Việt Nam Thời Báo

VNTB – Máy bay C919 có an toàn?

Nguyễn Đình Ấm 

 

(VNTB) – Nay nếu thêm một loại máy bay Trung Quốc C919 thì tốn kém hơn mà chả có lợi gì.

 

Vừa rồi có tin hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA) sắp mua máy bay chở khách mới sản xuất C919 của Trung Quốc. Mọi người rất lo ngại về sự an toàn của máy bay này. Có chút ít  kiến thức về an toàn hàng không, tôi xin mạo muội vài ý kiến.

Tiêu chuẩn máy bay chở khách nói chung ưu tiên số 1 là an toàn nên chắc chắn tập đoàn chế tạo máy bay Trung Quốc COMAC cũng phải tuân thủ khi sản xuất C919. COMAC không có phát minh gì nhiều trong việc chế tạo máy bay mà hầu hết họ học, nhái theo các mẫu máy bay nổi tiếng trên thế giới. Máy bay chiến đấu thì họ học, nhái các loại máy bay như MIG, SU (Nga) F22, F35 (Mỹ) còn C919 thì y hệt chiếc Airbus 320. Những bộ phận “linh hồn” của máy bay thì được nhập khẩu từ những hãng nổi tiếng khác. C919 cũng đã được bộ Hàng không Trung Quốc cấp chứng nhận an toàn, chỉ thiếu các cơ quan an toàn Hàng không quốc tế và Mỹ, hơn nữa dân Trung Quốc cũng lần đầu đi loại máy bay này.

An toàn của một máy bay phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Ngoài các yếu tố khách quan an toàn hàng không phụ thuộc việc chế tạo, năng lực và sự tuân thủ các quy trình an toàn khi bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành, trình độ quản lý khai thác, an toàn của nhà chức trách hàng không (ở Việt Nam hiện nay là cục HKVN) và hãng hàng không. An toàn hàng không 80% phụ thuộc yếu tố con người, tức: chế độ bảo dưỡng thường xuyên, đột xuất có đúng quy trình, tiêu chuẩn quy định của nhà chế tạo hay không, công nhân làm việc trong các quá trình này có đủ trình độ, kinh nghiệm theo quy định của nhà chế tạo cũng như ICAO (tổ chức hàng không dân dụng quốc tế) quy định hay không, phi công lái máy bay có đủ bằng cấp, kinh nghiệm, có sai sót trong quá trình vận hành máy bay hay không…Xét trên các yếu tố này thì C919 không đến nỗi phải lo lắng quá nhiều về an toàn.

Tuy nhiên, tất cả các yếu tố trên đều phụ thuộc trình độ, kinh nghiệm của nhà chế tạo, nhà chức trách hàng không, hệ thống dịch vụ kỹ thuật. Xét về kinh nghiệm thì C919 cũng như bất cứ máy bay nào mới sản xuất và tham gia thị trường khai thác đều không thể có kinh nghiệm hơn những nhà chế tạo đã sản xuất, vận hành hàng chục, vài chục năm như Boeing và Airbus.Ví dụ nhà chế tạo C919 phải mày mò từng bước, lần đầu đưa ra một quy trình sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác máy bay….Vì vậy an toàn của máy bay mới sản xuất, sử dụng lần đầu không thể so với loại máy bay đã có kinh nghiệm chế tạo, khai thác nhiều năm.

Về mặt kinh tế, C919 đưa ra giá rẻ hơn Airbus 320 từ 20 triệu USD/ chiếc. Thế nhưng hệ thống cung cấp dịch vụ kỹ thuật chưa có ngoài Trung Quốc nên chắc chắn phụ tùng, trang thiết bị ship xa, số lượng sản xuất rất ít nên phải đắt đỏ hơn, đặc biệt khi khai thác thêm một loại máy bay mới thì phải tổ chức một hệ thống quản lý, dịch vụ riêng cho nó nên sẽ tốn kém hơn là dùng máy bay chung với số có sẵn. Các hãng hàng không  giá rẻ trên thế giới ( ở Việt Nam chưa có hàng không giá rẻ đúng nghĩa) để tiết kiệm tối đa nhân lực, phương tiện, trang thiết bị người ta chỉ sử dụng một loại máy bay. Vietnam Airlines từ đầu sử dụng tối đa hai loại máy bay Boeing, Airbus là để tận dụng ưu thế của hai nguồn kỹ thuật, kinh nghiệm khổng lồ đồng thời hưởng giá cạnh tranh. Nay nếu thêm một loại máy bay Trung Quốc thì tốn kém hơn mà chả có lợi gì.

Tuy nhiên, điều đặc biệt lo ngại là vấn đề an ninh quốc gia. Các nước có nền công nghệ “trên tài” Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Ấn Độ… người ta đang từ bỏ điện thoại, camera, 5G, tiktok và cả xe ủi…Trung Quốc

Mong rằng Vietnam Airlines và nhà nước nên nghiên cứu kỹ khi sử dụng máy bay cũng như nhận bất cứ dự án nào của Trung Quốc.


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Buồn cho những thế hệ nhà báo “báo hại” dân

Phan Thanh Hung

VNTB – Nhân quyền xã hội chủ nghĩa là thế…

Do Van Tien

VNTB – Đã rõ: không có chuyện “vô tình”

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.