Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tập Cận Bình chơi lá bài dân tộc: không có gì mới

chủ nghĩa dân tuý

Anh Khoa dịch

 

(VNTB) – Bị bao vây không chỉ bên trong mà là bên ngoài, Bắc Kinh đang tìm cách lôi kéo người dân Trung Quốc vào cuộc chiến dưới lá bài chủ nghĩa dân tộc, trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp tăng, tăng trưởng thấp, kích thích tài khóa yếu và điều kiện toàn cầu không chắc chắn.

Trong lịch sử gần đây, Trung Quốc chỉ đóng vai trò là “nạn nhân” để lôi kéo cảm tình của công dân mình. Từ Hitler đến Indira Gandhi đến Donald Trump, những kẻ thù bên ngoài luôn có ích. Điều đó cho thấy lá bài dân tộc mà Tập Cận Bình chơi – không mới.

Lịch sử đầy rẫy các nhà lãnh đạo nương tựa vào kẻ thù bên ngoài, chuyển sự chú ý của người dân trong nước sang các vấn mang tính “thù địch nước ngoài”.

Trung Quốc là quốc gia độc đoán, nhưng hệ thống chính trị và các thể chế chính trị của nước này bắt nguồn từ tính hợp pháp kinh tế và quyền lực cai trị, và Trung Quốc đang cảm thấy bị mất dần uy tín trong mắt 1,4 tỷ người dân.

Ngày nay, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều áp lực bên ngoài, từ căng thẳng với thế giới đến quan hệ kinh tế và ngoại giao với Hoa Kỳ, được gọi là “Chiến tranh Lạnh mới”. Phản ứng của Tập Cận Bình đang kích động chủ nghĩa dân tộc?

Tập Cận Bình nói về những hành động ly khai của Đài Loan gần đây, lập trường cực đoan của ông ta đối với Biển Đông (Trung Quốc đã đánh chìm một tàu cá Việt Nam tháng 4/2020); tranh chấp vùng đá và cột dọc biên giới với Ấn Độ, và Luật An ninh quốc gia cho Hồng Kông đã làm sâu sắc hơn điểm mấu chốt của chủ nghĩa dân tộc Bắc Kinh.

Hết lần này đến lần khác, Trung Quốc bị ám ảnh bởi chủ nghĩa dân tộc nhằm thống nhất ý chí người dân, chuyển hướng sự chú ý và tìm kiếm những cách thức mới để thực hiện các chủ trương của mình. Ví dụ, các cuộc biểu tình chống Nhật Bản trên các hòn đảo gây tranh cãi ở Trung Quốc vào năm 2012 và các cuộc biểu tình chống Hàn Quốc triển khai THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) năm 2017-2018 để chuyển hướng sự chú ý của người dân ra khỏi khủng hoảng trong nước.

Trong quý đầu tiên của năm 2020, nền kinh tế Trung Quốc đã giảm 6,8%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị (đã đăng ký) chính thức tại Trung Quốc là 5,5%, tương đương hơn 25 triệu người. Ước tính thực tế cho thấy 70-80 triệu người trở lên, bao gồm cả người nhập cư, đang thất nghiệp.

Những vấn đề này được nhấn mạnh trong các phiên họp gần đây của Lưỡng Hội (Trung Quốc). Mặc dù hai tổ chức này có rất ít ảnh hưởng chính trị nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường đã sử dụng cuộc họp để nhấn mạnh các ưu tiên của Đảng Cộng sản.

Trong báo cáo công việc chính phủ trước Quốc Hội, Lý Khắc Cường nhấn mạnh ba khía cạnh.

(i) Bất chấp việc xử lý khủng hoảng ban đầu không đúng cách, Lý Khắc Cường ủng hộ sự lãnh đạo của Tập Cận Bình. Quyền lực tối cao của Tập Cận Bình là “cốt lõi” của Đảng Cộng sản và “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tập Cận Bình với đặc điểm Trung Quốc” luôn là mục tiêu quan trọng, cũng như mục tiêu của Trung Quốc là đạt được “Giấc mơ Trung Hoa”. Và nhấn mạnh sự thành công của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình trong “Chiến tranh nhân dân” chống Covid-19.

(ii) Khác với mọi năm, lần này Trung Quốc không đề ra mục tiêu tăng trưởng cụ thể. Thay vào đó, Bắc Kinh tập trung vào “việc làm đầu tiên”. Trong thực tế, Lý Khắc Cường đã nhắc đến cụm từ “việc làm” 38 lần trong bài phát biểu của mình. Báo cáo hứa hẹn sẽ tập trung vào đô thị hóa mới (cơ sở công cộng) và cơ sở hạ tầng mới (mạng thông tin thế hệ tiếp theo) để tăng mức tăng trưởng. Lần đầu tiên kể từ năm 2007, Trung Quốc sẽ phát hành 1 nghìn tỷ nhân dân tệ trái phiếu chính phủ hoặc trái phiếu đặc biệt để giúp chính quyền địa phương đối phó với tác động của Covid-19.

(iii) Khía cạnh thứ ba là thông tin chính trị, trong đó Trung Quốc sử dụng các câu hỏi như “tác nhân” để truyền đạt thông tin. Trung Quốc đã từ chối yêu cầu độc lập của Đài Loan, thông qua luật an ninh quốc gia để chống lại sự hỗn loạn của Hồng Kông.

Thông điệp chính trị của Trung Quốc thông qua Hồng Kông

Trung Quốc hầu như không nhận ra tác động của việc thay đổi cán cân quyền lực.

Để truyền tải thông điệp của mình đến thế giới, Bắc Kinh đã chọn thay đổi hiện trạng ở Hồng Kông, và giống như Đài Loan, Trung Quốc cũng coi Hồng Kông là một phần của “đại lục”. Gần đây, cuộc biểu tình của Hồng Kông chống lại dự luật dẫn độ đã bị lung lay và nghi phạm có thể bị xét xử ở Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, Martin Lee (người sáng lập Đảng Dân chủ) và Jimmy Lei (người sáng lập Apple Daily) đã bị bắt giữ.

Trung Quốc đề xuất và thông qua luật an ninh quốc gia nhằm giảm kích động nổi loạn, can thiệp nước ngoài và chia rẽ quốc gia tại một cuộc họp Quốc Hội vừa qua.

Trang Tài Tân Hoàn Cầu (Caixin Global) thông tin rằng Trung Quốc có kế hoạch thiết lập một “khung pháp lý và cơ chế thực thi, bao gồm cho phép cơ quan an ninh quốc gia của chính phủ trung ương thành lập một cơ quan điều hành tại Hồng Kông.”

Trên thực tế, Bộ Công an Trung Quốc sẽ giám sát và xem xét luật pháp và trật tự của Hồng Kông, và có thể thành lập các cơ quan tình báo. Hiện giờ, cảnh sát Hồng Kông tương đối độc lập với Trung Quốc, và Luật cơ bản Hồng Kông cũng cấm “các hoạt động của lực lượng nước ngoài.”

Trung Quốc từ lâu đã cáo buộc Hoa Kỳ và Đài Loan can thiệp vào các cuộc biểu tình ở Hồng Kông.

Đặc khu trưởng của Hồng Kông, Carrie Lam, cam đoan với người dân Hồng Kông rằng luật mới sẽ chỉ nhắm vào “một số lượng rất nhỏ các hành vi và hoạt động bất hợp pháp và hình sự, trong khi tính mạng, tài sản, quyền cơ bản và quyền tự do của đại đa số công dân sẽ được bảo vệ.”

Nhân dân Nhật báo, trang báo của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhắc lại thông tin tương tự khi cho biết Luật an ninh quôc gia chỉ ảnh hưởng đến “thiểu số”.

Tuy nhiên, Luật an ninh quốc gia không chỉ gây lo ngại với những nhà bất đồng chính kiến tại Hồng Kông luật mà bản thân luật này do Trung Quốc đề xuất đã bỏ qua vai trò của cơ quan lập pháp của Hồng Kông, bỏ qua cả cơ chế thực thi pháp luật vì an ninh công cộng. Theo Luật cơ bản Hồng Kông, chính quyền Hồng Kông có thể ban hành luật an ninh quốc gia nghiêm cấm tội phản quốc, chia rẽ đất nước, kích động nổi loạn hoặc lật đổ đất nước theo Điều 23. Tuy nhiên, vào năm 2003, luật này đã bị bỏ rơi với các cuộc biểu tình rầm rộ. Rõ ràng, người Hồng Kông hoàn toàn không muốn thứ luật như vậy.

Thế giới diễn giải thông tin của Trung Quốc như thế nào?

Thông điệp Trung Quốc rất rõ ràng: họ cố gắng chứng minh rằng Hồng Kông hợp lý trong các vấn đề nội bộ và sử dụng thời điểm thích hợp (Covid-19) để gọi Hồng Kông là “một quốc gia, một chế độ.” Người Hồng Kông lo ngại rằng Trung Quốc sẽ bẻ gãy luật pháp Hồng Kông, vốn còn khoảng không gian tự do cho phép những người bất đồng chính kiến ​​và chỉ trích. Tính đến nay, hơn 300 người Hồng Kông đã bị bắt giữ.

Úc, Canada, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố chung rằng Trung Quốc đã từ bỏ các nghĩa vụ quốc tế của mình. Sau khi Trung Quốc (được Nga hỗ trợ) chặn các lời kêu gọi về một cuộc họp của Hội đồng Bảo an, Hoa Kỳ và Anh đã chính thức nêu vấn đề về Hồng Kông tại Hội đồng. Vương quốc Anh cũng sẽ mở rộng các quy định đối với người mang hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài) và mở ra một “con đường công dân” cho phép 3 triệu người Hồng Kông đến Vương quốc Anh, Hoa Kỳ đang xem xét thu hồi chế độ ưu đãi tại Hồng Kông.

 

Nguồn: https://www.financialexpress.com/opinion/xi-jinping-plays-the-nationalism-card-its-nothing-new/1984326/

Tin bài liên quan:

VNTB – Người Vũ Hán không chỉ vứt tiền, họ còn bắt đầu tự sát …

Phan Thanh Hung

VNTB – Phỏng vấn Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập Nga sau vụ ám sát

Phan Thanh Hung

VNTB – Bài học kinh doanh đầu tiên ở Trung Quốc: Đặt Nhà nước lên hàng đầu

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo