Khánh Hòa
(VNTB) – Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Trường – cựu thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí, theo Điều 219 Bộ luật hình sự 2015.
Ngoài ông Nguyễn Hồng Trường, Cơ quan điều tra còn áp dụng biện pháp tố tụng với Nguyễn Chí Thành – quyền vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải (GTVT), ông Đinh La Thăng và ông Lê Trung Cường, chuyên viên Vụ Tài chính, Bộ GTVT. Các bị can này bị bắt để điều tra vì liên quan đến vụ án sai phạm đấu thầu cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Ông Nguyễn Hồng Trường thời gian là thứ trưởng Bộ GTVT, được biết đến là người chuyên trả lời báo chí về các vụ việc liên quan đến dự án BOT đường bộ. Ông Nguyễn Hồng Trường từng nằm trong nghi vấn liên quan lợi ích nhóm các dự án BOT đường bộ.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường từng giải thích về chuyện “chỉ định thầu” trong 27 dự án BOT đường bộ như sau (trích văn bản, đăng trên trang web Bộ GTVT, ngày 31/3/2017):
“Việc lựa chọn nhà đầu tư, trước đây Bộ GTVT thực hiện theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, sau đến Nghị định 78/2007/NĐ-CP và hiện nay là theo Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Trước đây, theo Nghị định 78, việc lựa chọn nhà đầu tư căn cứ vào đề xuất của nhà đầu tư, vì bối cảnh lúc đó chúng ta rất thiết tha đầu tư BOT nhưng hầu như không có nhà đầu tư nào ngỏ ý muốn tham gia. Nghị định 78 cho phép nhà đầu tư đề xuất dự án và sau đó cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ GTVT hoặc Tổng cục Đường bộ) sẽ căn cứ vào đề xuất đó, xem xét năng lực của nhà đầu tư và dự án không có sự tranh chấp thì sẽ giao cho nhà đầu tư đó thực hiện.
Sang đến Nghị định 108 cho phép công bố danh mục dự án và kêu gọi các nhà đầu tư. Theo quy định, nếu 1 dự án có 2 nhà đầu tư trở lên thì đấu thầu.
Giai đoạn 2013-2015, Bộ GTVT đã đăng tải trên 40 dự án BOT và kêu gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư đăng ký ít hơn số lượng dự án, dẫn đến việc Bộ GTVT không có sự lựa chọn đấu thầu, mà chỉ có 1 nhà thầu, cũng tương đương chỉ định thầu.
Với hoàn cảnh trên, Bộ GTVT không có sự lựa chọn, mà chỉ đánh giá nhà đầu tư đó có đủ năng lực để làm dự án BOT không, dựa trên năng lực thi công (ngành nghề kinh doanh), năng lực tài chính (bảo đảm có 10-15% vốn chủ sở hữu và ít nhất 1 ngân hàng đồng ý cấp vốn) thì Bộ sẽ cho thực hiện dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu thì Bộ GTVT sẽ dừng dự án và thay đổi nhà đầu tư, như đã từng làm với Dự án Phước Tượng-Phú Gia. Thực tế, trong quá trình thẩm định cũng rất nhiều nhà đầu tư bị loại chứ không phải nhà đầu tư nào cũng làm được, kể cả những nhà đầu tư đã từng làm rồi”.
Giải thích thắc mắc có không ít trạm thu phí cho dự án này nhưng lại đặt trên tuyến đường khác, dẫn đến tình trạng người dân không đi trên đường nhưng vẫn phải trả phí, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường biện luận:
“Thực tế, có những dự án, để tăng tính kết nối, Chính phủ đồng ý cho Bộ GTVT đầu tư thêm một số tuyến đường kết nối như các cầu vượt qua các tuyến quốc lộ, hay đường kết nối giữa tuyến Trung ương và đường địa phương cũng đưa vào chi phí của cả dự án. Tuy nhiên, hầu hết những dự án này đều gặp phản ứng của người dân.
Trong khi đó, trước khi đặt trạm thu phí và đưa ra phương án tài chính đều có thỏa thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và chính quyền địa phương, đó là văn bản pháp lý cao nhất để đưa ra việc thu phí. Tuy nhiên, qua giám sát của đoàn Quốc hội vừa rồi, việc thỏa thuận này mới dừng ở cấp HĐND, UBND, còn việc lấy ý kiến của người dân hầu như không có. Địa phương thì mong muốn có đường, muốn có dự án BOT chạy qua để thúc đẩy kinh tế. Địa phương phải chịu trách nhiệm với người dân về quyết định này, nhưng thực tế thì chính địa phương cũng không giải thích nổi.
Mặt khác, hiện chúng ta sử dụng hình thức thu phí hở, tức là cứ đi qua trạm thu phí là phải trả phí, chứ không thu phí kín như cao tốc. Người dân đi 1 km cũng phải trả tiền như đi 30 km. Biết rằng không công bằng, nhưng trong bối cảnh ngân sách Nhà nước eo hẹp thì việc người dân đồng thuận, chung tay đóng góp làm đường, thúc đẩy kinh tế là điều chúng ta mong muốn”.
Liệu có phải ông Nguyễn Hồng Trường trong giai đoạn là Thứ trưởng Bộ GTVT còn liên quan đến các lợi ích nhóm trong dự án BOT đường bộ, trong đó có dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương vừa được khởi tố?
Ông Nguyễn Hồng Trường khi làm Thứ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định công nhận Công ty Yên Khánh trúng đấu giá thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Ngày 14-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Trường (62 tuổi, quê Nghệ An), người đã bị xóa tư cách nguyên thứ trưởng Bộ GTVT, nguyên Chủ tịch hội đồng bán đấu giá quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương, về tội Vi phạm quy định về sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo điều 219 bộ luật Hình sự 2015.
***
[ads_color_box color_background=”#f0e4e4″ color_text=”#444″]
Phí đường bộ Việt Nam thấp hơn so với các nước ở Đông Nam Á?
Trả lời trên Thông Tấn Xã Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường từng lập luận như sau cho kết luận “phí đường bộ Việt Nam thấp hơn so với các nước ở Đông Nam Á”, và ông ‘có công’ chứ không phải là tội đồ về BOT đường bộ mà công luận ngờ vực:
“Bộ GTVT đã tham khảo mức phí các nước ở Đông Nam Á có Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Myanmar. Các nước cũng như Việt Nam xây dựng lộ trình thu phí 20-25 năm, nhưng ở đây có thể nói là so sánh tương đối chứ không phải tuyệt đối.
Nếu so sánh tuyệt đối, phải tính đến các mức thu nhập, nhưng Việt Nam hiện nay vẫn đang ở mức thu nhập trung bình thấp so với các nước. Nếu so thu nhập là thua nhưng nếu so con số tuyệt đối giữa các mức thu phí thì Việt Nam thấp.
Ví dụ, Việt Nam thu 2.000 đồng/km, nhưng thu nhập xấp xỉ 3.000 USD/năm, Thái Lan thu 3.000 đồng/km, nhưng thu nhập tới 10.000 USD/năm (cao gấp 3 lần) thì chứng tỏ mức phí Thái Lan vẫn rẻ hơn, nhưng nếu tính trên km thì vẫn cao hơn nước ta.
Hay đơn cử, khi lập đề án cao tốc Nội Bài-Lào Cai, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra mức phí 0,5 USD/km (11.000 đồng/km) thì mới cho vay vốn nhưng người dân sao chịu nổi.
Bộ GTVT đưa xuống mức 0,1 USD (2.000 đồng/km) nhưng nếu thế không thể hoàn vốn được vì cho vay lại chứ không viện trợ theo dạng ưu đãi. Nếu vay thì phải thu mới trả được nợ. Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ phải lấy mức phí 0,1USD, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần vào mức đầu tư như giải phóng mặt bằng, tái định cư, quản lý dự án, thiết kế đồng thời cấp phát cho VEC một nửa vốn và vay một nửa từ ngân hàng mới đưa về giá 2.000 đồng/km và được chấp nhận.
Nếu số tiền 1,2 tỷ USD đầu tư tuyến đường mà thu 0,1 USD/km thì bao giờ mới trả nợ xong. Những số liệu này Bộ GTVT phải tính toán vì có các đơn vị khác cũng kiểm tra, thẩm tra.
Do đó, nếu so sánh mức phí thu theo tổng thu nhập thì chưa chắc rẻ hơn, nhưng nếu nói con số tuyệt đối thì mình rẻ hơn vì đây là đang nhắc đến tổng thể”.
3 comments
Ôi! Chữ nghĩa, lý giải tù mù…
Khi quan tham trả giá ?
Hai thằng này ăn ngon mặc đẹp, quyền to nhiều,bây giờ nếm tí cơm tù cho biết đủ