Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nguyên tắc “nghĩ khác” trong đổi mới

TS. Phạm Đình Bá

 

Góp ý đổi mới

 

(VNTB) – Bất đồng ý kiến là căn bản của đổi mới.

 

Tôi ở xa đọc bài của ông đại biểu quốc hội Trần Văn về đại hội đảng XIII trên báo Nhân dân.(1) Tôi cố gắng để hiểu bài dài của ông với nhiều từ tôi không hiểu. Ông dùng nhiều chữ to lắm, thí dụ như cái tựa là “Kỳ vọng vào thể chế hóa, pháp điển hóa văn kiện của Đảng”, đúng theo cung cách làm việc của đảng, nói to và nhiều nhưng không nói gì cả.

Theo bài báo thì đại hội đã phát thảo chính sách 10 năm 2021 – 2030 với tầm nhìn tới năm 2045, bao gồm 1) phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, 2) xác định vai trò quan trọng của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển lực lượng sản xuất, và 3) phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng nhiều chính sách to khác. Ông Văn có thể là đại diện cho 483 đại biểu quốc hội mà hầu như họ có đồng thuận cao, nhất là về nói lại chính sách của đảng.

Tôi xin đóng vai người bất đồng với quan điểm mà ông Văn nêu lên cũng như chính sách 10 năm của đảng. Bất đồng ý kiến là căn bản của đổi mới. Ông chủ hãng Apple lúc còn sống, Steve Jobs nêu cao nguyên tắc “nghĩ khác” (think different) như sau – “Đây cho kẻ bị coi là điên rồ. Kẻ không theo khuôn khổ. Kẻ nổi loạn. Những kẻ gây rối. Các chốt tròn trong lỗ vuông. Những người nghĩ khác. Họ không thích các quy tắc. Và họ không có sự tôn trọng đối với thể chế. Bạn có thể chỉ trích họ, không đồng ý với họ, nói tốt hoặc phỉ báng họ. Về điều duy nhất bạn không thể làm là không chú ý đến họ. Bởi vì họ thay đổi mọi thứ. Họ đẩy loài người về phía trước. Và trong khi một số có thể coi họ là những kẻ điên rồ, chúng ta lại thấy thiên tài nơi họ. Bởi vì những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, chính là những người thay đổi thế giới”.(2) Những người điên rồ này là ai? Họ có trong chúng ta không?  

Tôi muốn trì hoãn câu trả lời cho những câu hỏi này cho đến khi chúng ta cùng nhau xem xét một số chính sách do đại hội đảng XIII nêu ra và áp dụng nguyên tắc nghĩ khác lên các chính sách này. 

 

Chính sách của đảng về phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:

Chính sách này đã có từ 1986. Đảng coi nó như là kim chỉ nam cho việc tồn tại của đảng nhưng dân thì lãnh đủ những hệ quả kinh tế và xã hội của chính sách kinh tế này. Lấy ví dụ năm 1985, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người không cách biệt xa lắm giữa Việt Nam và Hàn Quốc (tính theo tiền đô Mỹ năm 2019). Đảng phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dẫn dân đến nơi nào? Dân Hàn cải thiện đời sống đến mức độ thu nhập trung bình giống như đời sống của dân ở các nước tiến bộ ở châu Âu (hình, dữ liệu từ Ngân hàng thế giới).(3) 

Ông Trần Văn nói – Chúng ta vừa thực hiện cơ chế thị trường đầy đủ nhưng định hướng XHCN chính là để xây dựng một xã hội Việt Nam hạnh phúc như ham muốn tột bậc của Bác Hồ kính yêu ngày đầu lập nước: “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.(1)

Tôi xin bạn đọc góp ý thử xem đảng và ông đại biểu Trần Văn nói đúng hay là dữ liệu của ngân hàng thế giới phản ánh đúng tiến trình phát triển kinh tế ở Việt Nam và Hàn Quốc. Cụ thể là phát triển kinh tế theo kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đưa chúng ta đến đâu? Đảng có trách nhiệm gì trước toàn dân? Các đại biểu quốc hội là “đại biểu” của đảng hay của dân?

 

Đảng xác định vai trò quan trọng của khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển lực lượng sản xuất:

Vai trò của khoa học và sáng tạo không chỉ duy nhất để phát triển công nghệ và phát triển lực lượng sản xuất. Bây giờ là thế kỷ 21, tôi không chỉ muốn đi làm công nghệ và trở thành công cụ trong lực lượng sản xuất. Tôi muốn lựa chọn tập trung vào tầm quan trọng đạo đức của khả năng đạt được cuộc sống cá nhân mà tôi có lý do để coi trọng.

Điều 27 của Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền quy định rằng “mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, thưởng thức nghệ thuật và chia sẻ tiến bộ khoa học và các lợi ích của nó”. Các quyền con người khác, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin và quyền được giáo dục, là chìa khóa để sống đẹp. Tôi không sống để làm công nghệ và sản xuất. Tôi nghĩ các bạn trẻ cũng không muốn lớn lên để chỉ đi sản xuất. Đảng dù muốn kìm hãm và củng cố vị trí bóc lột dài dài, nhưng những người trẻ và những người quay đầu trở lại thì nghĩ khác.

Hàng hóa xã hội có thể được coi là một hành động cung cấp một số loại lợi ích cho dân. Thí dụ, nước sạch, nhà nước sạch, giáo dục và y tế đều là những ví dụ điển hình về hàng hóa xã hội. Tuy nhiên, những đổi mới về phương tiện truyền thông và sự bùng nổ của cộng đồng trực tuyến đã tạo thêm ý nghĩa mới cho thuật ngữ hàng hóa xã hội. Lợi ích xã hội hiện nay là về việc các công dân toàn cầu đoàn kết để khai phá tiềm năng của các cá nhân, công nghệ và sự hợp tác để tạo ra tác động xã hội tích cực.

Ngày nay, lợi ích xã hội là khiến mọi người tham gia vào các hành động vì lợi ích xã hội, thường là bằng cách khai thác sức mạnh của công nghệ và phương tiện truyền thông xã hội. Đó là về sự tương tác, khả năng chia sẻ và mang mọi người lại với nhau để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn. Đã qua rồi cái thời mà đảng là tổ chức duy nhất có khả năng và nguồn lực để áp đặt trật tự xã hội. Tự do cá nhân và tôn trọng các quyền căn bản của dân là căn bản cho sản xuất và dịch vụ dựa trên các hoạt động thâm dụng tri thức góp phần thúc đẩy tốc độ tiến bộ khoa học và công nghệ. 

Cũng xin nhấn mạnh là kiến ​​thức khoa học phải được sở hữu và khai thác bởi cá nhân và phải được hưởng lợi cá nhân. Công lý chỉ đạt được khi cá nhân có thể tiếp cận một cách công bằng và hưởng lợi từ kiến ​​thức khoa học. Tập trung mạnh mẽ vào cá nhân cũng là nền tảng cho quan điểm là công lý không chỉ đòi hỏi sự phân phối kiến ​​thức, sở hữu và được tiêu dùng như bất kỳ hàng hóa xã hội nào khác, nhưng sự tham gia bình đẳng của cá nhân vào quá trình tạo ra kiến thức. Điều này đòi hỏi xây nguồn nhân lực mới dựa trên các quyền căn bản của dân, như tự do tư tưởng, tự do biểu đạt, tự do viết blog, tự do lập hội, tự do ứng cử, tự do bầu cử, tự do biểu tình và các quyền tự do góp phần vào làm đẹp đời sống cho mỗi và mọi người.  

Chính sách của đảng về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao không phải là điều quan trọng duy nhất. Trọng tâm phải là các con đường cá nhân để phát triển cá nhân, nghĩa là, vào các quyết định hoặc hành động mà một cá nhân có thể thực hiện để phát triển. Tuy nhiên, một chính phủ và xã hội hoạt động tốt, với đủ nguồn lực vật chất, tất nhiên cũng rất quan trọng trong việc duy trì các con đường nhằm thúc đẩy sự phát triển của cá nhân. Một chính phủ hiệu quả, một hệ thống tài chính hoạt động tốt, không có tham nhũng và sự ổn định của xã hội đều quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình, việc làm, giáo dục và cộng đồng tôn giáo trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá nhân.

Hãy bắt đầu với gia đình. Mặc dù không phổ biến, nhưng đại đa số trẻ em lớn lên trong một số kiểu gia đình. Do đó, tham gia vào cuộc sống gia đình là một trải nghiệm rất phổ biến. Những ảnh hưởng của cuộc sống gia đình và hôn nhân là rất sâu sắc trong việc phát triển cá nhân. Việc làm đã được phát hiện có tác động đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe tinh thần tốt hơn và ít nhập viện hơn, ngay cả đối với những người có vấn đề về sức khỏe.

Một số hình thức giáo dục là một hiện tượng gần như phổ biến, nhưng mức độ khác nhau đáng kể giữa mọi người. Có bằng chứng hợp lý cho thấy trình độ học vấn có liên quan lâu dài với mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong cuộc sống. Khoảng 84% dân số thế giới cho biết họ theo tôn giáo. Sự tham gia không chỉ là đáng kể, mà hiện nay có bằng chứng khá tốt cho thấy việc tham gia vào cộng đồng tôn giáo có liên quan lâu dài với các lĩnh vực phát triển khác nhau, chẳng hạn như sức khỏe tốt hơn và cuộc sống tốt đẹp.

Tạm kết:

Tôi xin lặp lại đoạn đầu ở trên “Những người đủ điên rồ để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới, chính là những người thay đổi thế giới”. Những người điên rồ này là ai? Họ có trong chúng ta không? Theo cách tôi học được, họ là những tù nhân lương tâm – Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lê Anh Hùng, Nguyễn Anh Tuấn và hàng ngàn người khác…

Những người tôi liệt kê này chỉ giới hạn bởi trí nhỏ hạn hẹp của tôi. Nhưng nguyên tắc “nghĩ khác” là cần thiết cho đổi mới bởi vì chúng ta có thể dùng nó để phân tích nhiều điều mà các đại biểu quốc hội như ông Trần Văn cần làm nhưng họ từ chối không làm.

_____________

Nguồn: 

Số 1. https://nhandan.com.vn/thoi-su-chinh-tri/ky-vong-vao-the-che-hoa-phap-dien-hoa-van-kien-cua-dang-633565/

Số 2. https://andrewamj.com/steve-jobs-on-think-different-apples-best-advertising-campaign/

Số 3. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.CD


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Bạn ơi, cách mạng dân oan là gì?

Do Van Tien

VNTB – Tại sao thiếu xăng?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Chính phủ lúng túng trong quản trị tài chính?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo