(VNTB) – Vụ bắt giữ có thể gây rắc rối cho xuất khẩu quốc phòng của Israel sang Việt Nam.
Xuất khẩu an ninh quốc phòng của Israel sang Việt Nam đã tăng mạnh trong những năm gần đây nhưng hiện có thể phải đối mặt với những khó khăn sau khi lệnh bắt giữ đối với một phụ nữ trung gian quan trọng trong các thỏa thuận được tiến hành gần đây.
Cuối tuần trước, Hà Nội đã tiến hành khám xét căn hộ của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn – là người chủ chốt thúc đẩy và môi giới các giao dịch vũ khí giữa Israel và Việt Nam trong thập niên qua – đồng thời ban hành lệnh bắt vắng mặt, cáo buộc bà Nhàn gian lận và vi phạm lòng tin. Bà Nhàn đã sang châu Âu trước khi vụ việc xảy ra.
Trong 15 năm qua, với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam trở thành thị trường quan trọng cho các ngành công nghiệp an ninh của Israel. Hai nước đã ký một thỏa thuận bảo mật vào năm 2011 giúp củng cố mối quan hệ an ninh, và một phái đoàn cấp cao của Israel đã đến thăm Việt Nam khoảng ba năm rưỡi trước. Trong 10 năm qua, Lực lượng Quốc phòng Israel và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã cử tùy viên quân sự và đại diện bán hàng đến làm việc tại Đại sứ quán Israel ở Hà Nội.
Các thỏa thuận đạt được có giá trị hơn 1 tỷ USD, và một trong những thỏa thuận lớn nhất hiện nay là bán vệ tinh gián điệp “Ofek” (Horizon) do Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất cho tình báo quân sự Việt Nam. Thỏa thuận trực tiếp với Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ mang lại khoảng 550 triệu đô la. Vài tháng trước, một phái đoàn của IAI đã ký một thỏa thuận về phần kỹ thuật nhưng chưa đạt thoả thuận về tài chính. Tập đoàn Thales có trụ sở tại Pháp đang cạnh tranh với IAI về hợp đồng vệ tinh và đã cố hết sức để giành được hợp đồng này.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã sang Châu Âu hơn một năm trước và hiện bị nghi ngờ gian lận, vi phạm lòng tin và gian lận giá thầu thiết bị y tế trị giá khoảng 7 triệu đô la.
Tuy nhiên, một nguồn tin Việt Nam quen thuộc với tình hình cho biết lý do thực sự khiến bà Nhàn bị bắt giữ là do tham dự vào các thỏa thuận quân sự. Nguồn tin nhấn mạnh rằng một lý do cho việc bắt giữ là tranh giành quyền lực ở Việt Nam giữa thủ tướng đương nhiệm, Phạm Minh Chính, Tổng bí thư Đảng Cộng sản sắp từ chức Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhà từng được coi là rất thân cận với thủ tướng.
Một loạt các vụ mua bán vũ khí
Thỏa thuận vũ khí lớn nhất giữa hai nước cho đến nay có trị giá hơn nửa tỷ đô la được thực hiện năm năm trước, khi Rafael Advanced Defense Systems bán ba hệ thống phòng không di động – tên lửa đất-đối-không Spyder. Công ty Israel hoạt động lâu nhất ở Việt Nam là công ty Verint. Verint bắt đầu bán các thiết bị nghe lén và tình báo cho lực lượng an ninh Việt Nam khoảng 20 năm trước có trị giá khoảng 30 triệu đô la.
Trong các thỏa thuận khác gần đây, IAI bán kiến thức về nâng cấp xe tăng và tên lửa với giá hàng chục triệu đô la; công ty tình báo mạng Cellebrite đã ký hợp đồng với Bộ Công an Việt Nam trong một thoả thuận khác; và chủ sở hữu của Israel Weapons Industries, Samy Katsav, đã thành lập một nhà máy lắp ráp súng trường tấn công tại Việt Nam Tavor với chi phí khoảng 100 triệu đô la.
Các hiệp ước bổ sung giữa công ty hàng không vũ trụ và quốc phòng Elbit cho Hải quân Việt Nam gồm khoảng 60 triệu đô la cho hệ thống kiểm soát và giám sát, và khoảng 30 triệu đô la thiết bị mạng và liên lạc. IAI bán thêm ba xe không người lái Heron với giá khoảng 140 triệu đô la, và các công ty con của IAI bán các hệ thống radar với giá khoảng 150 triệu đô la và 60 xe bọc thép với giá 20 triệu đô la.
Một công ty khác của Israel là Ness cũng bán các sản phẩm trong đó có sản xuất hệ thống giám sát trên không tại Việt Nam trị giá hàng chục triệu đô la.
Nguồn: Haaretz – https://www.haaretz.com/israel-news/.premium-israel-vietnam-arms-deals-at-risk-after-arrest-warrant-against-key-middlewoman-1.10772845