới thiệu và đã cùng bạn ấy làm hàng chục năm ở đấy. 

Làm du lịch, trong số khá nhiều các bạn trường Maxim Gorki Heim còn phải kể Vũ Việt Nam, lớp 6A, nay vẫn gặp tôi …“trên từng cây số“. Bố bạn từng làm sếp ở VNTTX nên rất quen thân Franz Faber, dịch giả „Kiều“ sang tiếng Đức, còn hơn cả tôi mà bài tới tôi sẽ kể. Cũng đã học Hóa Hợp chất Thiên nhiên ở đại học Martin Luther University Halle Wittenberg rồi về làm ở Viện cùng tên, VHLKH&CNVN nên tôi cũng khá quen thân. Việt Nam có chồng làm cán bộ nghiên cứu Viện Sinh thái Tài nguyên, VHLKH&CNVN, con gái đang định cư ở Đức.        

Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến câu dẫu chẳng phải là tục ngữ, nhưng cũng gần như thế mà tôi mạn phép gọi là tục ngữ Việt Nam thời hiện đại: „Con thầy vợ bạn“, số là vì bà vợ tôi do thầy Quýnh giới thiệu, tuy không phải con mà là cháu, nhưng cũng khá tương đồng. Còn có thêm câu „Văn mình vợ người“ – chỉ có văn mình mới hay, chỉ có vợ bạn mới đẹp, mà tôi gán cho là đồng nghĩa với „Hám của lạ-Begeisterung für das Exotische. Những chuyện liên quan tới vấn đề đó các bài sau sẽ kể, còn lai rai mà. 

Hôm rồi có dịp nói chuyện với Mai Huy Tân, người cùng học cao học với  Châu Thu, lứa Moritzburger chúng tôi nhưng sinh 1946 nên không đủ tuổi học nghề, nên ở lại học phổ thông trong nước, rồi học đại học Nông nghiệp và sau đó sang đại học Martin Luther Unversity  Halle nên mới thành bạn học dù khác  nghề với anh Tân, bạn là con gái Đào Duy Tùng, em trai Đào Duy Anh, có kể với anh Tân như sau: Châu Thu có bạn GS Nông nghiệp người Nhật nhận xét như sau về người Việt ta, vì là ngành nông nghiệp nên họ chỉ nói chuyện đất đai: „Chúng tôi người Nhật kém nên mềm hệt như đất sét, các bạn Việt Nam giỏi nên rắn và quý hệt như kim cương. Đất sét tầm thường, mềm nên gắn kết với nhau, kim cương quý giá, rắn nên chọi nhau. Đúng và vì thế nên… đắng cho người Việt Nam chúng ta quá. Thực là sự thật mất lòng, hay „thuốc đắng đã tật“ cũng thế. Bao giờ cho đến tháng mười để có hoà giải. 

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.

 

Các hình minh họa:

H. 1 Twitter-Avatar Soya, fan mô-tô Nakajima, screenshot từ trang mạng Washingtonpost.com. (Lời bình tiếng Anh dưới ảnh xin miễn dịch) 

H. 2 Toán 9 trường Maxim Gorki Heim gặp nhau tháng năm 1962 ở thành phố Greifswald, chụp trước ký túc xá trường cao đẳng tại thành phố Greifswald. 

H. 3 Sổ tay ghi lời tạm biệt của anh em Toán 9 trường Maxim Gorki Heim.

H. 4 Hai trang trong Sổ tay đó. 

                          


 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)