Việt Nam Thời Báo

VNTB – Tháng tư và chuyện tranh chấp của những công thần cách mạng

Nguyễn Nam

 

(VNTB) – Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,

                  Nhất tướng công thành vạn cốt khô…

 

“Nhất tướng công thành vạn cốt khô” là một câu thơ hay trong bài thơ Kỷ Hợi Tuế của nhà thơ Tào Tùng bên Trung Hoa. Bài thơ này được viết năm đầu Quảng Minh (880). Năm 879, vua Hy Tông lên ngôi được 6 năm nhưng chỉ là hư vị, quyền lực nằm gọn trong tay bọn hoạn quan. Hoàng Sào chính thức lãnh đạo hơn mười vạn quân khởi nghĩa, chiếm 15 châu ở Hà Nam. Tiết độ sứ Hà Nam là Cao Biền điều quân chiếm lại, sinh linh điêu đứng trong loạn ly.

Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,

Sinh dân hà kế lạc tiều tô.

Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,

Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

Dịch nghĩa

Xứ có nhiều sông hồ rơi vào cơn chiến loạn,

Dân đen làm sao có thể yên vui sinh sống?

Các ông đừng có nói về chuyện phong hầu nữa,

Vì một tướng vinh danh thì có vạn xương khô vì loạn lạc.

Thi hào Nguyễn Du của xứ Việt trong “Văn tế thập loại chúng sinh”, có đoạn viết:

Kìa những kẻ bài binh bố trận

Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.

Gió mưa sấm sét đùng đùng,

Dãi thây trăm họ nên công một người.

Khi thất thế tên rơi đạn lạc,

Bãi sa trường thịt nát máu rơi,

Bơ vơ góc bể chân trời,

Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh luận bàn về chuyện giãi thây trăm họ làm công một người!. Bao nhiêu lãnh tụ, chính khách, danh tướng của cái gọi là cách mạng Việt Nam đã lập công lưu danh bằng máu xương trăm họ rồi?:

Tự nhiên tiến hành chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc thì khác, nếu có điều kiện thì phải làm. Nhưng dùng chiến tranh hay nói rộng ra là dùng bạo lực để dựng đại nghiệp chính trị, thì bất kể động cơ thế nào cũng không khỏi có chỗ bất nhân.

Trong thế kỷ XX, Việt Nam đã có nhiều đại nghiệp chính trị như thế.

Không may mà như thế, đáng tiếc là như thế.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam trở thành quốc gia dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Cái vinh dự “đầu tiên” ấy lại đi kèm một tai họa, vì đến 1975 Việt Nam mới ra khỏi 30 năm chiến tranh.

Còn phải suy nghĩ nhiều về cái đại nghiệp năm 1945 kia, vì từ khoảng 1960 – 1963 nhiều nước Đông Nam Á đã được trao trả độc lập. Họ độc lập muộn hơn khoảng 20 năm, nhưng được hòa bình để xây dựng đất nước trước Việt Nam 30 năm.

Sau 1975, ngoài trường hợp Campuchia, về cơ bản họ cũng không có thù hận nào để phải hòa giải và hòa hợp dân tộc, không có hậu quả chiến tranh nào để phải tái thiết hậu chiến. Họ cũng có sai lầm, cũng có khó khăn, nhưng không có tai họa như Việt Nam.

Binh là việc dữ, chiến là việc nguy, người xưa cũng nói sai nhiều điều, nhưng điều này thì chắc chắn không sai…

Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,

Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

Giờ văn đàn bàn luận chuyện tướng Giáp tự viết sách ngợi ca mình, hay nhờ ngòi bút chuyên mua bán chữ nghĩa – văn chương để ‘đánh bóng’ như một công cụ tuyên giáo về những công trạng thời chiến?

Kẻ thắng luôn đúng. Chẳng ai biết được sự thật chiếm bao nhiêu phần trăm của thể hồi ký nằm trong mấy ngàn trang giấy của tác giả Võ Nguyên Giáp, qua tài ‘chấp bút văn chương’ của nhà văn Hữu Mai?

Năm 1948, nhà thơ Quang Dũng đã viết bài thơ “Tây Tiến”. Trên tấm bia ghi chiến tích trung đoàn Tây Tiến đặt tại tỉnh Hòa Bình có tạc 10 câu thơ trong bài:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

 

Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

 Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Cái tên ‘Đoàn binh không mọc tóc’ – trích từ trong bài thơ Tây Tiến – cũng là một tên gọi không chính thức của trung đoàn. Và khi ấy, có ai biết vị tướng được ngợi ca huyền thoại là Võ Nguyên Giáp đang ở đâu?

Tương tự, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi còn ở tuổi 18, đôi mươi, tức những năm của cuộc trường chinh Nam tiến thập niên 60, thế kỷ XX, ông ấy đã làm gì cho đóng góp vào thắng lợi mà hiện nay ông được ngợi ca hết mực, là có mái đầu bạc trắng hiên ngang, gánh sơn hà nặng trĩu? (xem clip, từ phút 02:46).


Tin bài liên quan:

VNTB – Giải pháp lâu dài cho… kiểm soát tham nhũng

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Dự báo bất ổn chính trị gia tăng

Phan Thanh Hung

VNTB – “Quyền” của người bệnh ở Việt Nam!?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.