Việt Nam Thời Báo

VNTB – Quốc lộ 1A: Kinh hãi những pha băng sang đường của sinh viên TP.HCM.

P.v (VNTB) Quốc lộ 1A, đoạn qua đại học Nông Lâm TP.HCM, những chiếc xe tải, xe công-te-nơ thi nhau chạy vùn vụt như hung thần. Khúc đường này năm nào cũng xảy ra tai nạn giao thông dẫn chết người. Ấy thế mà sinh viên Việt Nam vẫn bất chấp nguy hiểm để đi bộ băng qua đường.

Đại học Nông lâm TP.HCM là có diện tích rất lớn, trường rộng đến mức từ cổng trường đi vào giảng đường cũng có xe ôm. Trường rất đông sinh viên, mỗi khóa phải đến vài ngàn tân sinh viên. Do đó, trên mặt đường quốc lộ 1A , ở trường đại học Nông Lâm có riêng hẳn một bến xe buýt. Bến xe buýt đó nằm ngay trong trường, bên cạnh cổng trường. Chính xác thì quốc lộ 1A đi qua đại học Nông Lâm là một ngã tư với hệ thống đèn đỏ đàng hoàng, ai nấy đều có thể xuống xe buýt trong bến xe đại học Nông Lâm rồi đi tới ngã tư để sang đường . Nhưng thay vì đi đến bến xe buýt rồi sang đường đàng hoàng đúng vạch ở ngã tư, nhóm sinh viên băng từ một bên đường đến con lươn (dải phân cách) bằng bê-tông giữa hai làn đường, rồi từ con lươn đó chạy băng qua bên kia. 

Đại học Nông lâm TP.HCM, cũng như hệ thống đại học quốc gia TP.HCM nằm bên quốc lộ 1A. Vùng này là cửa ngõ đi vào thành phố HCM từ các tỉnh phía Bắc, vì vậy lưu lượng giao thông là rất lớn. Băng qua hai làn đường để đi sang phía bên kia, giữa dòng xe lưu thông liên tục như vậy được cho là hết sức nguy hiểm cho tính mạng. 
Trong clip, từ chỗ nhóm sinh viên bao gồm sinh viên nhiều trường xuống xe ở chỗ cách bến xe khoảng 50 mét. Rồi đợi cho dòng xe thưa dần, họ chạy băng sang đường, một nhanh nhưng trái luật. Nếu các sinh viên đi xe buýt đến hẳn bến xe đại học Nông lâm rồi sang đường thì cũng chỉ muộn hơn ba- bốn phút so với đi đường tắt mạo hiểm. Đó là chưa kể thời gian chui qua dải phân cách rồi chờ dòng xe thưa dần để qua đường cũng thường mất vài ba phút. Thời gian nhanh đi đường tắt không bù thời gian đợi đường tắt, nghĩa là đi đúng luật thì còn tiết kiệm thời gian hơn là đi sai luật, vậy mà sinh viên vẫn chọn cách đi không ai cho là phải. Điều đáng nói là năm nào cũng có chết người khi băng qua đường này. Gần đây nhất, một xe máy đi ven đường bị công-te-nơ cán, hai sinh viên nữ chết tươi tại chỗ. Nhưng sau vài ngày vụ việc cũng nguội đi, đâu lại vào đấy, sinh viên lại băng qua khúc đường 1A tử thần. 
Lại nói về môi trường, trên con lươn bằng bê-tông, ngân sách thành phố đã chi ra để trồng những bụi cây hoa giấy xanh tươi. Lo ngại người dân trèo qua dải phân cách, thành phố cũng đã rót ngân sách để giăng ngang những dây bằng thép từ đầu này đến đầu kia của dải phân cách. Nhưng khi con người đã cố tình vượt rào thì không gì ngăn được. Sinh viên dùng tay gạt những tán cây hoa giấy ra rồi chui sang bên kia đường qua khoảng hở cách giữa hai dây thép song song. Lâu dần dây thép bị chùng xuống, những khóm cây hoa giấy cũng trở nên xơ xác.
Về lý thuyết, nhận thức đại học phải cao hơn các tầng lớp dưới đại học. Trên thực tế, Việt Nam lại là một nơi mà bằng cấp càng cao thì lại càng làm những chuyện phản văn minh . Tuổi thiếu niên còn sợ hãi nể nang người lớn, lớn lên thì không gì không dám làm. Ở chỗ gần đại học Nông Lâm TP.HCM, người dân thường ít ai có gan băng qua đường lúc xe cộ còn chạy vùn vụt, chỉ có sinh viên “trí thức” mới dám làm mà thôi. Nạn nhân tử vong ở khúc đường này chủ yếu là sinh viên. Nhịp sống của sinh viên càng vội thì những pha băng đường càng kinh hãi và ngoạn mục. 
Hẳn là một nền giáo dục- đào tạo đi ngược chiều bánh xe tiến hóa. Nền chính trị tàn phá giảng đường, giảng đường trở lại tàn phá xã hội. Đất nước Việt Nam bị tàn phá trên mọi phương diện.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đại học của Việt Nam: Đầu tàu phá hoại mỹ quan đô thị?

Phan Thanh Hung

VNTB – Cần nghiêm hơn với trường hợp vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại?

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – 6 năm, 2 đời chủ tịch xã không thèm sửa cây cầu dân sinh!

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo