Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ngân Hàng Thế Giới khuyến cáo Việt Nam phải chú trọng hoạt động vì khí hậu

(VNTB) –  Để thực hiện tham vọng kinh tế của Việt Nam, cần phải có các hoạt động về khí hậu 

 

Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, nhưng thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra là một trở ngại nghiêm trọng cho mục tiêu này. Hành động vì khí hậu — vừa thích ứng với các tác động của khí hậu vừa giảm thiểu phát thải làm tăng tốc độ biến đổi khí hậu — cần được đặt lên hàng đầu và là trung tâm trong chiến lược phát triển của Việt Nam.

Khi coi hoạt động vì môi trường là một phần không thể thiếu trong một chiến lược phát triển khả thi, giống như các quốc gia khác, Việt Nam có thể đặt câu hỏi là liệu việc theo đuổi tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường có tương thích với nhau hay không. Xét cho cùng, tăng trưởng kinh tế đã được ưu tiên hơn bảo vệ môi trường trong nhiều trường hợp phát triển trước đây. Tuy nhiên, bằng chứng đáng kể cho thấy rằng khi vốn tự nhiên bị tổn hại đáng kể, hoạt động khí hậu trở thành điều kiện tiên quyết cho bất kỳ chiến lược tăng trưởng nào. Việt Nam, giống như các quốc gia khác, nên coi tăng trưởng kinh tế và quản lý môi trường phải cùng tồn tại.

Việt Nam có  địa lý tương tự như Bangladesh – một quốc gia nằm ở vùng trũng thấp, tiếp giáp với một vùng nước lớn –  nên Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị lũ lụt nhất thế giới. Những bộ phận  quan trọng trong hoạt động kinh tế của Việt Nam đã và đang gặp rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu. Trong báo cáo về khí hậu và phát triển quốc gia, Ngân hàng Thế giới ước tính biến đổi khí hậu gây thiệt hại cho Việt Nam khoảng 3,2% GDP vào năm 2020 và có thể lên đến từ 12% đến 14,5% GDP vào năm 2050 nếu không có hành động phối hợp về khí hậu. Điều này cho thấy rõ ràng Việt Nam phải ưu tiên thích ứng khí hậu như làm kè ven biển, phân vùng dân cư và kinh doanh, trang bị thêm và củng cố cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng hệ thống thoát nước tốt hơn.

Kiểm soát khí thải cũng rất quan trọng, mặc dù Việt Nam hiện không phải là nước sản xuất nhiều khí nhà kính (GHG) nhất thế giới. Việt Nam hiện chỉ chiếm 0,8% tổng lượng phát thải của thế giới, nhưng Việt Nam lại là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính tính theo đầu người tăng nhanh nhất trên toàn thế giới. Trong giai đoạn 2000-2015, lượng phát thải khí nhà kính tăng gần gấp bốn lần. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến những nỗ lực hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu, mà còn đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam vì lượng khí thải đang dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí ở mức độ độc hại, đặc biệt là ở Hà Nội, gây tổn hại đến sức khỏe và năng suất.

Hơn nữa, sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng có thể hạn chế khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam vào thời điểm các cường quốc đang xem xét việc  đánh thuế cường độ carbon trên  hàng nhập khẩu. Với giá 1,6 kg CO2/USD, cường độ carbon trong hàng xuất khẩu của Việt Nam thuộc hàng cao nhất trong khu vực ( trong khi Trung Quốc chưa bằng một nửa).

Việt Nam có thể thực hiện nhiều bước giảm phát thải và thích ứng với tác động biến đổi khí hậu và là phần nào  tiếp cận phát triển hợp lý. Một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng Thế giới, “Thúc đẩy tăng trưởng sạch, xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam,” ước tính chi phí suy thoái môi trường dựa trên phúc lợi hiện ở mức 10% GDP ở Việt Nam. Hầu hết các chỉ số môi trường cho thấy xu hướng tiêu cực và cơ chế chính sách môi trường hiện tại có thể gây  thiệt hại nhiều hơn thế. Chất lượng nước suy giảm, mức độ ô nhiễm không khí ngày càng cao và nghiêm trọng ở các thành phố lớn, suy thoái chất lượng đất và rừng, và mất đa dạng sinh học đều là những vấn đề đáng quan tâm. Những áp lực này khó có thể giảm bớt trong những thập niên tới nếu không có sự thay đổi về chính sách.

Khi các quốc gia trên thế giới tập trung vào áp lực liên quan đến biến đổi khí hậu, cần phải có một cái nhìn mới về cách đo lường tiến độ. Phân tích kinh tế chính thống có xu hướng tập trung vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) như một chỉ báo về mức tăng mức sống nhưng đã đánh giá thấp tác động của rủi ro khí hậu gia đang tăng nhanh chóng. Cách tiếp cận này có thể phản tác dụng vì đã bỏ qua cái giá của tác động lan tỏa tiêu cực từ các hoạt động kinh tế—như khí thải carbon và phá rừng—mà cuối cùng làm giảm sản phẩm quốc nội ròng. Quan niệm sai lầm của một số người ra quyết định rằng hoạt động khí hậu làm giảm tăng trưởng kinh tế bền vững cần nhường chỗ cho sự thừa nhận toàn bộ lợi ích của đầu tư khí hậu.

Khi Việt Nam giải quyết các thách thức thúc đẩy tăng trưởng nhanh, toàn diện và bền vững, việc tối ưu hóa những thành quả đó có nghĩa là xây dựng khả năng chống chịu trước các cú sốc khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính cũng là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự phát triển. Việt Nam đã thực hiện một số bước bao gồm cam kết mạnh mẽ đạt mức phát thải GHG thuần bằng 0 vào năm 2050 với Kế hoạch Phát triển Điện và Đóng góp Toàn quốc đầy tham vọng. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững với các mục tiêu chính liên quan nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Thách thức bây giờ sẽ là biến những điều này thành hành động thực. Ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu nên là một phần không thể thiếu trong các kế hoạch đầu tư của quốc gia.


____________

Nguồn: World Bank – To fulfil Vietnam’s economic ambitions, climate action is essential.


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Cảnh báo thiếu hụt điện nhưng lại từ chối điện do tư nhân sản xuất

Do Van Tien

VNTB – Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Chiến dịch ‘Đốt lò’ đang biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc

Do Van Tien

1 comment

Nguyễn Tuấn Anh 14.06.2023 8:46 at 20:46

Nhất quận công, nhì ngoài đồng . Nhất là lúc trăng thanh gió mát . Khí hậu Việt Nam ôn hòa & có học, hổng phải thứ vô học cực đoan . Cứ từ từ rùi khoai cũng nhừ, hổng nên nóng vội

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.