Việt Nam Thời Báo

VNTB – Peru : vắc-xin COVID Trung Quốc có hiệu quả 50,4%

(VNTB) – Một nghiên cứu cho thấy vắc xin Sinopharm Trung Quốc có hiệu quả 50,4% ngăn ngừa lây nhiễm ở nhân viên y tế ở Peru đối với các biến thể mới và có thể phải xem xét mũi tiêm nhắc lại.

 

Tác giả: Marcelo Rochabrun và Roxanne Liu

 

 

Công trình nghiên cứu  vắc-xin BBIBP-CorV của Sinopharm, dựa trên dữ liệu thu thập từ tháng 2 đến tháng 6 vào thời điểm Peru đang chống chọi với làn sóng dịch nặng nề thứ do các biến thể Lambda và Gamma gây ra. Nghiên cứu được tiến hành trên gần 400.000 nhân viên y tế tuyến đầu còn sống.

Hầu hết các nhân viên y tế được tiêm hai liều vắc-xin.

“Hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm không cao và đây là điều cần xem xét một khi tỷ lệ phần trăm dân số nhận được hai liều vắc xin là cao, (thời điểm) có thể được xem xét thời điểm được xem là tối ưu hóa việc bảo vệ các nhân viên y tế tuyến đầu,” nghiên cứu được công bố hồi tuần trước do các nhà khoa học tại Viện Y tế Quốc gia Peru và hai viện nghiên cứu khác thực hiện

Tuy nhiên, vắc-xin có hiệu quả 94% trong việc ngăn ngừa tử vong sau hai liều, nó nói thêm.

Một số quốc gia như Campuchia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã tiêm vắc xin do AstraZeneca Plc sản xuất (AZN.L) hoặc Pfizer Inc (PFE.N)  cho những người đã được tiêm vắc xin Sinopharm của Trung Quốc.

Lely Solari, một trong bảy tác giả của công trình nghiên cứu nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn: “Khả năng cao nhất là sẽ thực sự cần đến liều thứ ba, câu hỏi đặt ra là khi nào là thời điểm tốt nhất và với loại vắc xin nào”.

Solari nói rằng mặc dù hiệu quả của vắc-xin Sinopharm thấp, nhưng vắc xin này vẫn được chấp nhận theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Dữ liệu của WHO cho thấy vắc-xin đã cho thấy tỷ lệ hiệu quả 78,1% đối với các ca COVID-19 có triệu chứng trong các thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn III. Một thông báo từ Bộ Y tế Peru vào tháng trước cho biết loại vắc-xin này có hiệu quả 98% trong việc hạn chế tử vong.

Peru có số người chết vì đại dịch trên đầu người cao nhất trên thế giới, mà các nhà khoa học cho biết là do biến thể Lambda được xác định lần đầu tiên vào cuối năm ngoái và trở nên tồi tệ hơn do hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém.

Biến thể Lambda gần đây đã gây chú ý vì khi lây lan ở Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh khác, mặc dù một số chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói  biến thể này có thể đã giảm lây lan,

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết trong một bài báo trước khi bình xét rằng biến thể này có khả năng chống lại các kháng thể được vắc-xin kích hoạt hơn là phiên bản gốcở Vũ Hán dựa trên kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trong khi nghiên cứu ở Peru có cả các ca nhiễm không triệu chứng, Solari cảnh báo rằng họ không tiến hành thử nghiệm thực để xác định lây nhiễm trùng một cách nghiêm ngặt.

Solari nói: “Phần lớn nhân viên y tế chỉ được xét nghiệm khi có triệu chứng. Một số được xét nghiệm vì nghi ngờ bị nhiễm vi rút, nhưng phần lớn là do có triệu chứng.”

Nhân viên y tế Peru đã được tiêm vắc xin Sinopharm vì đó là vắc xin đầu tiên có ở Peru và họ là những người đầu tiên được tiêm chủng. Nước này cũng đã tiêm vắc-xin Pfizer và AstraZeneca cho một số người.

Nguồn: Reuters


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Bộ Y tế nói một đàng, làm một nẻo?

Phan Thanh Hung

VNTB – So sánh một cách phản khoa học

Phan Thanh Hung

VNTB – Việt Nam sẽ ‘tham khảo’ Thái Lan trong lựa chọn vắc xin?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo