Sa Huỳnh
(VNTB) – Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Trịnh Văn Quyết cả hai bên cũng ấm túi, vui vẻ chỉ có dân huyện đảo Lý Sơn và nhất là hai hòn đảo – Đảo Lớn và Đảo Bé là lãnh đủ.
Chính phủ cũ vài ngày trước khi miễn nhiệm đã kịp ký cho FLC của Trịnh Văn Quyết dự án sân golf Đăk Đoa. Mặc cho dư luận phản đối việc huỷ diệt rừng thông trồng đã đuọc 50 tuổi, dự án vẫn được tiến hành. Theo lời của quan chức sở tại là để phát triển kinh tế.
Chính phủ mới vừa chưa yên vị, thì từ Quảng Ngãi, bà Bùi Thị Quỳnh Vân lại nằng nặc đòi cho được cái sân bay quốc tế ở Đảo Lý Sơn bé bằng cái bàn tay. Với chiêu bài là sân bay quốc tế, kích thích phát triển kinh tế và có ý nghĩa quân sự.
Một hòn đảo có 5km bề dài và hơn 2km bề ngang mà phải xây cho được cái sân bay với đường băng 2.400m thì coi như mất đứt phân nửa hòn đảo. Tầm nhìn của bà Vân và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi là đón từ 3 đến 3,5 triệu du khách mỗi năm đến huyện đảo này.
Du khách đến đảo nhiều sẽ dồn vào dịp lễ tết. Hãy nhìn Đà Lạt, mỗi dịp lễ tết là cháy phòng, đường xá kẹt cứng vì du khách. Đà Lạt chỉ dám đặt mục tiêu 4 triệu khách một năm. Trong khi đó diện tích Đà Lạt lớn hơn gấp nhiều lần so với Đảo Lý Sơn.
Để đáp ứng nhu cầu du khách, nhà nghỉ, khách sạn mọc lên khắp chốn, quy hoạch bị phá vỡ, Đà Lạt đang phải đối đầu với nhiều vấn đề hóc búa chưa có hướng giải quyết mà vấn đề lớn nhất là môi trường bị phá huỷ, nguồn nước cạn kiệt.
Đảo Lớn Lý Sơn có tham vọng xây cả cái sân bay quốc tế, làm khu nghỉ dưỡng. Dĩ nhiên cả hai dự án này đều sẽ có bàn tay của Trịnh Văn Quyết và nhúng vào . Vượng Vin đã độc chiếm Phú Quốc, Sun Group đã có Vân Đồn, thì lẽ nào Quyết FLC không được hòn đảo nào ở cái yết hầu miền Trung?
Bàn về vấn đề này Facebooker Phạm Minh Vũ cho đó một đề xuất ngớ ngẩn của lớp quan chức tào lao vì sẽ thiếu nước ngọt sử dụng khi chưa có hệ thống lọc nước và dân chỉ chủ yếu sử dụng nước mưa. Khách du lịch tới có lẽ sẽ có khi không có đủ nước để tắm.
Năm 2018 đã rộ lên thông tin đồn biên phòng ở Đảo Bé thuộc huyện Lý Sơn phải dời đi để nhường đất cho Trịnh Văn Quyết xây khu nghỉ dưỡng. Chuyện nghe cứ như đùa khi an ninh quốc phòng phải buộc nhường bước có một ông tỷ phú xây nơi ăn chơi cho giới nhà giàu. Tỉnh Quảng Ngãi lúc đó đã có công văn yêu cầu dời Đồn Biên Phòng ở đảo Bé nhường cho FLC làm khu nghỉ dưỡng.
Dự án đã bị kẹt lại vì hai bên không thoả thuận được việc xây sân bay và tiền bồi thường. Dự án sau đó đã bị thu hồi lại. Những tưởng công viên địa chất Lý Sơn-Sa Huỳnh sẽ được bảo tồn. Cuộc sống an bình của người dân huyện đảo sẽ được bảo đảm thì đùng một cái bà Vân lại xin hẳn cái sân bay quốc tế.
Yêu cầu của bà Vân có lẽ sẽ được chấp thuận vì đây chỉ là khởi động lại dự án đã có sẵn và đã từng được thông qua, chỉ nâng cấp lên từ sân bay thường lên thành sân bay quốc tế. Ông Võ Văn Thưởng được cho là người đã từng “nâng đỡ” bà Vân rất nhiều khi còn làm lãnh đạo ở tỉnh Quảng Ngãi giờ là người ở vị trí top 5 top 7; thì đề xuất gì để giúp cho Quảng Ngãi phát triển lại không thể không xảy ra? Nhất là lại là đề xuất từ bà Bùi Thị Quỳnh Vân mà thiên hạ đồn thổi là người tình của Võ Văn Thưởng.
Một hòn đảo hoang sơ, đáng để cho người ta đến thoát khỏi những bộn bề nhộn nhạo nơi phố thị, để hưởng một kỳ nghỉ tĩnh dưỡng, hoà mình với thiên nhiên rồi đây sẽ bị nhồi nhét như chợ đêm Đà Lạt. Bãi biển sẽ ken kín người như Vũng Tàu hay Đồ Sơn trong dịp 30-4 vừa qua
Đất đai cho vùng trồng tỏi nứt tiếng sẽ bị thu hẹp, nơi yên lành sẽ ồn ào náo động với máy bay cất và hạ cánh, vấn nạn về môi trường như nước sinh hoạt, xử lý nước thải và rác thải sẽ bóp chết môi trường sinh thái biển. Nhưng đó là chuyện tương lai, để cho khoá sau họ tính.
Hiện tại và tương lai gần thì lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và Trịnh Văn Quyết cả hai bên cũng ấm túi, vui vẻ chỉ có dân huyện đảo Lý Sơn và nhất là hai hòn đảo – Đảo Lớn và Đảo Bé là lãnh đủ.
[ads_color_box color_background=”#f2ebeb” color_text=”#444″]
Đảo Lý Sơn có 2 đảo, đảo lớn và đảo nhỏ, cách đất liền khoảng 15 hải lý về phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi. Đảo nhỏ diện tích bằng 1/3 đảo lớn, nằm cách đảo lớn chừng 3 hải lý. Có thể nói mọi hoạt động của Lý Sơn đều tập trung vào đảo lớn. Đảo lớn có 5 ngọn núi nhấp nhô trùng điệp giữa đại dương mênh mông, trong đó ngọn Thới Lới là cao nhất. Lý Sơn ghi nhiều dấu tích hào hùng của người Việt bảo vệ biển đảo của đất nước và đậm đặc di tích lịch sử. Chỉ khoảng 10km2 mà có tới cả trăm di tích, trong đó có nhiều di tích văn hóa, lịch sử quốc gia.
Hiện nay, đảo Lý Sơn còn bảo lưu hơn 50 di tích lịch sử là dấu ấn của nền văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và văn hóa Đại Việt, nhất là những di tích liên quan đến Hải đội Hoàng Sa, trong đó có 4 di tích cấp quốc gia, 1 di tích phi vật thể cấp quốc gia và 14 di tích lịch sử cấp tỉnh. Rồi những danh thắng, thắng tích vào hạng độc nhất vô nhị của đất nước như: Chùa Hang, chùa Đục, hang Câu, Nhà trưng bày đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, khu mộ gió cai đội Phạm Quang Ảnh và các dân binh. Bên cạnh đó, đảo Lý Sơn còn có văn hóa ẩm thực đặc sắc với những đặc sản nổi tiếng như: tỏi, hành, hải sâm, rong biển…
[/ads_color_box]