Việt Nam Thời Báo

VNTB- Những quan điểm khác nhau về dừng dự án điện hạt nhân

Anh Văn

(VNTB) – Bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Phương cho thấy, lối đi mới của điện hạt nhân tại Việt Nam. Bởi chưa rõ ràng về việc Hà Nội sẽ tái khởi động dự án hạt nhân hay không. Nhưng các chương trình năng lượng quốc gia, đặc biệt là hạt nhân, là đầy phức tạp và không thể đơn giản là bị đảo ngược qua đêm.



Trong một bài viết bàn về số phận của điện hạt nhân tại Việt Nam trên thebulletin, tác giả Nguyễn Việt Phương đã phác họa ra toàn cảnh từ kế hoạch xây dựng cho đến khi dừng triển khai Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và những triển vọng trong việc bảo toàn tham vọng điện hạt nhân của Việt Nam.


Từ lúng túng đến thống nhất cao

Theo tác giả, mặc dù bản thân nhà nước Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở hạt nhân cũng như “các bước để trở thành một thành viên trong cộng đồng hạt nhân quốc tế”: thông qua Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008; bật đèn xanh cho dự án đầu tiên về hạt nhân năm 2009; đưa người qua Nga du học về ngành năng lượng nguyên tử,.. Thậm chí, quyết tâm của chính phủ Việt Nam rất mạnh, ngay trước thảm họa Fukushima (2011) hay Chính phủ Thái Lan hủy bỏ dự án hạt nhân của mình.

Dù thế, từ khi Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc Hội Việt Nam đưa khung xây dựng dự kiến bắt đầu năm 2014 lên 2022, và hoạt động từ 2020 lên 2028 đã cho thấy những dấu hiệu khác. Đó là sự bất đồng giữa các quan chức cấp cao về tính khả thi của dự án Ninh Thuận. Một trong sự biểu hiện là thông qua bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng – dù ông đã về hưu – khi bàn đến tính an ninh – kinh tế và tác động môi trường của dự án.

Nhưng có vẻ đã sớm có sự thống nhất cao, khi Quy hoạch điện quốc gia đã có sự thay đổi về vai trò của nguồn điện hạt nhân, từ 10,1% (theo quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030) xuống còn 5,7%; kế hoạch tổ chức hội chợ triển lãm hạt nhân do Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam tổ chức 2 năm một lần bị hủy bỏ. Các quan chức và báo chí nhà nước đã bắt đầu đề cập đến sự an toàn và rủi ro môi trường của các nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc ở vùng biên giới phía Bắc. Và vào ngày 10/11, đặt nhu cầu năng lượng đang suy giảm và sự  cạnh tranh về giá điện hạt nhân, chính phủ Việt Nam tuyên bố  kế hoạch năng lượng hạt nhân của Việt Nam sẽ bị hoãn lại vô thời hạn và được tán thành bởi Quốc Hội.


Việc dừng lại dự án hạt nhân để lại nhiều vấn đề

Những người ủng hộ quyết định của Chính phủ Việt Nam đồng ý về vấn đề chi phí xây dựng và nợ công, trong khi quản lý và giám sát nguyên liệu chưa được giải quyết và nhu cầu năng lượng sụt giảm do vấn đề tăng trưởng kinh tế từ năm 2008. Trong khi đó, những người ủng hộ điện hạt nhân nhấn mạnh sự cần thiết trong giảm nguồn năng lượng từ các nhà máy thủy điện – vốn là nguyên nhân gây ra nhiều cái chết trong mùa mưa, và các nhà máy nhiệt điện là nơi tạo ra ô nhiễm đáng báo động tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc dừng dự án cũng ảnh hưởng đến chương trình tái định cư cho người dân tại tỉnh Ninh Thuận, và những nỗ lực để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho hoạt động động điện hạt nhân.

Cần nhớ rằng, vào năm 2015, chính phủ công bố ngân sách lên đến 150 triệu USD cho việc thực hiện tại định cư với 5.000 người, và chương trình này được kỳ vọng là tạo bước đệm phát triển cơ sở hạ tầng lớn cho một cộng đồng mà chủ yếu sống dựa vào đánh bắt cá ven biển và sản xuất nông nghiệp giá trị thấp; 400 sinh viên Việt Nam đã được gửi sang Nga từ năm 2010 để nghiên cứu tại các viện hạt nhân nổi tiếng – những người được kỳ vọng sẽ trở thành hạt nhân cốt lõi trong dự án lần này. Việc thay đổi kế hoạch sẽ tác động không nhỏ đến con đường sự nghiệp của các sinh viên, những người đã bỏ ít nhất sáu năm ở nước ngoài để học kiến thức – kỹ năng lẫn ngôn ngữ, và do đó tạo ra một nguy cơ chảy máu chất xám trong lực lượng lao động tuy nhỏ – nhưng rất cần thiết cho tương lai của Việt Nam.

Dừng vô thời hạn điện hạt nhân cũng tạo ra nhiều vấn đề nếu như chương trình về sau tái khởi động. Tác động đối với cả đối tác của Hà Nội trong dự án này. Đối với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (Rosatom), không chỉ là một hợp đồng chưa được ký kết, mà việc dừng dự án gây ra một sự thất vọng đáng kể từ Moscow, trong bối cảnh biện pháp trừng phạt do Mỹ dẫn đầu áp dụng với hệ thống tài chính của Nga. Dù thế, tác động tiêu cực của nó đối với quan hệ Nga-Việt không đáng kể, Hà Nội vẫn chủ yếu phụ thuộc vào Nga về thiết bị và công nghệ quân sự. Trong khi đó, với Nhật Bản – nước vẫn kẹt lại trong vũng bùn Fukushima – nơi mà việc xây dựng mới nhà máy điện hạt nhân là không thể, thì việc dừng nhập khẩu công nghệ hạt nhân từ quốc đảo nào đem lại những khó khăn cho họ về mặt lội ngược dòng thông qua hợp đồng hạt nhân nước ngoài.

Từ góc nhìn quốc tế, những thành tựu của Việt Nam về kiểm soát chương trình điện hạt nhân (không phổ biến và xuất khẩu) đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua. Việt Nam hiện là thành viên của tất cả các điều ước và công ước quốc tế liên quan đến vũ khí hạt nhân; tích cực tham gia vào các chương trình liên quan như việc chuyển đổi nhiên liệu của lò phản ứng làm giàu uranium ở cấp độ thấp, được hoàn thành vào năm 2013 gắn sự hợp tác với Hoa Kỳ và Nga. Nếu không có một dự án năng lượng hạt nhân, chính phủ Việt Nam có thể thiếu động lực để ưu tiên cho các hoạt động như vậy, đó là lý do tại sao nó tác động đến an ninh khu vực và toàn cầu đối với Hoa Kỳ.

Cuối cùng, dự án dừng điện hạt nhân liên quan đến Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) giữa Hoa Kỳ đối với Việt Nam hai năm trước đây với việc giao chuyển công nghệ hạt nhân tiên tiến, hiện đại trực tiếp hoặc có nguồn gốc từ Hoa Kỳ cho các dự án điện hạt nhân, cũng như  điều khoản cơ bản để đảm bảo vấn đề an ninh hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân như cách Hoa Kỳ- Hàn Quốc thực hiện vào năm 2015. Nhưng dù có như vậy, thì quan hệ hai nước có ấm lên bao nhiêu, chương trình hạt nhân cũng phải bị giới hạn tại một đất nước mà chi phí quốc phòng đang tăng lên, liên quan đến vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Đông. Và lùi tiến độ phổ biến hạt nhân Việt Nam đã thực hiện qua việc đình chỉ dự án.

Một vấn đề khác là, sự phản ứng của tầng lớp trung lưu đối với năng lượng hạt nhân ở các thành phố lớn. Tầng lớp này vốn ngày càng bất mãn hơn với các Chính phủ ứng phó với lạm phát, an toàn thực phẩm, và các vấn đề đặc biệt về môi trường. Thông qua facebook, họ đã bày tỏ quan ngại của mình về các vấn đề khác nhau, như kế hoạch xóa sổ 6.700 cây xanh tại Hà Nội; chất lượng không khí đang tệ đi ở các thành phố lớn, và gần đây nhất là thảm họa Formosa. Các cuộc biểu tình với sự kết hợp của cư dân địa phương, luật sư, nhà hoạt động môi trường và nhân quyền là một kết hợp từng hiện diện vào năm 1980, khi sự “kết hợp này” tiến hành cuộc biểu tình chống hạt nhân dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân Bataan ở Philippines. Thái độ của tầng lớp trung lưu buộc Chính phủ phải để ý, bởi sức mạnh xã hội – chính trị từ phong trào môi trường sẽ tăng đáng kể trong tương lai.


Bảo toàn như thế nào?

Dù có các lập luận ủng hộ hạt nhân, nhưng năng lượng hạt nhân vẫn chưa có sự thu hút lớn trong thời điểm nợ công và chính sách năng lượng. Việc dừng dự án sớm chừng nào thì tác động ngân sách càng được giảm thiểu đến đó. Đến nay, nguồn ngân sách chủ yếu là để phát triển cơ sở hạ tầng địa phương. Với nhóm ủng hộ điện hạt nhân thì cần thiết hiểu rằng, sự dừng vô thời hạn điện hạt nhân không phải là hành động tự phát (bởi các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án chiến lược cấp quốc gia), và nó là quyết định đồng thuận ở cấp T.Ư. Vì vậy, thay vì cố gắng để đảo ngược quyết định, những người ủng hộ hạt nhân nên tập trung vào việc bảo vệ cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hạt nhân đã đạt được kể từ năm 2010 cho đến khi dự án có thể tiếp tục khởi động lại trong tương lai.

Điều quan trọng là, không giải tán tổ chức hạt nhân hiện có; thay vào đó là tái ứng dụng năng lượng hạt nhân trong ngành công nghiệp và dược để duy trì kiến thức hạt nhân, quản trị và các kết nối quốc tế. Quan trọng là giữ cho được những người đã được đào tạo hoặc sử dụng nguồn đào tạo cho các nhà máy nhiệt điện (vốn có nhiều điểm tương đồng với các nhà máy hạt nhân), hoặc tạo cho họ cơ hội nghiên cứu (R & D) và giảng dạy trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân liên quan. Cuối cùng, là tiến hành các nỗ lực truyền thông cần thiết từ tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cấp Chính phủ, bởi nếu không có sự chấp nhận của công chúng về năng lượng hạt nhân thì kế hoạch trên cũng sẽ không thể duy trì được trong tương lai.

Chưa rõ ràng về việc Hà Nội sẽ tái khởi động dự án hạt nhân hay không. Nhưng các chương trình năng lượng quốc gia, đặc biệt là hạt nhân, là đầy phức tạp và không thể đơn giản là bị đảo ngược qua đêm.

Với sự nỗ lực và sự hỗ trợ từ nước ngoài, những thành tựu hạt nhân của Việt Nam cho đến nay ít nhất có thể được bảo toàn một cách hiệu quả.

* Bài viết trên mục Diễn đàn thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Tin bài liên quan:

VNTB – Kinh tế XHCN: Thành tựu là bề mặt, bản chất là khủng hoảng

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Người Việt hạnh phúc thứ 4 trên thế giới’: Báo Nhân Dân phản bội nhân dân!

Phan Thanh Hung

VNTB- Cửu Long Anh Hùng hay câu chuyện về sự tôn trọng giá trị?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo