Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nga -Việt và dự thảo hiệp ước hợp tác phòng thủ chung nhằm đối phó với Trung Quốc

Huyền Như dịch (VNTB) Việt Nam đã mua 50 tên lửa hành trình siêu thanh chống tàu và tấn công mặt đất 3M-14E Klub cho hạm đội tàu ngầm SSK lớp Kilo 636.1.

Có hai điều về thỏa thuận này. Một là, Trung Quốc – Nga là đồng minh, nhưng Nga lại đang cung cấp vũ khí tiên tiến cho một nước mà Trung Quốc luôn tìm cách hăm dọa.  Hai là, các tên lửa này sử dụng bởi Việt Nam nhằm chống lại các tàu của Trung Quốc cũng như các mục tiêu đất liền của nước này. Và Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á sở hữu hạm đội tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất.

Theo một nhà phân tích về quốc phòng, các tên lửa này sẽ đánh dấu một ‘sự thay đổi lớn’ trong quá trình hiện đại hóa Hải quân Việt Nam. “Họ đã tạo ra sự răn đe mạnh mẽ hơn nhiều trước sự tính toán chiến lược của Trung Quốc (đối với vấn đề biển Đông)”.

Phương tiện truyền thông Nga mô tả quan hệ thân thiện Việt Nga trong giai đoạn 1965 – 1975

Cụ thể, Trung Quốc đang đẩy nhanh tiến độ làm chủ biển Đông của mình bằng các dự án cải tạo, mở rộng, bê-tông hóa đảo chìm nhằm xây dựng các căn cứ quân sự. Tất nhiên, điều này gặp sự phản ứng dữ dội Philippines và Việt Nam, bởi Trung Quốc đang tiến hành hoạt động quân sự hóa các đảo còn đang tranh chấp chủ quyền.

Sự hiếu chiến và tham vọng của Trung Quốc thúc đẩy Việt Nam và Philippines đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược quân sự. Riêng Việt Nam, nước này năm ngoái đã thông báo sẽ mua một số tàu chiến của Ấn Độ, và bây giờ là tên lửa hành trình tiên tiến từ Nga.

Tên lửa hành trình có khả năng tấn công chính xác ở khoảng cách 300 km (190 dặm). Như vậy, ngoài các thành phố ven biển của Trung Quốc, mục tiêu tiềm năng kế tiếp là các căn cứ hải quân tại Tam Á, nằm trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, cũng như bất kỳ các căn cứ quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trong khu vực ở Biển Đông, [Reuters và Diplomat]

Trung Quốc cáo buộc Việt Nam chơi trò ‘hai mặt’ với Nga, Mỹ

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc:Trung Quốc không muốn đối kháng về lãnh thổ và hàng hải với Việt Nam.

Từ Hà Nội, Đảng cộng sản cầm quyền cũng cùng mong muốn như vậy. Và ngoại giao kịp thời nhằm giảm những căng thẳng ở Biển Đông, để tránh một hiệu ứng bất lợi đến với lợi ích kinh tế, chính trị là điều cần thiết. Việt Nam rõ ràng mong muốn hòa hảo với Trung Quốc hơn.

Mặc dù lãnh đạo bởi đảng cộng sản, nhưng Trung Quốc và Việt Nam lại thiếu tin cậy lẫn nhau về mặt chính trị. Cả hai quốc gia có những vết chàm về mặt lịch sử, nhưng mấu chốt của sự mất long tin hiện nay liên quan đến tranh chấp chủ quyền. …

Hà Nội đang chơi trò “hai mặt” với Nga, Mỹ – và như thế, sẽ không có ai có thể chống lưng giúp nước này, cuối cùng, tự đặt mình vào thế nguy hiểm.


Rõ ràng, điều đó càng khiến Trung Quốc không thích mối quan hệ được cải thiện giữa Nga – Việt Nam. Trung Quốc từng cáo buộc Nga muốn thiết lập một căn cứ ở Việt Nam (Cam Ranh). Năm 2012, Trung Quốc gọi là mối quan hệ này là “bất chính”. Mặc dù vậy, mối quan hệ Việt Nam-Nga cũng không thể ngăn chặn sự tăng cường quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. [Global Times (Beijing) và Jamestown.]

Nga và Việt Nam đồng ý dự thảo hiệp ước hợp tác phòng thủ chung để đối phó với Trung Quốc
Trong chuyến thăm vào đầu tháng tư của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đến Hà Nội, hai nước đã phê duyệt một dự thảo hiệp ước hợp tác quân sự, chính thức hóa hợp tác quốc phòng song phương. Mặc dù không đề cập Trung Quốc trực tiếp trong hiệp ước, nhưng rõ ràng, Trung Quốc chính là đối tượng bị hướng tới.

Nhìn về lịch sử, đây là một sự kiện logic. Khi bản thân Nga và Việt Nam đã có một mối quan hệ gần gũi trong nhiều thập kỷ, vũ khí của Nga đã giúp Việt Nam giành chiến thắng trong chiến tranh với Hoa Kỳ. Mặt khác, Nga và Trung Quốc lại có nhiều thế kỷ diễn ra tranh chấp, chiến tranh, khủng hoảng – giống như giữa Việt Nam – Trung Quốc. Trong thực tế, Nga và Trung Quốc đã gần như có chiến tranh trong những năm 1960, tương tự như quan hệ Việt Nam và Trung Quốc thực sự có chiến tranh vào những năm cuối thập niên 1970.
 

Nga và Trung Quốc là đồng minh tự nhiên được thúc đẩy bởi yếu tố chính trị và kinh tế giữa hai nước. Như cách mà Nga và Trung Quốc ủng hộ lẫn nhau trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Nhưng đó là câu chuyện trước đó, bởi thời gian gần đây, Nga gần đây đã ký một thỏa thuận năng lượng lớn với Trung Quốc để giúp vực dậy nền kinh tế nước này, khi Nga đối mặt với giá dầu thấp và lệnh trừng phạt của phương Tây. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã chỉ ra rằng, thỏa thuận năng lượng này là một động thái tuyệt vọng của Nga, trong đó đã buộc phải đồng ý bán dầu và khí đốt cho Trung Quốc ở mức giá thấp nhất có thể. Vì vậy, thay vì là đồng minh tự nhiên, Nga tuyệt vọng phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thỏa thuận phòng thủ chung giữa Nga với Việt Nam dường như là một nỗ lực tạo đối trọng trước sự ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực, cũng như sự phụ thuộc kinh tế của Nga vào Trung Quốc. [Jamestown và Việt Nam Net và Russia Beyond the Headlines.]

Mỹ yêu cầu sử dụng các căn cứ quân sự Philippines

Hoa Kỳ đã yêu cầu sử dụng đến tám căn cứ quân sự ở Philippines để tập hợp quân, máy bay và tàu thủy, nhằm chống quá trình quân sự hóa nhanh chóng của Trung Quốc ở Biển Đông. Chúng bao gồm các căn cứ ở Subic và Clark, những nơi mà Philippines từng đòi Mỹ phải rút vào năm 1992. [Reuters]

Nguồn: JOHN J. XENAKIS: WORLD VIEW: RUSSIA AND VIETNAM AGREE TO MUTUAL DEFENSE COOPERATION PACT TO COUNTER CHINA

Tin bài liên quan:

VNTB – Hỏi người Việt Nam về chiến tranh: đó là Trung Quốc, không phải Mỹ

Phan Thanh Hung

VNTB – Mỹ công bố ưu tiên chi tiêu quốc phòng: chống Nga và Trung Quốc

Phan Thanh Hung

VNTB – Biếm họa chủ nhật: Bầy chim cánh cụt

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo