Việt Nam Thời Báo

VNTB – Muốn riêng tư nơi công cộng

Xuân Phương

 

(VNTB) – Rạp chiếu phim hay quán trà sữa khi mở cửa đón khách chính là nơi công cộng

 

Lùm xùm từ mạng xã hội ra đến báo chí, truyền hình là câu chuyện bài viết Trấn Thành chen hàng, bao suất chiếu tại rạp phim xuất hiện tối 2/3. Theo người tên Vinh, anh và bạn gái đứng xếp hàng đợi mua suất 23h20 thì nhóm Trấn Thành xuất hiện, sau đó được nhân viên CGV mời sang quầy kế bên để mua vé.

“Tôi đã đứng đợi từ trước. Khi đề nghị nhường lại hai vé, Trấn Thành nói: ‘Anh cần sự riêng tư em ơi”, Vinh cho biết.

Cũng theo thông tin từ báo chí, tối 3/3, Trấn Thành lên tiếng lùm xùm bao nguyên rạp phim vì muốn riêng tư. Nam diễn viên giải thích anh đặt suất chiếu sớm, không chen hàng hay dùng tên tuổi để giành mua vé trước vị khách tên Vinh (người đăng bài tố Trấn Thành chen hàng).

“Tôi thường đi xem phim với bạn bè và người thân (đa số là diễn viên và dân làm phim). Tôi book (đặt) rạp riêng để mọi người cùng xem phim và bàn luận để không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người khác. Tôi đặt vé khoảng 17g và được gọi điện thoại lại thông báo có suất 23g10. Tôi đồng ý mua 22 ghế cả suất này”, Trấn Thành chia sẻ.

Nam diễn viên cho biết anh được nhân viên mời đến quầy khác để trả tiền và nhận vé đặt trước. Bạn Nguyễn Vinh sau đó tiếp cận Trấn Thành và muốn nhượng lại hai vé nhưng anh nói: “Không được đâu em ơi! Anh cần sự riêng tư!”.

“Bạn tỏ ra rất khó chịu với tôi. Tôi cũng không thoải mái khi bất ngờ có người không quen biết, chưa hỏi mình xem phim gì, mấy giờ nhưng yêu cầu nhường hai vé, trong khi tôi đã đặt trước và chờ thanh toán. Theo tôi việc book rạp nhỏ cho có không gian riêng là nhu cầu bình thường, nhất là với người làm phim do sợ ảnh hưởng người khác. Tự nhiên có người không quen biết bảo nhường vé để xem chung, nếu là tôi, quý vị có đồng ý không?”, Trấn Thành tiếp tục.

“Theo mình, đó là sự dẫn dắt dư luận. Ở đây, mình không quan tâm đến việc ai là người đặt vé trước, cũng không quan tâm đến vấn đề suất chiếu như thế nào. Mình chỉ thắc mắc một điều, luật nào và từ bao giờ, rạp chiếu phim như trong trường hợp nói trên, là chốn riêng tư để anh có thể tìm sự riêng tư ở chốn công cộng như vậy?”, một độc giả thắc mắc.

Rạp chiếu phim có phải là nơi riêng tư hay không?

Theo ông Đào Duy Tân, giảng viên trường đại học Hoa Sen, nơi công cộng được hiểu là không gian chung phục vụ cho nhu cầu của nhiều người, gồm những địa điểm “kín” hoặc “mở” mà ở đó các hoạt động chung xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên. Chiếu theo các tiêu chí này, rạp chiếu phim hay quán trà sữa khi mở cửa đón khách chính là nơi công cộng. Mà đã là nơi công cộng thì cần những quy tắc ứng xử phù hợp, vi phạm quy tắc này phải bị xử lý.

Và tại Điều 3 Nghị định 24/2020/NĐ-CP quy định về địa điểm công cộng không được uống rượu, bia bao gồm: Công viên, trừ trường hợp nhà hàng trong phạm vi khuôn viên của công viên đã được cấp phép kinh doanh rượu, bia trước ngày 24/02/2020; Nhà chờ xe buýt; Rạp chiếu phim, nhà hát, cơ sở văn hóa, thể thao trong thời gian tổ chức các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và công năng sử dụng chính của các địa điểm này, trừ trường hợp tổ chức các lễ hội ẩm thực, văn hóa có sử dụng rượu, bia.

Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, nơi tổ chức hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng bao gồm:

Nhà hát, nhà văn hóa, nhà triển lãm, trung tâm văn hóa, câu lạc bộ, cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, cửa hàng, cửa hiệu, sân vận động, nhà thi đấu thể thao, quảng trường, phương tiện vận tải hành khách công cộng và các phương tiện, địa điểm khác có tổ chức các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa.

Từ những quy định trên có thể thấy định nghĩa về nơi công cộng là rất rộng, nơi công cộng có thể là công viên, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, xe buýt, nhà khách, nhà hàng, …

Đại hội X của Đảng (2006), sáu đặc trưng của cương lĩnh 1991, đã được sửa đổi và bổ sung một số điểm:

Về việc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ, Cương lĩnh viết: “Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”.

Điều lệ của Đảng thể hiện một cách khác: “Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản”.

Cũng mong rằng, trong trường hợp lùm xùm này, sẽ được xử lý một cách công bằng, dân chủ và văn minh giữa người có tiền “bao cả rạp” với người dân bình thường đi mua vé xem phim…

____________

Tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-van-phap-luat/43563/noi-cong-cong-la-gi-muc-phat-voi-hanh-vi-gay-mat-trat-tu-noi-cong-cong

https://tienphong.vn/tran-thanh-bao-tron-rap-cho-rieng-tu-la-binh-thuong-post1514746.tpo

https://thanhnien.vn/gioi-han-rieng-tu-noi-cong-cong-185778668.htm


Tin bài liên quan:

VNTB – Ai là chủ sở hữu của “Bún bò Huế”?

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Cách chức’ Thủ tướng Dũng và Chủ tịch Sang: Làm thế nào để đúng luật?

Phan Thanh Hung

VNTB- ‘Thời thổ tả’: Luật Luật sư đang bị đe dọa phá vỡ

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo