VNTB – Phạm Minh Chính “lãng mạn” với “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”

VNTB – Phạm Minh Chính “lãng mạn” với “Tiếng chim hót trong bụi mận gai”

Minh Thi

 

(VNTB) – Ông Chính dường như muốn lãng mạn hoá mối quan hệ Việt – Australia qua lăng kính tình yêu của một phụ nữ.

 

Khi tham dự Diễn đàn Hợp tác giáo dục Việt Nam-Australia được tổ chức tại  Đại học Quốc gia Australia trong khuôn khổ của  chuyến công du đến úc đầu tháng 3 năm 2023, ông Chính có nhắc đến một tiểu thuyết “ Tiếng chim hót trong bụi mận gai” của nữ văn sĩ  Australia Colleen McCullough. Quyển tiểu thuyết từng là tác phẩm bán chạy nhất ở Úc và bán ra 33 triệu bản trên toàn thế giới. Nhưng có lẽ ông Chính muốn thể hiện sự quan tâm tới phụ nữ, để đề cao quyền bình đẳng về giới, và nữ quyền vào ngày 8/3 chứ chưa chắc bởi vì bà là nữ văn sĩ nổi tiếng nhất nước Úc.

Ông Chính nhắc tới tác phẩm của nữ văn sĩ Colleen McCullough chắc cũng muốn theo trên – xu hướng bàn chuyện văn thơ của các chính khách trong các chuyến công du cấp nhà nước khi muốn lấy lòng nước chủ nhà bằng việc nhắc đến một điểm riêng biệt nào đó trong nền văn hoá của họ. Ông Biden khi gặp lãnh đạo Việt Nam đã có hai lần lẩy kiều khiến cho dân Việt nhiều người tấm tắc khen sự ý nhị của chính khách Hoa Kỳ.

Ông Chính so sánh tình yêu của nữ nhân vật chính với quan hệ Việt – Úc: “Tác phẩm này cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của người phụ nữ, đấu tranh cho sự tự do của trái tim, khẳng định tình cảm từ trái tim đến trái tim thì không gì ngăn cản được. Quan hệ Việt Nam–Australia cũng là từ trái tim tới trái tim, do đó, không có gì ngăn cản được chúng ta.”

Khi ông Chính nói  “tình cảm từ trái tim tới trái tim thì không gì ngăn cản được” có vẻ như ông không đọc kỹ sách hoặc coi hết phim. Lỗi này có lẽ không phải tại ông, mà tại thầy dùi những người đã chấp bút viết bài phát biểu cho ông.

Chuyện tình của hai nhân vật chính trong tác phẩm là loại tình yêu trái cấm và ước muốn có được cái không nên có. Tình yêu và sự dũng cảm của Meggie mà ông Chính ca ngợi đó nằm trong vùng xám mà người đọc phải tỉnh táo để chấp nhận và thấu hiểu. 

Loại tình yêu giữa một thiếu nữ mới lớn và cha xứ sẽ không được người công giáo chấp nhận, những người bảo thủ hay các bà mẹ có con gái nhỏ mới lớn cũng sẽ kịch liệt phản đối mối quan hệ này. 

Sự quan tâm và chăm sóc tận tình của cha Ralph dành cho Meggie khi còn nhỏ rồi trở thành tình yêu sau này đã khiến cho cha vi phạm lời thề với chúa. Còn tình yêu dũng cảm của Meggie khi theo đuổi cha Ralph lại là kết quả của sự phản bội lại người chồng hợp pháp của cô, có quan hệ ngoài hôn nhân và thậm chí là có con ngoài giá thú. 

Tình yêu của Ralph và Meggie dù đã theo đuổi sự tự do của trái tim, vượt qua mọi rào cản của xã hội nhưng lại không thể công khai. Dan, kết tinh của tình yêu cấm đoán của hai nhân vật chính đến cuối cùng đã chết đi ở tuổi 19. Khi nói về tác phẩm này, liệu ông Chính có nghĩ tới kết cục “cái gì của Ceasar phải trả cho Ceasar”?

Với những giá trị đạo đức truyền thống bị phá vỡ như vậy chỉ vì muốn có được “tình cảm từ trái tim tới trái tim” mà ông Chính sử dụng để đá qua chút về tình yêu và văn học có vẻ như không tinh tế đối với một chính khách trong môi trường học thuật. Nếu để cho phu nhân của ông Chính sử dụng chi tiết này để nói chuyện vãn với các phu nhân của các chính khách Úc thì tốt hơn.

Ông Chính dường như muốn lãng mạn hoá mối quan hệ Việt – Australia qua lăng kính tình yêu của một phụ nữ. Tuy nhiên quan hệ song phương được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện chỉ là một quan hệ đôi bên cùng có lợi chứ không phải là một sự hi sinh. Việt Nam ắt được lợi nhiều  trong chiến lược Châu Á Thái Bình Dương của bộ Tứ, được nhận thêm các gói viện trợ phát triển, và bán được nhiều hàng qua Úc hơn. Đơn cử cũng trong cùng buổi nói chuyện này, ông Chính đã đề nghị Úc tăng gấp đôi số học bổng dành cho sinh viên Việt Nam cùng các hỗ trợ khác cho giáo dục Việt Nam.

Úc đã tài trợ cho rất nhiều học sinh trung học Việt Nam trong chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, cấp học bổng cho sinh viên sau đại học và nghiên cứu sinh. Hầu hết những quán quân Olympia qua Úc học đều không trở  về Việt Nam. Rất nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh đi du học Úc cũng không trở về. Tiền của chính phủ Úc, đào tạo người Việt, họ lại ở lại phục vụ cho nước Úc. Đó không phải là của Ceasar lại hoàn lại cho Ceasar thì là cái gì?

 


 



CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)