VNTB – Mỹ chào hàng quân sự với Việt Nam giữa lúc Biển Đông nổi sóng

Ban nhạc lễ của quân đội Việt Nam đã thực hiện bài quốc ca của Hoa Kỳ (Star Spangled Banner) đầy sôi nổi trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter bước vào cuộc đàm phán với Bộ Quốc phòng Việt Nam tại Hà Nội.

Mối quan hệ giữa hai cựu thù ngày càng tốt lên


Ông Carter và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, sau đó đã ký một “tuyên bố Tầm nhìn chung” và hứa hẹn sẽ mở rộng thương mại quốc phòng – bao gồm cả khả năng hợp tác sản xuất – và cộng tác an ninh hàng hải.

“Chúng tôi cam kết làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước”, Carter nói sau buổi lễ. “Chúng tôi đã có một cuộc thảo luận rất sâu, kéo dài hơn một giờ vì có rất nhiều điều chúng tôi muốn làm với nhau.”

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong một cuộc gặp tại Hà Nội vào ngày 1/6/2015. Ảnh: Hoàng Đình Nam / AFP / Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ghé Việt Nam, trong chuyến thăm 10 ngày tại Châu Á – Thái Bình Dương, nó là tín hiệu cho Trung Quốc thấy rằng, việc xây dựng đảo nhân đạo ở Biển Đông đã khiến cho các láng giềng khu vực nghi ngại. Và đây là lần đầu tiên, từ năm 2012, một Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đến Hà Nội, đó dường như đó là một lời nhắc nhở về giới hạn của mối quan hệ Mỹ-Việt Nam.

Những tuyên bố tầm nhìn mới hay việc dở bỏ một phần lệnh cấm vũ khí của Mỹ vẫn trong tình trạng lòng vòng, một phần vì Việt Nam đã quen với vũ khí từ Nga, một phần vì nước này lúng túng trước những thủ tục để được nhận vũ khí từ Lầu Năm Góc.

Tại Washington, việc bán vũ khí cho Việt Nam đã gặp sự phản đối của Human Rights Watch, tổ chức này nói rằng thành tích nhân quyền của Việt Nam “vẫn còn kém.”

Một số thành viên cũ của Bộ Chính trị Việt Nam, những người gọi Mỹ là kẻ thù, hoài nghi về một sự xoay chuyển thực sự trong mối quan hệ. Trong khi đó, Việt Nam vẫn cảnh giác với sự ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu và là nguồn vốn quan trọng của Việt Nam.

“Đây là một phần của hệ thống phức tạp,” Dean Cheng, một chuyên gia về vấn đề châu Á tại Quỹ Heritage ở Washington, DC cho biết.

Cần phải nhắc lại là, sau 20 năm sau khi bình thường hóa quan hệ, di sản của một cuộc chiến lâu dài và cay đắng vẫn ít nhiều còn hiện hữu. 

Rất khó khăn để thoát khỏi quá khứ. Khi người đứng đầu Lầu Năm Góc đến thăm trụ sở hải quân của Việt Nam tại Hải Phòng, một bức chân dung khổng lồ của nhà lãnh đạo cách mạng – Hồ Chí Minh bị che khuất lại. Thành phố Hải Phòng cũng được biết đến nhiều nhất tại Mỹ trong năm 1972, với quyết định của Tổng thống Richard Nixon trong một sự kiện leo thang chiến tranh miền Bắc.

Giàn khoan dầu


Với 42% người dân Việt Nam ở độ tuổi không quá 24, ký ức chiến tranh đang bị lu mờ bởi những lo ngại về Trung Quốc. Mối quan hệ hai nước xấu đi vào năm ngoái, khi một giàn khoan dầu của Trung Quốc xuất hiện tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi bờ biển của Việt Nam.

Khi tàu tuần tra Việt kiềm tiến hành xua đuổi giàn khoan với sự hộ tống của tàu Hải giám Trung Quốc…, thì trong nước, cuộc biểu tình bùng phát thành bạo động, khi người biểu tình tấn công vào các công ty – chủ yếu thuộc sở hữu của Đài Loan.

Một năm sau đó, yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng lên, nước này đã đưa hai khẩu pháo di động đến một rạn san hô khiến lo ngại ngày càng tăng lên.

“Leo thang”


“Có rất nhiều sự ngờ vực đó”, Alex Neill, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết. “Trong Biển Đông sự leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, lớn hơn là Hoa Kỳ và Trung Quốc.”

Mỹ đang tìm cách “cấu trúc khu vực” với quân sự và kinh tế. Đô đốc Harry Harris, chỉ huy của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương, cho biết ông “rất vui mừng” về triển vọng hợp tác giữa Mỹ với lực lượng hải quân Việt Nam.

Một số tàu của Mỹ đã dừng tại cảng Việt Nam. USS Fort Worth, một tàu chiến đấu duyên hải trước đó từng va chạm với một tàu hải quân Trung Quốc tại khu vực biển Đông, đã đến thăm Đà Nẵng vào tháng tư vừa rồi.

Trong chuyến thăm lần này, Carter tuyên bố Mỹ sẽ cung cấp 18 triệu USD để giúp Việt Nam mua hai tàu tuần tra ngoài khơi – Shark.

Bán vũ khí


Các quan chức Mỹ nói rằng đề xuất TPP là điều cần thiết. Các thỏa thuận thương mại, trong đó sẽ dành cho những nước như Việt Nam để tiếp cận rộng hơn vào thị trường Mỹ, nó sẽ giúp ngành công nghiệp may mặc chuyển đổi từ gia công với hoạt động cắt-và-may đơn giản thành hệ sản xuất giá trị cao hơn.

Tuy nhiên, thương mại hai chiều giữa Việt Nam với Trung Quốc (90 tỉ USD) gấp đôi thương mại qua biên giới hàng năm với Mỹ, và hơn 10% đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến từ các công ty Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, cho biết ông có kế hoạch để thúc đẩy việc cho phép việc bán vũ khí nhẹ và các loại vũ khí khác mang tính phòng thủ cho Việt Nam. 

Trong bối cảnh đang diễn ra một cuộc khủng hoảng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Nguồn: Bloomberg

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)